I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo dữ liệu Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 18,4 0C; Cao nhất: 29,8 0C; Thấp nhất: 14,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 87,9 %; Cao nhất: 97,6 %; Thấp nhất: 75,8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Trời rét, có nơi rét đậm; vùng núi có nơi rét đậm rét hại.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Trung du miền núi phía Bắc: Từ ngày 21-27/02, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng khu Tây Bắc có mưa nhỏ vài nơi, từ ngày 22-24/02 có mưa , mưa nhỏ rải rác; từ ngày 25-26/02 có mưa rào và dông rải rác. Trời rét, khoảng đêm 23-25/02 có khả năng xảy ra rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.
+ Đồng Bằng Sông Hồng: Từ ngày 21-27/02, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Trời rét, khoảng đêm 23-25/02 có khả năng xảy ra rét đậm.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 20,6 0C; Cao nhất: 27,4 0C; Thấp nhất: 17 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 91,5 %; Cao nhất: 96,8 %; Thấp nhất: 86,3 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ, khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm xuất hiện sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Cuối kỳ, có mưa rải rác. Đêm và sáng trời rét
– Dự báo trong tuần tới: Từ 21-27/02, có mưa rải rác; từ ngày 25-26/02, có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa to. Từ khoảng ngày 23-24/02, trời rét, có nơi rét đậm.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB):
Nhiệt độ: Trung bình: 24,5 0C; Cao nhất: 28,5 0C; Thấp nhất: 22,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 83 %; Cao nhất: 91,8 %; Thấp nhất: 78,6 %.
b) Tây Nguyên:
Nhiệt độ: Trung bình: 20,9 0C; Cao nhất: 31 0C; Thấp nhất: 12,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 81,9 %; Cao nhất: 88,8 %; Thấp nhất: 76,9 %.
– Nhận xét: Trong kỳ qua, khu vực Đồng bằng có mây thay đổi, sáng sớm và chiều tối xuất hiện sương mù, rải rác có mưa rào và dông vài nơi. Tại Tây Nguyên, ban ngày trời nắng, đêm và sáng sớm se lạnh, có sương mù rải rác. Lúa Đông Xuân, rau màu và các cây trồng chính sinh trưởng, phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 21-27/02, có mưa, mưa rào rải rác; từ khoảng ngày 22-25/02, có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông.
+ Tây Nguyên: Từ ngày 21-27/02, mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi; riêng các tỉnh phía Nam khu vực, từ khoảng 22-23/02, có mưa rào và dông rải rác.
1.4. Các tỉnh Nam bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,5 0C; Cao nhất: 34,9 0C; Thấp nhất: 23,3 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,3 %; Cao nhất: 89 %; Thấp nhất: 67,8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, thời tiết khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 21-27/02, mây thay đổi, có mưa rào và dông; riêng từ khoảng ngày 22-23/02 có mưa rào và dông rải rác.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Mạ xuân sớm |
Gieo, 3-5 lá – nhổ cấy |
13.096 |
– Lúa xuân sớm |
Cấy – Bén rễ, hồi xanh – Đẻ nhánh |
462.055 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
a) Cây lúa
Lúa vụ Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã gieo, cấy 343.328 ha/ 343.328 ha, đạt 100 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Trà sớm |
Đẻ nhánh – Đứng cái |
31.110 |
Trà chính vụ |
Mới gieo, cấy – 3 lá |
312.219 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
343.328/ 343.328 |
2.3. Các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên
– Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích 323.061 ha/ 322.550 ha, đạt 100,2 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Đòng trỗ – Chắc xanh |
41.606 |
Chính vụ |
Đứng cái – Làm đòng |
142.906 |
|
Muộn |
Mạ – Đẻ nhánh |
47.162 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đòng – Trỗ |
17.101 |
Chính vụ |
Đẻ nhánh – Đứng cái |
46.839 |
|
Muộn |
Sạ – Mạ – Đẻ nhánh |
27.447 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
323.061/ 322.550 |
2.4. Các tỉnh Nam bộ
– Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã xuống giống 1.578.471 ha/ 1.545.755 ha, đạt 102 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
11.630 |
|
Đẻ nhánh |
153.028 |
|
Đòng – trỗ |
425.194 |
|
Chín |
656.853 |
|
Thu hoạch |
|
331.766 |
Tổng cộng |
1.578.471 |
1.578.471/ 1.545.755 |
– Lúa Hè Thu 2025: Diện tích đã xuống giống 84.813 ha (tăng 2.001 ha so với tuần trước). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang,…
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
32.076 |
|
Đẻ nhánh |
41.177 |
|
Đòng – trỗ |
11.560 |
|
Chín |
|
|
Thu hoạch |
|
|
Tổng cộng |
84.813 |
* Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ
Vụ |
Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
|||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn, nhiễm mặn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
|
Đông Xuân 2024-2025 |
182,6 |
38 |
5 |
0 |
220,6 (KG, ST) |
Tổng |
182,6 |
38 |
5 |
0 |
220,6 |
Trong vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng cộng có 220,6 ha lúa bị thiệt hại do ngập úng và đổ ngã, trong đó: 182,6 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 38 ha thiệt hại >70% tại tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
1.1. Bệnh đạo ôn
– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 10.975 ha (giảm 3.277 ha so với kỳ trước, tăng 349 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 78 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 4.995 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Nam, Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang…;
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 6.203 ha (tăng 1.430 ha so với kỳ trước, giảm 426 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 4.847 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang…;
1.2. Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 5.378 ha (giảm 358 ha so với kỳ trước, giảm 712 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 2.052 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang…;
1.3. Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.994 ha (tăng 1.422 ha so với kỳ trước, giảm 5.226 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.778 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang…;
1.4. Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 3.578 ha (tăng 1.172 ha so với kỳ trước, tăng 2.643 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 818 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang….;
1.5. Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 5.760 ha (tăng 26 ha so với kỳ trước, giảm 6.007 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 3.064 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Sóc Trăng..;
1.6. Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 14.534 ha (tăng 4.995 ha so với kỳ trước, giảm 485 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 13.962 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Ngãi, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu, …;
1.7. Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 26.612 ha (tăng 5.966 ha so với kỳ trước, tăng 14.507 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.003 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 51.204 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bình Phước,…;
1.8. Chuột: Diện tích nhiễm 8.724 ha ( tăng 1.255 ha so với kỳ trước, tăng 36 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 43 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 6.359 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Định, Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Lắk, An Giang,Trà Vinh, Hậu Giang, …;
1.9. Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 2.353 ha (giảm 7.225 ha so với kỳ trước, tăng 1.433 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 266 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh ở tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Nghệ An, …;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Trên mạ chiêm xuân: Bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ, ốc bươu vàng, chuột, … tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình.
– Trên lúa Đông Xuân 2024- 2025: Ốc bươu vàng, chuột,….. tiếp tục có xu hướng gia tăng gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên các chân ruộng trũng, lúa gieo thẳng và lúa mới cấy. Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ… tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ.
Dự báo trong thời gian tới, thời tiết có mưa phùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại trên các giống nhiễm, đặc biệt trên trà sớm.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
– Chuột: tiếp tục phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa mới gieo cấy, hại nặng cục bộ tại khu vực gần gò bãi, nương máng.
– Ốc bươu vàng: tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên lúa trà muộn mới gieo cấy gần ao hồ, sông rạch.
Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh tại các tỉnh phía Nam khu vực (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
– Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- làm đòng – trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Ngoài ra, các đối tượng như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm,… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình. Chuột tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà lúa, cục bộ hại nặng lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng; Ốc bươu vàng, bọ trĩ, bệnh đen lép hạt, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn,…. tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình.
d) Các tỉnh Nam bộ:
– Rầy nâu: rầy trên đồng tiếp tục nở, phổ biến tuổi 4-5, gây hại phổ biến ở mức nhẹ trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ.
– Rầy phấn trắng: có khả năng phát sinh, phát triển và gây hại tăng trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Hiện nay, thời tiết mưa nắng xen kẽ, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, sáng sớm có sương mù nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt phát sinh, gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ. Nhất là các ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày hoặc bón thừa phân đạm có nguy cơ bị hại nặng.
Ngoài ra, cần lưu ý Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)