I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo dữ liệu Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,2 0C; Cao nhất: 33,8 0C; Thấp nhất: 13,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84,3 %; Cao nhất: 94,9%; Thấp nhất: 61,9 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, ban ngày có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa và chiều trời nắng. Cuối kỳ, trời chuyển rét.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Trung du miền núi phía Bắc: Khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác. Trời rét, vùng núi và trung du có rét đậm; riêng Lai Châu và Điện Biên trời lạnh. Từ ngày 09/03, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm có mưa nhỏ vài nơi. Từ ngày 08-09/03, trời rét; sau đó về đêm và sáng trời rét. Từ ngày 12 đến 13/03, đêm và sáng trời lạnh.
+ Đồng bằng sông Hồng: Thời gian từ ngày 06-13/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng nhẹ. Từ khoảng ngày 07-09/03, trời rét, có nơi xảy ra rét đậm; sau đó, về đêm và sáng trời rét. Từ khoảng ngày 12-13/03 đêm và sáng trời lạnh.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,4 0C; Cao nhất: 32,2 0C; Thấp nhất: 15,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 90,83 %; Cao nhất: 95,8 %; Thấp nhất: 85,6 %.
– Nhận xét: Từ ngày 28/02 đến 06/03, đầu và giữa kỳ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Cuối kỳ, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa rải rác; đêm và sáng sớm trời lạnh. Từ tối ngày 05/03, trời chuyển rét.
– Dự báo trong tuần tới: Khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa và chiều trời nắng, đêm có mưa nhỏ vài nơi. Từ khoảng ngày 08-09/03, trời rét; sau đó, về đêm và sáng trời rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB):
Nhiệt độ: Trung bình: 25,9 0C; Cao nhất: 31,0 0C; Thấp nhất: 22,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 83,8 %; Cao nhất: 88,8 %; Thấp nhất: 77,4 %.
- b) Tây Nguyên:
Nhiệt độ: Trung bình: 22,4 0C; Cao nhất: 34,2 0C; Thấp nhất: 12,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,04 %; Cao nhất: 86,8 %; Thấp nhất: 71,6 %.
– Nhận xét: Trong kỳ qua, khu vực Đồng bằng ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương mù, có mưa rải rác vài nơi. Khu vực Tây Nguyên, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 07-13/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng. Riêng khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, từ ngày 08-10/03 có khả năng xuất hiện mưa, mưa rào rải rác, sau có mưa vài nơi. Ngày 08/03, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời rét.
+ Tây Nguyên: Từ ngày 07-13/03, mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng, có nơi xuất hiện nắng nóng.
1.4. Các tỉnh Nam bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,8 0C; Cao nhất: 35,8 0C; Thấp nhất: 23,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 75,0 %; Cao nhất: 82,0 %; Thấp nhất: 66,3 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, thời tiết chủ yếu có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07-13/03, mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ban ngày trời nắng, có nơi xảy ra nắng nóng.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Mạ xuân |
Gieo, 3-5 lá – Nhổ cấy |
7.446 |
– Lúa xuân |
Cấy – Bén rễ, hồi xanh – Đẻ nhánh |
548.683 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
a) Cây lúa
Lúa vụ Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã gieo, cấy 344.320 ha/ 344.320 ha, đạt 100 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Trà sớm |
Đứng cái |
31.110 |
Trà chính vụ |
Đẻ nhánh rộ |
260.639 |
Trà muộn |
Mới gieo cấy – Đẻ nhánh |
52.571 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
344.320/ 344.320 |
2.3. Các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên
– Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích 327.628 ha/ 322.550 ha, đạt 102 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
Đồng bằng |
Sớm |
Trỗ – Chín |
41.606 |
Chính vụ |
Đứng cái – Đòng trỗ |
142.906 |
|
Muộn |
Đẻ nhánh rộ – Đứng cái |
47.316 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đòng – Trỗ |
17.101 |
Chính vụ |
Đứng cái – Làm đòng |
46.839 |
|
Muộn |
Mạ – Đẻ nhánh rộ |
31.860 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
327.628/ 322.550 |
2.4. Các tỉnh Nam bộ
– Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã xuống giống 1.582.237 ha/ 1.545.755 ha, đạt 102,36 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
2.616 |
|
Đẻ nhánh |
34.215 |
|
Đòng – trỗ |
286.626 |
|
Chín |
624.326 |
|
Thu hoạch |
|
634.454 |
Tổng cộng |
1.582.237 |
|
– Lúa Hè Thu 2025: Diện tích đã xuống giống 163.402 ha (tăng 80.590 ha so với tuần trước). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, …
* Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ
Vụ |
Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
|||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn, nhiễm mặn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
|
Đông Xuân 2024-2025 |
182,6 |
38 |
5 |
0 |
220,6 (KG, ST) |
Tổng |
182,6 |
38 |
5 |
0 |
220,6 |
Trong vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng cộng có 220,6 ha lúa bị thiệt hại do ngập úng và đổ ngã, trong đó: 182,6 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 38 ha thiệt hại >70% tại tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
1.1. Bệnh đạo ôn
– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.816 ha (giảm 1.208 ha so với kỳ trước, tăng 1.775 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 17 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 4.513 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia lai, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Nai, An Giang,…;
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.781 ha (giảm 2.531 ha so với kỳ trước, giảm 2.117 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.580 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Định, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An,…;
1.2. Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.675 ha (giảm 1.074 ha so với kỳ trước, giảm 1.271 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.299 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…;
1.3. Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.826 ha (giảm 712 ha so với kỳ trước, giảm 10.647 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 476 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp…;
1.4. Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.049 ha (giảm 523 ha so với kỳ trước, tăng 854 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.139 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, Tây Ninh….;
1.5. Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.723 ha (tăng 4.319 ha so với kỳ trước, tăng 3.477 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 4.468 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Trà Vinh, Đồng Nai…;
1.6. Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.783 ha (giảm 4.359 ha so với kỳ trước, giảm 6.155 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 02 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 8.959 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long…;
1.7. Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 20.179 ha (giảm 6.766 ha so với kỳ trước, tăng 1.568 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.164 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 24.848 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bình Phước,…;
1.8. Chuột: Diện tích nhiễm 8.339 ha (tăng 1.530 ha so với kỳ trước, giảm 1.020 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 177 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 5.664 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hậu Giang, …;
1.9. Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 1.071 ha (giảm 124 ha so với kỳ trước, tăng 812 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 100 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 10 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh ở tỉnh: Nghệ An, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, An Giang…;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ:
Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục hại tăng trên các giống nhiễm đặc biệt những ruộng xanh tốt bón thừa đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại phổ biến như: Ốc bươu vàng, chuột, bệnh nghẹt rễ, … tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh đốm nâu, tuyến trùng rễ tiếp tục hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình trên lúa sạ và lúa mới cấy.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
– Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm- chính vụ, nhất là trên các giống nhiễm, ruộng gieo dày và bón thừa đạm. Lưu ý: các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Bình) và lúa trà sớm tại Nghệ An, Hà Tĩnh,.. cần tăng cường công tác điều tra phát hiện bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm trong vùng để chủ động phòng trừ kịp thời khi bệnh còn phát sinh diện hẹp.
– Chuột: tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái tại các tỉnh trong vùng, nhất là những khu vực gần khu dân cư, gò bãi, mương máng lớn, …; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;
Ngoài ra, các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, ruồi đục nõn, tuyến trùng rễ,… tiếp tục phát sinh gây hại, mật độ tăng trên lúa Đông Xuân sớm, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Ốc bươu vàng hại nặng cục bộ trên lúa muộn tại Thanh Hóa, Nghệ An.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt,… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm- chính vụ. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,… tiếp tục hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình.
Ngoài ra, các đối tượng như: Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, cục bộ hại nặng trên lúa giai đoạn đòng, trỗ; Ốc bươu vàng, bọ trĩ, bệnh đốm nâu, khô vằn.. tiếp tục hại nhẹ đến trung bình.
d) Các tỉnh Nam bộ:
– Rầy nâu: trên đồng ruộng, chủ yếu rầy tuổi 2-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
– Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, đen lép hạt: tiếp tục phát triển và gây hại giai đoạn đòng- trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dầy, bón thừa phân đạm. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời.
– Chú ý Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín. Áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, mang tính cộng đồng để có hiệu quả cao.
Ngoài ra, các tỉnh có diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần tiếp tục theo dõi diễn biến sâu hại trên đồng ruộng, nhất là trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, đồng thời theo dõi bẫy đèn để phát hiện thời gian cao điểm trưởng thành để có các biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả. Khuyến cáo bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chăm sóc cho cây lúa khỏe, tăng khả năng phục hồi.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)