Bánh cuốn

Ảnh minh họa: Bánh cuốn

Việt Nam nổi tiếng với nền văn minh lúa nước thì lâu đời nên các món ăn chủ yếu được chế biến từ gạo. Trong đó, bánh cuốn như một thứ quà gắn liền với tuổi thơ mỗi người, sự mềm mại, thanh mát của từng lát bánh mỏng được tráng một cách khéo léo như những người nghệ nhân, không thể thiếu đi hương vị nước chấm được coi như yếu tố quyết định món bánh đã đi sâu vào trong tiềm thức người Việt, như một làn gió mát xua đi những cơn nóng nực ngày hè.

Chiếc bánh cuốn tròn trịa, mềm mướt, đậm đà vị ngọt của bột gạo, của nhân, vị bùi thơm của hành phi. Đây không chỉ là món ăn nhẹ được nhiều người dân Việt lựa chọn bởi hương vị đậm đà nhưng thanh tao từ bánh cuốn rất khó có thể tìm thấy ở món ăn khác, mà còn mang nhiều ý nghĩ lịch sử của Việt Nam.

Theo thi phẩm Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh, năm 1291, vua Trần Nhân Tông cho hay: “Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh xuân thái, là phong tục cũ của An Nam xưa nay”. Còn sách Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa rằng bánh xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn, sách này còn dẫn thêm “Quyển bính nhiều nhân càng ngon; Hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay”. Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy ngược về thời Lý, cứ đến Tết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chứ chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân hoặc bánh xuân thái, trong có nhân (có thể gồm cả rau và thịt), được cuốn tròn lại và hình dạng gần giống với bánh cuốn ngày nay.

(Nguồn: Wikipedia)

Ngày nay, bánh cuốn được chế biến khác nhau tùy theo từng vùng. Lá Bánh Cuốn được làm từ bột gạo cũ (do sử dụng gạo mới gạo ngon sẽ có nhiều nhựa nên bánh sẽ dính, khó chế biến), xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một lượng bột nhỏ, xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ hoặc dầu ăn để dễ lấy ra. Sau khi bánh chín, dùng thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ và nấm hương đã xào chín với các gia vị như nước mắm, hạt tiêu… Rắc thêm hành phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Ảnh minh họa: Bánh cuốn

Dọc theo cung đường hình chữ S của Việt Nam, món bánh cuốn được thay đổi tùy theo sản vật của từng địa phương và nổi bật nhất: Bánh cuốn Thanh Trì; Bánh cuốn Hà Nội; Bánh Cuốn Hải Phòng; Bánh cuốn Lạng Sơn; Bánh cuốn Làng Kênh; Bánh cuốn Phủ Lý. Bánh cuốn là món hiện diện ở khắp ba miền bởi những lý do: Bánh ăn không ngán, mùa nóng hay lạnh đều ngon, dùng cho bữa sáng, bữa xế hay quà vặt đều được.

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi.

Ảnh minh họa: Bánh cuốn
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 03/10/2024-10/10/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.150        6.893  +157 
Lúa thường tại kho       8.850        8.458  +117 
Lứt loại 1     12.650      11.600  +300 
Xát trắng loại 1      15.050      14.260  +690 
5% tấm     13.500      13.221  +271 
15% tấm     13.000      12.883  +150 
25% tấm     12.700      12.467  +100 
Tấm 1/2       9.950        9.107  -100 
Cám xát/lau       6.100        6.007  -64 

Tỷ giá

Ngày 28/10/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,13
EUR Euro 0,92
IDR Indonesian Rupiah 15718,82
MYR Malaysian Ringgit 4,36
PHP Philippine Peso 58,25
KRW South Korean Won 1385,69
JPY Japanese Yen 153,23
INR Indian Rupee 84,07
MMK Burmese Kyat 2098,66
PKR Pakistani Rupee 278,05
THB Thai Baht 33,79
VND Vietnamese Dong 25373,01