Bánh canh

Ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú khi chỉ riêng các món sợi thôi là đã có biết bao nhiêu loại như phở, bún, hủ tiếu, mì, bánh canh… Bánh canh, sở dĩ món có tên như vậy là do cách thức nấu giống như nấu cháo hoặc nấu canh, sợi bánh làm từ bột sau khi trần qua thì cho vào nồi nước dùng nấu sôi một dạo cho sợi bánh ngấm gia vị và mềm mại hơn.

“Đói lòng mời chị bánh Canh

Tôm cua đồng nội tiêu hành bốc thơm”

Một tô bánh canh ngon hay không được đánh giá qua ba tiêu chí: sợi bánh canh, phần nước dùng và phần kết hợp các nguyên liệu ăn kèm. Sợi bánh canh có thể được làm từ bột mì, bột sắn, bột năng, bột gạo… Tùy vào kết cấu mong muốn mà người nấu có thể kết hợp các loại bột này với nhau theo tỉ lệ nhất định, cho ra những sợi bánh canh với độ dai mềm khác nhau. Ở đây ta chỉ tập trung vào sợi bánh canh được làm từ Gạo, cũng chính là một những nguyên liệu chính của món bánh canh, làm nên sợi bánh vừa dẽo vừa mềm. Có lẽ vì thế mà bánh canh mới gần gũi với nông dân và con người Việt Nam đến vậy.

(Nguồn ảnh: Internet)

Trước tiên, người ta ngâm gạo từ hai, ba tiếng thì đổ vào cối xay nhuyễn cho đến khi cảm thấy bột mịn, không bị bám dính vào tay là đạt yêu cầu. Sau đó, bắt nồi bột lên bếp, thêm một ít muối rồi khuấy đều, đến lúc bột hơi sánh lại thì nhanh tay nhấc xuống. Trộn thêm một ít bột năng, đổ hỗn hợp vào một bịch ni lông, cắt một lỗ nhỏ ở đầu rồi bóp cho bột chảy vào một nồi nước đang sôi, đồng thời cho thêm vào nồi một ít dầu, hoặc có thể mua sợi bánh làm sẵn tại các cửa hàng hay lò bánh. Khi nước bắt đầu sôi, bánh canh nổi lên thì lấy bánh ra ngoài, cho vào một thao nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu để làm ra nước dùng và thức ăn kèm cũng phải khéo, chọn nguyên liệu tươi ngon, rửa sạch, nấu chính.  Sau đó chỉ cần cho bánh canh vào bát, đổ nước dùng, cho nguyên liệu và trang trí. Nguyên liệu của món bánh canh khá phong phú như thịt heo, chân giò, tôm, cua, cá, tùy theo khẩu vị của từng người, từng vùng thêm một chút rau và gia vị….

(Nguồn ảnh: Internet)

Nhưng đây chỉ là quy trình chung thôi, cách làm của mỗi địa phương  rất khác nhau tạo nên sự phong phú của bánh canh. Ở Vạn Giã, bột gạo được làm tại nhà, đưa qua một chiếc máy cắt thành những cọng nhỏ li ti. Để khô sau đó khi có khách ăn mới nhúng vào nước sôi để những hạt bột tan nhẹ ra khiến nước bánh canh quánh lại, sềnh sệt. Vào đến chân đèo Tu Bông, Đại Lãnh thì bánh canh không còn đặc sệt nước dùng như vậy mà đã trong trẻo hơn do sợi bột dày hơn, ít bột rời hơn. Đến vùng Cam Ranh thì sợi bánh canh thường sợi bún, cọng to dù cũng làm bằng bột gạo nhưng thường thì bún ở khu vực này không làm tại nhà, chủ yếu là đặt lấy tại các lò bún.

Ở Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều. Bánh canh vùng Nam Phổ, bột gạo được đem pha với nước, sau khi quậy đều tay bằng một thanh tre, chính thanh tre này sẽ là dụng cụ rê sợi bánh canh. Do phải rê bằng tay nên đòi hỏi người làm phải thật thạo mới rê được. Người làm phải khéo léo khuấy bột khi nhấc thanh tre lên, lúc đó bột bám bên trên sẽ nương theo cây nhỏ xuống, giai đoạn này người rê phải thật đều tay sao cho bột kéo thành sợi rơi xuống nồi nước sôi bên dưới thành những sợi bánh canh tròn đều nhau.

(Nguồn ảnh: Internet)

Với bánh canh cá lóc thì cách làm có khác. Bột gạo ngon xay mịn, chế nước sôi vào và nhồi bột liền tay cho đến khi nào khối bột nhuyễn mịn là được. Sau đó cán bột mỏng, dùng dao cắt thành sợi cho vào nồi nước lèo. Cách làm bột của bánh canh Bình Định cũng tương tự như bánh canh cá lóc, nhưng bột gạo phải được pha với nước ấm rồi mới nhồi. Sau này để khắc phục độ bở, bột được pha thêm bột mì để bánh mềm nhưng vẫn dai. Nước dùng ở Bình Định lại đặc sệt, giống nước súp trong các tiệm ăn người Hoa ở Sài Gòn và hương vị bánh canh Bình Định cũng khác hẳn so với các loại bánh canh khác.

Cái món bánh canh cá của khu vực Miền Trung gần giống như món bánh canh Trảng Bàng ở Tây Ninh. Nghĩa là chỉ có nước, bánh canh và chất liệu chính. Thay vì cá, vùng Tây Ninh là xương heo, là giò khoanh. Ngoài ra, sợi bánh canh Trảng Bàng cũng rất khác, nó phải trải qua giai đoạn chế biến rất công phu. Đầu tiên bánh phải được làm bằng một loại gạo thơm. Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm qua đêm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Giai đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những mẫu bánh canh trắng tinh. Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách dùng phải mang cả hai khía cạnh về phẩm chất lẫn mỹ thuật.

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngày nay, món bánh canh không chỉ là món ăn rất quen thuộc với người Việt Nam mà còn trở thành một đặc sản mang nét ẩm thực riêng của mỗi vùng gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng như bánh canh Nam Phổ, bánh canh Trảng Bàng, bánh canh Vĩnh Trung, bánh canh Bến Có…  mỗi vùng miền lại có cách chế biến, nêm nếm khác nhau tạo ra vô số món bánh canh mang màu sắc và hương vị đặc trưng của vùng miền đó. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt giữa các loại bánh canh là ở nguyên liệu và nước dùng, khiến món bánh canh hấp dẫn, thu hút nhiều thực khách bởi những nét ẩm thực rất riêng của từng vùng.

(Nguồn: Tổng hợp)

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 03/10/2024-10/10/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.150        6.893  +157 
Lúa thường tại kho       8.850        8.458  +117 
Lứt loại 1     12.650      11.600  +300 
Xát trắng loại 1      15.050      14.260  +690 
5% tấm     13.500      13.221  +271 
15% tấm     13.000      12.883  +150 
25% tấm     12.700      12.467  +100 
Tấm 1/2       9.950        9.107  -100 
Cám xát/lau       6.100        6.007  -64 

Tỷ giá

Ngày 28/10/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,13
EUR Euro 0,92
IDR Indonesian Rupiah 15718,82
MYR Malaysian Ringgit 4,36
PHP Philippine Peso 58,25
KRW South Korean Won 1385,69
JPY Japanese Yen 153,23
INR Indian Rupee 84,07
MMK Burmese Kyat 2098,66
PKR Pakistani Rupee 278,05
THB Thai Baht 33,79
VND Vietnamese Dong 25373,01