Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 30 tháng 09 đến ngày 07 tháng 10 năm 2022)

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,2 0C;         Cao nhất: 33,1 0C;         Thấp nhất: 20,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 87,9 %;         Cao nhất: 95,8 %;          Thấp nhất:  77,4 %.

– Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng sớm cơ sương, ngày nắng nhẹ xen kẽ có mưa nhỏ, mưa rào ở một vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Ngày 07/10, có mưa vài nơi, ngày nắng. Từ ngày 08 đến ngày 10/10, có mưa rào và dông rải rác tập trung vào tối, đêm và sáng; riêng đêm ngày 08 và ngày 09 có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to tại phía Đông khu vực. Từ ngày 09 trời chuyển rét. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ ngày 11 đến ngày 13/10, có mưa vài nơi, ngày có nắng. Trời lạnh, đêm và sáng trời rét nhẹ.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,1 0C;        Cao nhất: 32,10C;                 Thấp nhất: 23,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 90,7 %;         Cao nhất: 97,3%;           Thấp nhất: 86,5 %.

– Nhận xét: Trong tuần, khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 đã gây ra đợt mưa lớn trên diện rộng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình làm ngập úng nhiều diện tích cây trồng, hoa màu và ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa mùa tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07 đến ngày 10/10,phía Bắc có mưa rào và dông rải rác, riêng ngày 09-10 có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Từ ngày 10, trời chuyển lạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ ngày 11 đến ngày 13/10, phía Bắc phổ biến ít mưa, ngày có nắng, phía Nam có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Phía Bắc ngày 11, trời lạnh.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 28 0C;        Cao nhất: 33,6 0C;                Thấp nhất: 24,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 81,1 %;          Cao nhất: 84,5 %;        Thấp nhất: 75,6 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,8 0C;        Cao nhất: 30,6 0C;           Thấp nhất: 16,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 89,2 %;            Cao nhất: 97 %;         Thấp nhất: 82,4 %.

– Nhận xét: thời tiết tuần qua trời mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa vừa đến mưa to

– Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 07-13/10, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng thời kỳ từ ngày 10-13/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to tại phía Bắc khu vực. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 07-13/10, có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa,mưa to.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27.1 0C;        Cao nhất: 34,0 0C;             Thấp nhất: 23,3 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,6 %;       Cao nhất: 95,5 %;              Thấp nhất: 78,3 %.

– Nhận xét: trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Từ 07-13/10, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

– Lúa mùa 2022: Toàn vùng đã gieo cấy 817.839 ha/ 824.656 ha (chiếm khoảng 99,2 % so với kế hoạch). Đến ngày 29/9, có 780.332 ha lúa đã trỗ (chiếm 95,4% diện tích gieo trồng), cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

 Chín, thu hoạch

177.274

Trà chính vụ

 Ngậm sữa, chắc xanh, chín

569.673

Trà muộn

Đòng già – trỗ, ngậm sữa

70.892

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

817.839/ 824.656

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Lúa Hè Thu- Mùa 2022: Toàn vùng gieo cấy được 304.718 ha. Đã thu hoạch 271.927 ha (chiếm 89,23 % diện tích gieo trồng). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Hè Thu

Thu hoạch xong

203.862

203.862

Mùa sớm – chính vụ

Chín sáp- thu hoạch

79.935,1

68.065,1

Mùa muộn

Chín sữa- chin sáp

20.920,6

 

Tổng cộng

304.718

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Hè Thu 2022: Diện tích 350.280 ha/ 445.680 ha (chiếm 78,6 % so với kế hoạch); đến 29/9 đã thu hoạch được 255.131 ha (chiếm 72,8 % diện tích). Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng Bằng

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 

214.403/ 297.692 

Sớm

Thu hoạch xong

0

52.509

Chính vụ

Thu hoạch xong

0

121.485

Muộn

Thu hoạch xong

0

40.409

Tây Nguyên

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 

135.877/ 147.987 

Sớm

 Thu hoạch xong

0

17.021

Chính vụ

Chín- Thu hoạch

0

24.024

Muộn

Đòng trỗ- chín

75.284

7.621 

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

350.280/ 445.680

– Lúa Mùa 2022:  Diện tích gieo cấy 67.730 ha; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên,  Khánh Hòa,. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Sớm

Chắc xanh -TH

8.820

984

Chính vụ

Mạ- đẻ nhánh- Đòng trỗ

58.910

 

Tổng cộng

67.730

 

 – Lúa Thu Đông : Đến nay đã gieo được 1.503 ha tại Đắk Lắk, sinh trưởng chủ yếu ở giai đoạn Sạ- Mạ.

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

– Vụ Hè thu 2022: Cơ bản đã thu hoạch xong

– Vụ Thu Đông-Mùa: Diện tích gieo cấy 825.767 ha, đã thu hoạch được 246.987 ha (chiếm 29,9 % diện tích gieo cấy). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

82.954

 

Đẻ nhánh

289.320

 

Đòng – trỗ

124.800

 

Chín

81.706

 

Thu hoạch

 

246.987

Tổng cộng

825.767

– Vụ Đông xuân 2022-2023: Diện tích gieo cấy 45.381 ha tập trung ở giai đoạn Mạ – đẻ nhánh b) Cây trồng khác

         Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

76.057

Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

166.533

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

117.921

+ Cây xoài

Ra hoa, Nuôi quả, TH

67.594

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

45.565

+ Cây mít

PTTL, Nuôi quả, TH

52.745

+ Cây sầu riêng

Nuôi quả, Thu hoạch

41.633

+ Cây nhãn

Chăm sóc, TH

28.928

+ Cây thanh long

Nuôi quả, TH

23.691

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

18.421

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Phát triển thân lá

538.217

+ Điều

PTTL, Chăm sóc sau TH

182.427

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

51.191

+ Tiêu

PTTL, nuôi quả

39.509

+ Cà phê

Nuôi quả

25.880

+ Cây ngô (Bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH

23.805

+ Cây mía

Đẻ nhánh – vươn lóng – tích lũy đường

18.055

  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ

Vụ

 

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã

Nhiễm mặn

Hè Thu

3.635,3

219,7

44,3

 

3.410,8 (CM,ST)

     444,2 (KG)

Thu đông – Mùa

 

150,7

150,7

 

150,7

(ST)

 

Tổng

3.635,3

370,4

195

0

3.561,5

444,2

Ghi chú: KG- Kiên Giang; ST: Sóc Trăng; CM: Cà Mau

  1. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

–  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 6.870 ha (tăng 197 ha so với kỳ trước, giảm 1.117 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.737 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:  Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận,  An Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Nai, Vĩnh Long,  …

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 732 ha (tăng 94 ha so với kỳ trước, giảm 426 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.413 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, …

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.250 ha (giảm 442 ha so với kỳ trước, tăng 102 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.173 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình Phước,…

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.053 ha (giảm 384 ha so với kỳ trước, giảm 203 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.224 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Cà Mau, …

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 694 ha (tăng 71 ha so với kỳ trước, giảm 263 ha so với CKNT), nhiễm nặng 45 ha, phòng trừ trong kỳ 523 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Định, Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu,…

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.083 ha (tăng 1.130 ha so với kỳ trước, tăng 561 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 94 ha, phòng trừ trong kỳ 4.444 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên, Yên Bái, Bắc Ninh, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ,  …

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 2.296 ha (giảm 189 ha so với kỳ trước, giảm 1.368  ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 21 ha, phòng trừ trong kỳ 3.073 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Bắc Giang, Hà Nội, Đắk Lắk, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liệu, Kiên Giang,…

– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 20.297 ha (giảm 26.648 ha so với kỳ trước, giảm 1.956 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 589 ha, đã phòng trừ trong kỳ 45.511 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ, Điện Biên, Yên Bái, Bình Định, Gia Lai, Tiền Giang, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 5.301 ha (giảm 3.684 ha so với kỳ trước, giảm 2.286 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 4.295 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Đồng Nai, Tây Ninh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An,..

– Chuột: Diện tích nhiễm 3.833 ha (giảm 2.635 ha so với kỳ trước, tăng 584 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 61 ha, phòng trừ trong kỳ 2.324 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên, Hà Nội,… Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tp. HCM, …

Lúa cỏ: Diện tích nhiễm 1.133 ha  (tăng 10 ha so với kỳ trước, cao hơn 29 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 300 ha; đã nhổ bỏ, tiêu hủy 962 ha. Tỷ lệ phổ biến 3-5%, nơi cao 6-10%, cục bộ có nơi >20-30%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An,….

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ:

– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy lứa 7 tiếp tục hại diện hẹp chủ yếu trên lúa chính vụ – muộn, nhất là trên các giống nhiễm, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại chủ yếu trên lúa muộn diện xanh tốt.

– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trên trà lúa chính vụ – muộn.

Ngoài ra, Chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt tiếp tục hại; bệnh đạo ôn cổ bông hại chủ yếu các tỉnh miền núi và tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa trỗ muộn nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi; lúa cỏ tiếp tục xuất hiện và gây hại.

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Tập trung thu hoach lúa trà muộn, hướng dẫn các tỉnh thu dọn tàn dư cây trồng, tập trung công tác phòng trừ chuột 9chus trọng biện pháp thủ công và biện pháp sinh học) hạn chế sự phát sinh gây hại trên vụ Đông.

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh đen lép thối hạt…tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu muộn và lúa Mùa sớm giai đoạn ngậm sữa – chín, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.

– Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh –đòng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Bình Thuận. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đòng – trỗ tại các tỉnh Tây Nguyên.

– Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm…phát sinh gây hại lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.

Ngoài ra, Chuột hại rải rác trên các trà lúa, ốc bươu vàng gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn sạ – mạ -đẻ nhánh, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình.

  1. d) Các tỉnh Nam Bộ

– Bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ,…. tiếp tục phát sinh gây hại mạnh; bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, rầy nâu… phát sinh gây hại tăng trên trà lúa ở giai đoạn từ làm đòng – trỗ chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;

Chú ý: Thời tiết mưa nhiều, trời âm u là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá vi khuẩn giai đoạn đẻ nhánh- trỗ, bệnh  đạo cô cổ bông, lem lép hạt giai đoạn trỗ chín, ốc bươu vàng gây hại ở giai đoạn mạ – đầu đẻ nhánh gia tăng diện tích gây hại. Ngoài ra, cũng cần chú ý chuột hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.

(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 28/11/2024-05/12/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.171  -86 
Lúa thường tại kho       9.650        8.883  -125 
Lứt loại 1     13.450      12.071  -338 
Xát trắng loại 1      15.450      14.960  +40 
5% tấm     13.050      12.914  -171 
15% tấm     12.750      12.600  -200 
25% tấm     12.500      12.225  -200 
Tấm 1/2       9.450        8.693  -43 
Cám xát/lau       5.950        5.786  -114 

Tỷ giá

Ngày 06/12/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,27
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15849,75
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 57,85
KRW South Korean Won 1422,80
JPY Japanese Yen 149,80
INR Indian Rupee 84,69
MMK Burmese Kyat 2098,92
PKR Pakistani Rupee 277,95
THB Thai Baht 34,02
VND Vietnamese Dong 25387,13