Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 30 tháng 06 đến ngày 06 tháng 07 năm 2023)

1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:

  1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 30,2 0C;         Cao nhất: 37,7 0C;            Thấp nhất: 22,8 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 77,7 %;         Cao nhất: 86,7 %;             Thấp nhất: 71,5%.

– Nhận xét: Trong kỳ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07- 09/7, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; riêng vùng núi đêm 08- 09/7 và 11-13/ 7 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 31,4 0C;         Cao nhất: 38,4 0C;        Thấp nhất: 24,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 70,3 %;          Cao nhất: 91,3 %;         Thấp nhất: 63,1 %.

– Nhận xét: Trong kỳ, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

– Dự báo trong tuần tới: Từ 07-13/7, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 30,3 0C;       Cao nhất: 37,5 0C;             Thấp nhất: 27,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 78,2%;         Cao nhất: 88,5 %;            Thấp nhất: 63,3 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,6 0C;        Cao nhất: 32,0 0C;           Thấp nhất: 14,9 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,8 %;         Cao nhất: 97,2 %;           Thấp nhất: 83,4%.

– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng ngày nắng nóng, oi bức, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Tây Nguyên trời mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, có nơi mưa to đến rất to. Nhìn chung, lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng, phát triển bình thường.

– Dự báo trong tuần tới:

 + Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 07-13/7, ngày nắng nóng, riêng các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. 

+ Tây Nguyên: Từ ngày 07-13/7, ngày nắng gián đoạn; chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,7 0C;       Cao nhất: 36,0 0C;         Thấp nhất: 23,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 86,9 %;        Cao nhất: 94,7 %;         Thấp nhất: 73,3 %.

– Nhận xét: Trong kỳ phổ biến ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07-13/7, ngày nắng gián đoạn; chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

– Lúa Mùa 2023: Diện tích đã gieo cấy 421.086 ha. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Lúa mùa

Gieo cấy –đẻ nhánh rộ

383.212

Mạ mùa

Gieo, 2-3 lá

37.874

Tổng cộng

                        421.086

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Lúa Hè thu: Đã gieo cấy 289.164/ 302.672 ha, đạt 96% so với kế hoạch. Đến ngày 06/ 7 đã có 158 ha lúa trỗ. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Sớm

Đứng cái – làm đòng – trỗ

167.865

Chính vụ

Đẻ nhánh rộ  – đứng cái

96.905,7

Muộn

Gieo cấy – bén rễ hồi xanh

24.393

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

289.164/ 302.672

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Xuân Hè: Diện tích 2.999 ha, đang trong giai đoạn Chín- thu hoạch.  Đến ngày 06/7/2023 đã thu hoạch được 2.000 ha, tập trung chủ yếu tại tỉnh Bình Định.

– Lúa Hè Thu: Đã gieo sạ 317.162 ha/ 316.399 ha, đạt 88% so với kế hoạch. 

Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đồng Bằng

Sớm

Đòng trỗ – ngậm sữa

93.753

Chính vụ

Đẻ nhánh rộ – đứng cái

113.081

Muộn

Sạ – mạ – đẻ nhánh

8.057

Tây Nguyên

Sớm

Đẻ nhánh rộ

37.037

Chính vụ

Mạ – đẻ nhánh

54.663

Muộn

Sạ

10.571

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

317.162/ 316.399

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

– Lúa Hè Thu 2023: Đã gieo sạ 1.555.997ha/ 1.547.739 ha, đạt 100,5 % so với kế hoạch. Đến ngày 6/7/2023, đã thu hoạch 357.036 ha, chiếm 23% diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

44.070

 

Đẻ nhánh

376.140

 

Đòng- trỗ

323.910

 

Chín

454.841

 

Thu hoạch

 

357.036

Tổng cộng

1.555.997

– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 214.419 ha. Tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng,…. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

10.9972

 

Đẻ nhánh

55.008

 

Đòng- trỗ

49.233

 

Chín

206

 

Tổng

214.419

       

2. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

–  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 16.998 ha (tăng 57 ha so với kỳ trước, giảm 5.705 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 15.738 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lai Châu, Băc Kạn, Cao Bằng, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Lâm Đồng, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tây Ninh;

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.223 ha (giảm 2.499 ha so với kỳ trước, giảm 3.262 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 700 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh…;

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 926 ha (tăng 77 ha so với kỳ trước, giảm 1.158 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 32 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, …;

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 15.256 ha (tăng 4.404 ha so với kỳ trước, tăng 3.977 ha so với CKNT, Nhiễm nặng 30 ha,  phòng trừ trong kỳ 8.256 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận,  Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, An Giang, Trà Vinh, Đồng Nai;

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.810 ha (giảm 625 ha so với kỳ trước, giảm 173 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha;  phòng trừ trong kỳ 1.341 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Định, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang…;

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.675 ha (tăng 886 ha so với kỳ trước, giảm 929 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 5.040 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang…;

Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.789 ha (giảm 2.907 ha so với kỳ trước, tăng 2.725 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.686 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Định, Lâm Đồng, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang;

Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 481 ha (tăng 99 ha so với kỳ trước,                                                                                                                                                                                                                                                  giảm 1.005 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 311 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, An giang, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tây Ninh…;

Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 348 ha (giảm 712 ha so với kỳ trước, giảm 607 ha so với CKNT), nhiễm nặng 05 ha, phòng trừ trong kỳ 117 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Khánh Hoà, Quảng Ngãi,  Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Phước…;

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 24.804 ha (tăng 17.979 ha so với kỳ trước, tăng 15.721 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 1.807 ha; phòng trừ trong kỳ 30.439 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu…;

– Chuột: Diện tích nhiễm 6.297 ha (giảm 131 ha so với kỳ trước, tăng 137 ha so với CKNT), nhiễm nặng 13 ha,  mất trắng 3 ha tại Nghệ An, phòng trừ trong kỳ 3.010 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Bình Định, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Long An… ;

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ:

– Mạ mùa: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình.

– Lúa mùa: Ốc bươu vàng hại tăng, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình; Chuột hại nặng cục bộ tại những khu vực ruộng chân cao, ruộng cạn nước. Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng rễ, bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Rầy nâu, rầy lưng trắng: Phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu – Mùa sớm tại các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình), mức độ hại nhẹ – trung bình.

Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.

– Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại tăng trên lúa trà sớm, hại nặng cục bộ trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm.

– Chuột: Tiếp tục gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên các chân ruộng gần làng, gò bãi tại các tỉnh trong vùng.

– Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại trên lúa mới gieo – đẻ nhánh, hại nặng cục bộ tại các chân ruộng gần ao hồ, sông rạch.

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bọ trĩ, vàng lá nghẹt rễ, ruồi đục nõn,… tiếp tục gây hại, mức độ nhẹ.

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

 – Các tỉnh Đồng bằng: Bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn, .. mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn trỗ- ngậm sữa; Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,…tiếp tục hại lúa Hè Thu chủ yếu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Bọ trĩ, ruồi đục nõn,… gây hại lúa giai đoạn sạ – mạ.

– Các tỉnh Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh nghẹt rễ, tuyến trùng,…hại rải rác lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái; Bọ trĩ, sâu keo, ruồi đục nõn,…hại lúa Hè Thu giai đoạn sạ – mạ.

Ngoài ra, Chuột gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, hại rải rác lúa Hè Thu giai đoạn sạ – mạ; Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn sạ – mạ.

  1. d) Các tỉnh Nam Bộ

– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy nâu trưởng thành và trứng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ. Lưu ý: đối với diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn cần quản lý chặt nguồn rầy tại chỗ, không để rầy di chuyển truyền bệnh sang diện tích mới.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những ruộng sạ dầy, bón thừa phân đạm; mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.

– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.

– Bệnh bạc lá và bệnh đen lép hạt: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông; nhất là những nơi sử dụng phân bón không hợp lý.

Ngoài ra cần lưu ý: Ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp, trũng, khó thoát nước mới gieo sạ đến lúa dưới 15 ngày; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng-trỗ chín.

(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 16/11/2023-23/11/2023
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       8.950        8.875  +68 
Lúa thường tại kho     10.800      10.113  +38 
Lứt loại 1     13.600      13.275  -150 
Xát trắng loại 1      15.950      15.538  -88 
5% tấm     15.500      15.371  -82 
15% tấm     15.300      15.150  -50 
25% tấm     15.100      14.817  +42 
Tấm 1/2     13.000      11.807  +57 
Cám xát/lau       7.200        6.714  -636 

Tỷ giá

Ngày 28/11/2023
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,11
EUR Euro 0,91
IDR Indonesian Rupiah 15413,49
MYR Malaysian Ringgit 4,67
PHP Philippine Peso 55,40
KRW South Korean Won 1286,25
JPY Japanese Yen 147,43
INR Indian Rupee 83,35
MMK Burmese Kyat 2097,27
PKR Pakistani Rupee 285,64
THB Thai Baht 34,73
VND Vietnamese Dong 24378,05