I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24 0C; Cao nhất: 31,1 0C; Thấp nhất: 11,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 73,2 %; Cao nhất: 86,3 %; Thấp nhất: 53,3 %.
– Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng sớm có sương, trời se lạnh; ngày có nắng hanh, không mưa.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 04 đến ngày 10/11, phổ biến ít mưa, ngày có nắng, đêm và sáng trời rét; riêng thời kỳ ngày 05-06/11, trời nhiều mây hơn, nhiệt độ giảm nhẹ.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,4 0C; Cao nhất: 290C; Thấp nhất: 18,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 83,5 %; Cao nhất: 92,5%; Thấp nhất: 65,3 %.
– Nhận xét: Trời mây thay đổi, trưa chiều nắng nhẹ. Gió Đông Bắc cấp 2 – 3
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 04 đến ngày 10/11, phổ biến có mưa vài nơi, ngày nắng; riêng thời kỳ từ đêm ngày 04 đến ngày 06/11, có mưa rào và dông rải rác; các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An) trời lạnh về đêm và sáng.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,3 0C; Cao nhất: 30,2 0C; Thấp nhất: 22,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,1 %; Cao nhất: 84,9 %; Thấp nhất: 67,4 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 20,4 0C; Cao nhất: 30,0 0C; Thấp nhất: 12,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,5 %; Cao nhất: 96 %; Thấp nhất: 76,8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa Hè Thu muộn (Tây Nguyên) và rau màu. Lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 04 đến ngày 06/11, phổ biến mưa vài nơi, ngày nắng. Từ ngày 07 đến ngày 09/11, các tỉnh phía Bắc khu vực (Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa, mưa rào nhẹ rải rác, các tỉnh phía Nam khu vực (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận) có mưa vài nơi, ngày nắng. Ngày 10/11, có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 04 đến ngày 10/11, phổ biến ít mưa, ngày có nắng; riêng khu vực Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông) có mưa rào và dông rải rác về chiều tối trong các ngày 04-05 và thời kỳ từ ngày 09/11. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,6 0C; Cao nhất: 34,5 0C; Thấp nhất: 22,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 81,6 %; Cao nhất: 93,8 %; Thấp nhất: 70,5 %.
– Nhận xét: trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 04 đến ngày 10/11, phổ biến có mưa rào và dông vài nơi về chiều tối, riêng các ngày 04-05 và thời kỳ từ ngày 09/11 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
– Lúa Mùa 2022: Diện tích đã gieo cấy 817.839 ha/ 824.656 ha (chiếm khoảng 99,2 % so với kế hoạch). Đến nay đã thu hoạch xong.
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Lúa Hè Thu- Mùa 2022: Diện tích đã gieo cấy 304.718 ha; đã thu hoạch xong.
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu 2022: Diện tích 350.280 ha/ 445.680 ha (chiếm 78,6 % so với kế hoạch); đến ngày 3/11 đã thu hoạch xong.
– Lúa Mùa 2022: Diện tích gieo cấy 78.779 ha; đã thu hoạch được 9.045 ha; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa,….Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Sớm |
Chín – thu hoạch |
0 |
8.820 |
Chính vụ |
Đẻ nhánh- đòng trỗ |
70.334 |
225 |
Tổng cộng |
78.779 |
– Lúa Thu Đông : Đến nay đã gieo được 1.870 ha tại Đắk Lắk, sinh trưởng chủ yếu ở giai đoạn Đẻ nhánh- đứng cái
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Vụ Thu Đông-Mùa: Diện tích gieo cấy 845.425 ha, đã thu hoạch được 357.970 ha (chiếm 42,3 % diện tích gieo cấy). Cụ thể
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
4.724 |
|
Đẻ nhánh |
111.302 |
|
Đòng – trỗ |
234.720 |
|
Chín |
136.709 |
|
Thu hoạch |
|
357.970 |
Tổng cộng |
845.425 |
– Vụ Đông xuân 2022-2023: Diện tích gieo cấy 231.980 ha, cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
61.341 |
|
Đẻ nhánh |
155.835 |
|
Đòng- trỗ |
14.602 |
|
Chín |
202 |
|
Tổng cộng |
231.980 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ
|
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Thu đông – Mùa |
106,8 |
494,7 |
150,7 |
|
601,5 (AG,ST) |
|
Tổng |
106,8 |
494,7 |
150,7 |
0 |
601,5 |
|
Ghi chú: ST: Sóc Trăng; AG: An Giang.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.796 ha (giảm 4.828 ha so với kỳ trước, giảm 3.689 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 08 ha phòng trừ trong kỳ 7.394 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tây Ninh.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.093 ha (tăng 797 ha so với kỳ trước, tăng 488 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2006 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh.
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 557 ha (Giảm 51 ha so với kỳ trước, giảm 810 ha so với CKNT), nhiễm nặng 15 ha, phòng trừ trong kỳ 178 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Phước.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.752 ha (Giảm 410 ha so với kỳ trước, giảm 207 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.614 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp.
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.339 ha (tăng 163 ha so với kỳ trước, giảm 406 ha so với CKNT, phòng trừ trong kỳ 777 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên.
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 6.674 ha (giảm 614 ha so với kỳ trước, tăng 3.063 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.620 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Tây Ninh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 4.676 ha (giảm 241 ha so với kỳ trước, tăng 819 ha so với CKNT, phòng trừ trong kỳ 3.491 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 160 ha (giảm 209 ha so với kỳ trước, giảm 430 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 65 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Hậu Giang.
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 2.161 ha (giảm 811 ha so với kỳ trước, tăng 220 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 448 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Bạc lieu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Nai.
– Chuột: Diện tích nhiễm 3.310 ha (giảm 322 ha so với kỳ trước, tăng 305 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 1 ha, phòng trừ trong kỳ 1.718 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hoà, Phú Yên, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh trên đồng ruộng đã được quản lý, tỷ lệ bệnh thấp dưới ngưỡng thống kê.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
Các loại dịch hại tồn tại trên lúa chét, cỏ dại và tàn dư sau thu hoạch.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các loại dịch hại tồn tại trên lúa chét, cỏ dại và tàn dư sau thu hoạch.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm,… phát sinh gây hại lúa Mùa và lúa Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, mức hại phổ biến nhẹ – trung bình;
– Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt,… tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu muộn Tây Nguyên và lúa Mùa sớm giai đoạn chín – thu hoạch, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ ở Ninh Thuận, Bình Thuận các tỉnh Tây Nguyên; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ.
Ngoài ra, Chuột hại rải rác cục bộ trên các trà lúa; Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước và gây hại rải rác trên lúa Thu đông giai đoạn mạ.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 1-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đòng- trỗ chín.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trỗ; hại nặng cục bộ trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tiếp tục gây hại rải rác trên lúa Mùa tại tỉnh Đồng Nai. Cần khuyến cáo địa phương tăng cường công tác điều tra phát hiện; tiến hành phun trừ rầy tại những nơi có mật độ cao, nhổ bỏ và tiêu hủy những cây lúa có biểu hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên đồng ruộng để hạn chế thấp nhất sự lây lan nguồn bệnh sang những diện tích mới.
Thời gian tới mưa tiếp tục kéo dài và tập trung vào chiều tối sẽ là điều kiện cho các đối tượng bệnh hại lúa phát triển và lây lan gây hại. Cần thăm đồng thường xuyên, chú ý bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn gây hại trên trà lúa đẻ nhánh- trỗ; bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt gây hại trên lúa giai đoạn trỗ chín.
Ngoài ra, cũng cần chú ý: Ốc bươu vàng gây sẽ gia tăng diện tích nhiễm trên lúa Đông Xuân mới gieo trồng, nhất là trên những ruộng trũng khó tiêu thoát nước; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)