Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 26 tháng 03 đến ngày 01 tháng 04 năm 2022)

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,6 0C;         Cao nhất: 34,0 0C;         Thấp nhất: 15,8 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84,5 %          Cao nhất: 94,1 %;          Thấp nhất:  69,5 %.

– Nhận xét: Đầu kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh trời rét xen kẽ mưa rào; giữa đến cuối kỳ đêm và sáng có sương mù, trưa chiều hửng nắng.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01/4, Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trời rét. Từ ngày 02 – 07/4, khu vực có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét; riêng từ ngày 05/4 trời rét về đêm và sáng.

 1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 23,9 0C;        Cao nhất: 37,7 0C;          Thấp nhất: 18,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 86,3 %;         Cao nhất: 92,3 %;        Thấp nhất: 76,4 %.

– Nhận xét: Đầu kỳ, mây thay đổi đến nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ vài nơi và sương mù rải, trưa chiều trời nắng. Giữa và cuối kỳ, trời nhiều mây, có mưa, mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Bắc cấp 3. Trời chuyển rét.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01/4, có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, trời rét. Từ ngày 02-07/4, có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, riêng các tỉnh thuộc phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) ngày 03/4 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời rét, từ ngày 04/4 đêm và sáng trời rét.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,3 0C;        Cao nhất: 32,2 0C;          Thấp nhất: 24,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 83,3 %;         Cao nhất: 86,3 %;        Thấp nhất: 77,5 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,5 0C;        Cao nhất: 33,5 0C;          Thấp nhất: 13,80C;

Độ ẩm:     Trung bình: 82,2 %;         Cao nhất: 90,3 %;        Thấp nhất: 75,5 %.

– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương, rải rác có mưa. Nhìn chung, thời tiết không thuận lợi cho việc thu hoạch lúa Đông Xuân. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi.

– Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 01-02/4, có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to. Từ 03-07/4, có mưa rào và dông vài nơi; riêng thời kỳ từ 04-06/4, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 01-02/4, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Từ ngày 03-07/4, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng thời kỳ từ 04-06/4, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 29,2 0C;        Cao nhất: 36,6 0C;          Thấp nhất: 24,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 78,9 %;         Cao nhất: 86,8 %;        Thấp nhất: 70,8 %.

– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.  

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01/4, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 02-07/4, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng thời kỳ từ 04-06/4, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đến nay đã gieo cấy được 716.730 ha/ 724.759 ha (đạt 99 % so với kế hoạch).  Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Đứng cái – làm đòng, trỗ

34.894

Trà chính vụ

Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ

241.120

Trà muộn

Hồi xanh – đẻ nhánh

440.716

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

716.730/ 724.759

2.2. Các tỉnh Bắc  trung Bộ

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã gieo cấy 349.814 ha/ 348.000 ha (đạt 100,52 % so với kế  hoạch). Hiện nay đã có khoảng 3.653 ha lúa trỗ (chiếm 1% diện tích gieo trồng). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Xuân sớm

Đòng – trỗ

80.597

Xuân chính vụ

Làm đòng

217.051

Xuân muộn

Đẻ nhánh rộ – đứng cái

52.166

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

349.814/348.000

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 326.560 ha/ 313.972 ha (đạt 104 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 63.099 ha (chiếm 19,32 % diện tích), diện tích còn lại trên đồng ruộng 263.461 ha. Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại  (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng Bằng

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)  

234.814/ 228.605 

Sớm

Chín- thu hoạch

10.948

46.549

Chính vụ

Chắc xanh – chín

104.538

 

Muộn

Trỗ – ngậm sữa

72.779

 

Tây Nguyên

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)  

91.747/ 85.367 

Sớm

Thu hoạch xong

0

12.781

Chính vụ

Chắc xanh – chín – thu hoạch

24.469

3.769

Muộn

Trỗ – ngậm sữa

50.728

 

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

326.560/ 313.972

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

  • – Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích 583.617 ha, đã thu hoạch 1.142.636 ha (chiếm 72 % diện tích), diện tích còn lại trên đồng ruộng 440.981 ha. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

0

 

Đẻ nhánh

68

 

Đòng – trỗ

48.203

 

Chín

392.710

 

Thu hoạch

 

1.142.636

Tổng cộng

1.583.617

– Lúa vụ Hè thu 2022: Đã xuống giống 337.172 ha (tăng 46.894 ha so với tuần trước). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

90.257

 

Đẻ nhánh

213.486

 

Đòng – trỗ

30.658

 

Chín

1.352

 

Thu hoạch

1.419

 

Tổng cộng

337.172 

  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ

Vụ

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã (ha)

Nhiễm mặn

Đông Xuân 2021-2022

70

02

02

0

02 (KG)

70 (KG)

Hè Thu

364,2

80

 

 

 

444,2 (KG)

Tổng

434, 2

82

02

0

02

514,2

Ghi chú: KG- Kiên Giang

  1. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

 Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 10.338 ha (giảm 2.334 ha so với kỳ trước, tăng 775 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 846 ha, mất trắng 18 ha (tại Nghệ An, Thanh hóa); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 13.349 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hải Phòng, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh,Thanh Hóa, Ngệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Long An, An Giang…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 9.392 ha (tăng 2.226 ha so với kỳ trước, tăng 4.595 ha so với CKNT); diện tích  đã phòng trừ trong kỳ 4.932 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, …

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.685 ha (giảm 809 ha so với kỳ trước, giảm 5.631 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng 1.872 ha đã phòng trừ trong kỳ 3.873 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Nam, Đăk Lăk, Gia Lai, An Giang, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa-Vũng Tàu…

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.102 ha (giảm 54 ha so với kỳ trước, tăng 192 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 1.782 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận; Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long,…

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.783 ha (giảm 392 ha so với kỳ trước, giảm 15  ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 25 ha; đã phòng trừ trong kỳ 724 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Tây Nguyên ,Gia Lai, Đăk Lăk, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu , Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp,…

– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 39 ha (giảm 93 ha so với tuần trước, tương đương  so với CKNT), tỷ lệ hại phổ biến 10-20%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ,…

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 12.826  ha (tăng 2.605 ha so với kỳ trước, giảm 1.591 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 21 ha; đã phòng trừ trong kỳ 8.518 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Long An, …

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.504 ha (giảm 3258 ha so với kỳ trước, giảm 3.795 ha so với CKNT), nhiễm nặng 01 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 1.414 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Ngệ An, Quảng Trị, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An, …

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 3.188 ha (giảm 13.274 ha so với kỳ trước, giảm 871 ha so với CKNT), hại nặng 112 ha; đã phòng trừ trong kỳ 5.452 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Ninh, Ninh Bình, Yên Bái, Hà Nội, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu, Cao Bằng, Hậu Giang, TP. HCM, Đồng Nai,…

– Chuột: Diện tích nhiễm 6.838 ha (giảm 727 ha so với kỳ trước, tăng 1016 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 306 ha; diện tích trừ chuột trong kỳ 22.909 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trịn Thừ thiên huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Tây Nguyên, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, …

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ:

Bệnh đạo ôn lá: Do điều kiện thời tiết thời gian tới thuận lợi, bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh trên các giống nhiễm, nhất là trên những ruộng xanh tốt xanh tốt, bón thừa đạm, những diện tích đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Lưu ý các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, … cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh đạo ôn lá trên giống nhiễm, phòng trừ kịp thời nơi có tỷ lệ bệnh cao để không lây lan ra diện rộng.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa sớm – chính vụ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;

– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây dảnh héo diện hẹp trên trà sớm – chính vụ.

– Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 1 gây hại nhẹ, diện hẹp chủ yếu trên giống nhiễm trà lúa sớm – chính vụ.

Ngoài ra, các đối tượng: Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; Ốc bươu vàng tiếp tục hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Bệnh đạo ôn: Thời gian tới điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bênh đạo ôn lá phát triển mạnh, mức độ hại tăng trên lúa Đông Xuân chính vụ – muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh – làm đòng tại các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An nhất là trên các giống nhiễm, ruộng bón thừa phân đạm. Trên lúa Đông Xuân sớm tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển chậm lại và chuyển sang hại cổ lá đòng và cổ bông, hại nặng trên các giống nhiễm;

– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trên lúa trà sớm giai đoạn đòng – trổ, lúa trà chính vụ giai đoạn đứng cái – làm đòng;

– Bệnh bạc lá vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa trà sớm, chính vụ giai đoạn làm đòng – trỗ, gây hại nặng cục bộ trên trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, giông, gió lớn;

– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm, chính vụ giai đoạn làm đòng – trỗ bông tại các tỉnh trong vùng, hại nặng cục bộ tại khu vực gần gò bãi, khu dân cư,…

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông,… tiếp tục phát triển và gây hại mạnh, nhất là trên các giống nhiễm, lúa ở giai đoạn ngậm sữa – chắc xanh, đỏ đuôi tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên,… mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ; Bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ – chín. 

– Chuột: Tiếp tục gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn.

  1. d) Các tỉnh Nam Bộ

Rầy nâu: Trên đồng ruộng có đợt rầy cám nở rộ từ ngày 01 -10/4/2022, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, cục bố có diện tích nhiễm nặng do rầy tích lũy quần thể từ đầu vụ.

– Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực Nam Bộ thời gian tới có mưa rào tập trung vào chiều tối và đêm tạo ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại trên lúa phát triển, lây lan và gây hại mạnh. Chú ý: Bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng; bệnh lem lép hạt, đạo ôn cố bông trên lúa giai đoạn trổ-chín …

Ngoài ra, thời tiết kỳ tới mưa nhiều cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng di chuyển gia tăng diện tích gây hại, nhất là trên lúa Hè Thu mới xuống giống, đặc biệt ở những chân ruộng thấp, trũng, khó thoát nước.

(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 28/11/2024-05/12/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.171  -86 
Lúa thường tại kho       9.650        8.883  -125 
Lứt loại 1     13.450      12.071  -338 
Xát trắng loại 1      15.450      14.960  +40 
5% tấm     13.050      12.914  -171 
15% tấm     12.750      12.600  -200 
25% tấm     12.500      12.225  -200 
Tấm 1/2       9.450        8.693  -43 
Cám xát/lau       5.950        5.786  -114 

Tỷ giá

Ngày 06/12/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,27
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15849,75
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 57,85
KRW South Korean Won 1422,80
JPY Japanese Yen 149,80
INR Indian Rupee 84,69
MMK Burmese Kyat 2098,92
PKR Pakistani Rupee 277,95
THB Thai Baht 34,02
VND Vietnamese Dong 25387,13