- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 16,9 0C; Cao nhất: 25,5 0C; Thấp nhất: 9,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình 82,4 %; Cao nhất: 94,0 %; Thấp nhất: 73,0 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ ngày nắng, đêm và sáng có sương, trời rét; giữa đến cuối kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trời rét đậm rét hại, ngày nhiều mây, không mưa.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 31/12/2021-01/01/2022, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, riêng ngày 31/12/2021 trưa chiều hửng nắng; trời rét. Từ ngày 02-06/01/2022, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều hửng nắng; riêng từ ngày 05-06/2022 khả năng có mưa nhỏ và sương mù rải rác; đêm và sáng trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 19,6 0C; Cao nhất: 24,3 0C; Thấp nhất: 13,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 93,4 %; Cao nhất: 100 %; Thấp nhất: 83,6 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, mây thay đổi, đêm và sáng sớm có sương mù, trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi; trời rét, sáng sớm và đêm có ngày rét đậm, rét hại; gió đông bắc cấp 2.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 31/12/2021-02/01/2022, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có mưa vài nơi, riêng đêm 29-30/12 và đêm 01-02/01/2022 có mưa, mưa rào rải rác; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có mưa vừa, trời rét. Từ ngày 03-06/01/2022, có mưa vài nơi, riêng ngày 03 các tỉnh thuộc khu vực phía Nam có mưa, mưa rào rải rác; các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc đêm và sáng trời rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,9 0C; Cao nhất: 28,5 0C; Thấp nhất: 22,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 89,6 %; Cao nhất: 97,1 %; Thấp nhất: 82,4 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 19,7 0C; Cao nhất: 28,7 0C; Thấp nhất 11,7 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,6 %; Cao nhất: 92,0 %; Thấp nhất: 75,8 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Đồng Bằng trời mây thay đổi, ngày nắng nhẹ, rải rác có nơi mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to gây ngập úng (Quảng Ngãi, Bình Định). Khu vực Tây Nguyên có mưa trái mùa, đêm và sáng trời se lạnh. Nhìn chung thời tiết không ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hoạch lúa Mùa, phải gieo sạ lại giống vụ Đông Xuân và rau màu ở một số tỉnh. Lúa Mùa, lúa Thu Đông, lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 31/12/2021-02/01/2022, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa) có mưa rào và dông vài nơi; các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh. Từ ngày 03-06/01/2022, có mưa rào và dông vài nơi; riêng ngày 03-04, có mưa, mưa rào rải rác; các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh;
- + Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 31/12/2021-06/01/2022, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
1.4. Các tỉnh phía Nam
Nhiệt độ: Trung bình: 26,9 0C; Cao nhất: 33,9 0C; Thấp nhất: 23,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,6 %; Cao nhất: 88,5 %; Thấp nhất: 75,5 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực phía Nam trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Thời tiết khu vực phổ biến có mưa rào và dông cục bộ vào chiều tối và đêm, ngày nắng; riêng miền đông Nam Bộ trời lạnh vào đêm và sáng sớm.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Mạ chiêm xuân sớm: Diện tích 2.637 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn gieo – 3 lá. Tập trung ở các tỉnh Điện Biên, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ và Quảng Ninh.
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Lúa Vụ xuân sớm: Diện tích 4.743 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn Mạ, lúa gieo 3-4 lá. Tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh.
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Đông xuân 2021-2022: Diện tích 159. 208 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn Mạ – đẻ nhánh – đứng cái. Tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi,… Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Đẻ nhánh – đứng cái |
57.497 |
Chính vụ |
Mạ – đẻ nhánh |
70.808 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đẻ nhánh – đứng cái |
12.781 |
Chính vụ |
Mạ – đẻ nhánh |
18.122 |
|
Tổng cộng |
159.208 |
– Lúa Thu Đông, Mùa 2021: Diện tích 84.938 ha, đã thu hoạch 64. 473 ha lúa Mùa (chiếm 76 % diện tích gieo trồng), diện tích hiện tại trên đồng ruộng 20.465 ha. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Mùa chính vụ |
Thu hoạch |
0 |
63.246 |
Mùa muộn |
Đòng trỗ – chín |
18.063 |
1.207 |
Thu Đông |
Trỗ – chín |
2.402 |
20 |
Tổng cộng |
20.465 |
64.473 |
2.4. Các tỉnh phía Nam Bộ
- – Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích đã gieo sạ 144 ha, thu hoạch 777. 746 ha (chiếm 83 % diện tích gieo trồng), diện tích hiện tại trên đồng ruộng 164.380 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
0 |
|
Đẻ nhánh |
1.077 |
|
Đòng – trỗ |
42.982 |
|
Chín |
120.321 |
|
Thu hoạch |
|
777.746 |
Tổng cộng |
942.144 |
– Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 1.323.420 ha, thu hoạch 20.186 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
497.429 |
|
Đẻ nhánh |
515.947 |
|
Đòng – trỗ |
184.218 |
|
Chín |
105.640 |
|
Thu hoạch |
|
20.186 |
Tổng cộng |
1.323.420 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai
Vụ |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã (ha) |
Nhiễm mặn |
|
Thu Đông-Mùa |
1.357 |
413,6 |
110,5 |
157 (LA) |
1.290,6 (KG); 40 (AG) |
283 (KG) |
Đông Xuân 2021-2022 |
0 |
02 |
02 |
0 |
02 (KG) |
0 |
Tổng |
1.357 |
415,6 |
112,5 |
157 |
1.332,6 |
283 |
Ghi chú: LA- Long An; KG- Kiên Giang; AG: An Giang
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.516 ha (tăng 2.260ha so với kỳ trước, tăng 2.042 ha so với CKNT), phòng trừ 1.011 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Phước …
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.484 ha (tăng 666 ha so với kỳ trước, giảm 1.738 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.994 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như : Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, Hồ Chí Mih, Tây Ninh, Bình Thuận, Gia Lai,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 989 ha (tăng 17 ha so với kỳ trước, giảm 185 ha so với CKNT); diện tích phòng trừ trong kỳ 100 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, …
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.551 ha (tăng 468 ha so với kỳ trước, tăng 1.986 ha so với CKNT), phòng trừ 4.720 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng,..
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 5.979 ha (giảm 1.243 ha so với kỳ trước, giảm 2.205 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 627 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, …
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.595 ha (giảm 651 ha so với kỳ trước, giảm 456 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.014 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Bình Thuận, …
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 5.604 ha (giảm 258 ha so với kỳ trước, giảm 1.158 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 6.809 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.295 ha (tăng 2.608 ha so với kỳ trước, tăng 2.630 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 2.372 ha. Phân bố tại các Long An, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 3.968 ha (tăng 134 ha so với kỳ trước, giảm 765 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 7.285 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long,Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, …
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm đã được quản lý, tỷ lệ nhiễm trên đồng rải rác, dưới ngưỡng thống kê
– Muỗi hành: Diện tích nhiễm 832 ha, nhiễm nặng 11 ha (tăng 646 ha so với kỳ trước, tăng 825 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại tỉnh Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ
Trên Mạ chiêm xuân sớm: Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trên Mạ, lúa Đông Xuân 2021 – 2022 mới gieo: Các đối tượng ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa, mạ mới gieo, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ khu vực gò bãi, ven sông hồ.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, bệnh đạo ôn cổ bông,. .. tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn trỗ – chín; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ;
– Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam vùng (Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng,…), gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình;
– Ốc bươu vàng: tiếp tục lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn sạ – mạ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình;
– Chuột: tiếp tục phát sinh và gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân 2021 – 2022 giai đoạn mạ – đẻ nhánh;
Ngoài ra, các đối tượng như bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ….. hại nhẹ trên lúa giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Qua điều tra thực tế ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh rầy nâu có hiện tượng gối lứa. Rầy nâu tiếp tục nở trên đồng, tuổi rầy phổ biến 4-5, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên, nắm bắt diễn biến của rầy trên đồng để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả;
– Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Hiện nay trong khu vực, thời tiết về đêm và sáng sớm se lạnh, kết hợp với mưa rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng bệnh đạo ôn, lem lép hạt, bạc lá…phát triển và lây lan gây hại mạnh, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày và sử dụng phân bón không hợp lý. Khuyến cáo thăm đồng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại này để phòng trừ kịp thời và hiệu quả ;
– Sâu năn (muỗi hành): Hiện nay đã xuất hiện gây hại trên lúa Đông Xuân 2021-2022 ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long…. chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết không khí lạnh về đêm và sáng sớm, có xuất hiện mưa đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi hành có khả năng phát sinh và gây hại trên các giống lúa thơm và trà lúa gieo sạ muộn ở cuối tháng 12 đến đầu tháng 1/2022;
Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém mới gieo sạ; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ – chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)