I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 20,90C; Cao nhất: 28,50C; Thấp nhất: 11,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 77 %; Cao nhất: 89,4 %; Thấp nhất: 60,8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ ban ngày trời nắng; đêm và sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, trời se lạnh chuyển rét.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 29/11-05/12, khu vực phổ biến có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Từ khoảng ngày 05/12 có mưa rải rác. Đêm và sáng trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,3 0C; Cao nhất: 28 0C; Thấp nhất: 18 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 92 %; Cao nhất: 97,3 %; Thấp nhất: 80,3 %.
Nhận xét: Đầu kỳ, sáng sớm có sương mù, ngày nắng nhé. Giữa và cuối kỳ, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An) có mưa nhỏ, trời chuyển rét. Các tỉnh phía Nam khu vực (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) có mưa vừa đến mưa to, trời rét.
Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 29/11-05/12, khu vực phổ biến có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, khoảng từ ngày 02/12, có mưa, mưa rào rải rác.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB):
Nhiệt độ: Trung bình: 26,8 0C; Cao nhất: 29,3 0C; Thấp nhất: 24,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 89 %; Cao nhất: 91,8 %; Thấp nhất: 83,1 %.
b) Tây Nguyên:
Nhiệt độ: Trung bình: 21,50C; Cao nhất: 29,6 0C; Thấp nhất: 15,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85 %; Cao nhất: 89,8 %; Thấp nhất: 81,5 %.
Nhận xét: Kỳ qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh khu vực Đồng bằng ngày nắng gián đoạn, có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; Khu vực Tây Nguyên ngày nắng, sáng sớm và chiều tối trời se lạnh, có mưa rào rải rác. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân sớm. Lúa vụ Mùa, cây công nghiệp, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
Dự báo trong tuần tới:
– Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 29/11-05/12 khu vực có mưa rào và dông vài nơi; riêng các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) từ ngày 02/11 có mưa rào rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
– Tây Nguyên: Từ ngày 29/11-05/12 khu vực có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,1 0C; Cao nhất: 35,5 0C; Thấp nhất: 22,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,3 %; Cao nhất: 86 %; Thấp nhất: 73 %.
Nhận xét: Trong kỳ, phổ biến ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.
Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 29/11 đến ngày 05/12, khu vực có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1 Các tỉnh Bắc bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Cây ngô Đông |
Xoáy nõn – trỗ cờ, phát triển bắp |
67.843 |
– Cây lạc |
Thu hoạch |
201 |
– Cây rau |
PTTL – Thu hoạch |
144.859 |
– Khoai tây |
Phát triển thân lá, đâm tia |
6.678 |
– Cây cà chua |
Phát triển quả – Thu hoạch |
17 |
Cây hoa |
Phát triển thân lá |
2.558 |
– Cây ăn quả |
|
|
+ Cây cam, quýt |
Chín – Thu hoạch |
40.923 |
+ Cây bưởi |
Chín -Thu hoạch |
36.363 |
+ Cây xoài |
Phát triển lộc |
19.521 |
+ Cây nhãn |
Phát triển lộc |
37.750 |
+ Cây vải |
Phát triển lộc |
47.643 |
+ Cây chuối |
Phát triển thân lá – Thu hoạch |
43.349 |
– Cây dong |
Phát triển củ – Thu hoạch |
1.340 |
– Cây công nghiệp |
|
|
+ Cây chè |
Phát triển búp – Thu hái |
85.704 |
+ Cây sắn |
Phát triển thân lá – củ |
68.172 |
+ Cây cà phê |
Phát triển quả – Thu hoạch |
20.468 |
+ Cây mía |
Phát triển lóng |
10.136 |
– Cây lâm nghiệp |
|
|
+ Cây thông |
Khai thác nhựa |
366.658 |
+ Cây quế |
Kinh doanh |
128.237 |
+ Cây hồi |
Kinh doanh |
44.000 |
+ Cây bạch đàn |
Phát triển – kinh doanh |
17.056 |
+ Cây tre, luồng vầu |
Kinh doanh |
4.137 |
2.2 Các tỉnh Bắc Trung bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Cây ngô Thu Đông |
Gieo -7 lá, Xoáy nõn – Trỗ cờ- PT bắp |
31.252 |
– Cây lạc Đông |
Phân cành-RH- Đâm tia – PT củ |
2.337 |
– Cây rau vụ Đông |
Gieo – cây con – PT thân lá |
23.696 |
– Cây khoai lang |
Cây con – PT thân lá – Tạo củ |
3.006 |
– Cây sắn |
PT củ – TH |
21.379 |
– Cây mía |
Tích lũy đường |
33.949 |
– Cây cam, chanh |
KTCB- Quả chín – Thu hoạch |
36.828 |
– Cây cà phê |
Thu hoạch |
3.716 |
– Cây cao su |
KTCB – Kinh doanh |
69.801 |
– Cây hồ tiêu |
PT thân lá |
3.405 |
– Cây chè |
KTCB – KD |
14.731 |
– Cây thông |
KTCB-KD |
94.627 |
– Cây keo, bạch đàn |
KTCB – KD |
393.142 |
– Cây luồng |
KTCB – KD |
82.333 |
2.3 Các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên
– Lúa vụ Hè Thu 2024: đã thu hoạch xong.
– Lúa vụ Mùa 2024: Diện tích đã gieo cấy 98.071 ha. Đến ngày 28/11/2024, đã thu hoạch được 34.739 ha, chiếm 35% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng bằng |
Sớm |
Thu hoạch xong |
|
9.202 |
Chính vụ |
Đòng trỗ- Thu hoạch |
57.808 |
5.060 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Thu hoạch xong |
|
18.482 |
Chính vụ |
Đòng trỗ- Thu hoạch |
5.524 |
1.995 |
|
Tổng cộng |
98.071 |
– Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã xuống giống 4.544 ha, giai đoạn sinh trưởng chủ yếu là Sạ- Mạ. Tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, …
2.4 Các tỉnh Nam bộ
– Lúa Thu Đông – Mùa 2024: Diện tích gieo trồng 938.852 ha/ 776.831 ha, đạt 121% so với kế hoạch. Đến ngày 28/11/2024, đã thu hoạch được 530.088 ha, chiếm 56% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
15 |
|
Đẻ nhánh |
38.441 |
|
Đòng – trỗ |
232.470 |
|
Chín |
137.838 |
|
Thu hoạch |
|
530.088 |
Tổng cộng |
938.852 |
– Lúa Đông Xuân 2024 – 2025: Đã xuống giống 690.367 ha, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long,… Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
392.278 |
|
Đẻ nhánh |
131.396 |
|
Đòng – trỗ |
129.862 |
|
Chín |
36.781 |
|
Thu hoạch |
|
50 |
Tổng cộng |
690.367 |
* Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ:
Vụ |
Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
|||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn, nhiễm mặn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
|
Thu đông – Mùa |
317,4 |
180,6 |
374 |
157,6 (KG) |
340,4 (KG, ST) |
Tổng |
317,4 |
180,6 |
374 |
157,6 |
340,4 |
Vụ Thu Đông – Mùa 2024: Đến nay, đã có 498 ha lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn, ngập úng và đổ ngã. Cụ thể: 317,4 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 180,6 ha thiệt hại >70%, tập trung tại các tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
1.1 Bệnh đạo ôn
– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 10.477 ha (tăng 710 ha so với kỳ trước, tăng 2.452 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 60 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.389 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Trà Vinh …;
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 4.311 ha (tăng 2.272 ha so với kỳ trước, tăng 1.703 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 3.655 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Lâm Đồng, Bạc Liêu, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang…;
1.2 Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.290 ha (tăng 528 ha so với kỳ trước, giảm 487 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 278 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Sóc Trăng…;
1.3 Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.106 ha (tăng 303 ha so với kỳ trước, tăng 757 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 502 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An…;
1.4 Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.896 ha (tăng 589 ha so với kỳ trước, giảm 431 ha so với CKNT); nhiễm nặng 81 ha, diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 884 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu , …;
1.5 Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 8.105 ha (tăng 3.170 ha so với kỳ trước, giảm 2.625 ha so với CKNT), nhiễm nặng 01ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 4.227 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng,…;
1.6 Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 4.674 ha (tăng 1.286 ha so với kỳ trước, tăng 141 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 4.196 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Tây Ninh, Cà Mau
1.7 Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 612 ha (giảm 402 ha so với kỳ trước, tăng 92 ha so với CKNT), diện tích được phòng trừ trong kỳ 61 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu…;
1.8 Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.546 ha (tăng 3.256 ha so với kỳ trước, tăng 694 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 630 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh…;.
1.9 Chuột: Diện tích nhiễm 3.075 ha (tăng 62 ha so với kỳ trước, giảm 496 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 03 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 747 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Long An…;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ:
Lúa Hè Thu và lúa Mùa năm 2024 đã được thu hoạch xong. Tuy nhiên, các loại dịch hại vẫn tiếp tục tồn tại trên lúa chét, cỏ dại, và các tàn dư sau thu hoạch.
b) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
– Sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn,…tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn Trỗ – Chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Ngoài ra, Ốc bươu vàng, bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu keo,… tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn Sạ – Mạ; Chuột hại rải rác trên lúa Mùa giai đoạn Trỗ – Chín.
c) Các tỉnh Nam bộ:
– Rầy nâu: trên đồng ruộng phổ biến trưởng thành mang trứng, rải rác có rầy cám nở trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ. Các tỉnh tiếp tục khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên đồng để quản lý tốt đối tượng này. Các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân 2024 – 2025 cần làm đất kỹ, chuẩn bị giống tốt, theo dõi sát tình hình rầy vào đèn và tình hình khí tượng thuỷ văn tại địa phương để xuống giống an toàn, giảm thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra.
– Trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng cần chú ý bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn có thể phát triển lây lan nhanh. Trên lúa giai đoạn lúa trỗ – chín, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt,…. sẽ tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên những ruộng trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn ở giai đoạn trước trổ, … Khuyến cáo chủ động phun ngừa bệnh để hạn chế bệnh lây lan ra diện rộng.
Ngoài ra, cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín; ốc bươu vàng gây hại trên các trà lúa mới xuống giống < 15 ngày sau sạ. Áp dụng các biện pháp diệt chuột mang tính cộng đồng trên diện rộng để đạt hiệu quả cao. Chú ý không sử dụng điện để diệt chuột nhằm bảo vệ con người và các động vật có ích khác.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)