I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28 0C; Cao nhất: 35,3 0C; Thấp nhất: 21,60C;
Độ ẩm: Trung bình: 83 %; Cao nhất: 96,3%; Thấp nhất: 73,7%.
– Nhận xét: Trong kỳ có mưa rào và dông rải rác tập trung vào chiều tối và đêm, ngày nắng; cuối kỳ có mưa to đến rất to gây ngập úng ở một vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 29/9, khu vực có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Ngày 30/9-05/10, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,9 0C; Cao nhất: 33,70C; Thấp nhất: 23,9 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 88 %; Cao nhất: 97,5%; Thấp nhất: 77,7 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ mây thay đổi đến nhiều mây, ngày trời nắng. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Giữa và cuối kỳ, chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa to đến rất to kèm theo dông trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến một số diện tích cây trồng chưa thu hoạch và cây trồng vụ Đông 2023-2024 mới gieo trồng trong vùng.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày Ngày 29/9, khu vực có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Ngày 30/9-05/10, phía bắc chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; phía Nam có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to..
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,1 0C; Cao nhất: 35 0C; Thấp nhất: 24,7 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 80%; Cao nhất: 88,8 %; Thấp nhất: 72,4%.
b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,4 0C; Cao nhất: 32 0C; Thấp nhất: 16 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 89 %; Cao nhất: 94 %; Thấp nhất: 82,8 %.
– Nhận xét: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết tuần qua khu vực Đồng Bằng ngày nắng gián đoạn, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Khu vực Tây Nguyên trời mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, có nơi mưa vừa mưa to, cục bộ có mưa rất to. Lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
Dự báo trong tuần tới
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 29/9-05/10, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
+ Tây Nguyên: Ngày 29/9-05/10, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,1 0C; Cao nhất: 33,80C; Thấp nhất: 23,30C;
Độ ẩm: Trung bình: 88,3 %; Cao nhất: 95,3 %; Thấp nhất: 82,3 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến chiều và đêm có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 29/9-05/10, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
II. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Mùa 2023: Diện tích đã gieo cấy 825.653 ha/ 832.572 ha, đạt 99,2 % so với kế hoạch. Đến 28/9/2023, đã có 775.650 ha lúa đã trỗ chiếm 94%. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Thu hoạch |
177.353 |
Trà chính vụ |
Chắc xanh – chín |
430.459 |
Trà muộn |
Trỗ – phơi màu |
217.841 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
825.653/ 832.572 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè thu – Mùa: Diện tích đã gieo cấy 295.960 ha/ 302.672 ha, đạt 98 % so với kế hoạch. Đến ngày 28/9/2023, đã thu hoạch 255.875 ha, chiếm 86,46% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Hè Thu |
Thu hoạch |
0 |
167.865 |
Mùa chính vụ |
Chín – thu hoạch |
21.307 |
88.010 |
Mùa muộn |
Chín sáp |
18.778 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
295.960/ 302.672 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu: có diện tích 352.602ha/ 360.437 ha, đạt 98 % so với kế hoạch. Đến ngày 28/9/2023, đã thu hoạch 236.860 ha, chiếm 67,2 % diện tích gieo trồng.
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Thu hoạch xong |
|
93.753 |
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
|
113.081 |
|
Muộn |
Chín- Thu hoạch |
4.504 |
3.907 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
chín- Thu hoạch |
10.918 |
26.119 |
Chính vụ |
Đòng – trỗ |
54.663 |
||
Muộn |
Đẻ nhánh – đứng cái |
45.657 |
||
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
352.602 |
– Lúa vụ Mùa 2023: Đã xuống giống được 66.063 ha (tăng 6.823 ha so với tuần trước), chủ yếu tập trung tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên…cụ thể:
Vụ mùa |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Vụ Mùa (Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa,…) |
Sớm |
Đòng trỗ- ngậm sữa |
14.079 |
Chính vụ |
Mạ – đẻ nhánh- đứng cái |
51.984 |
|
Tổng cộng |
66.063 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Hè Thu 2023: Đã thu hoạch 1.479.991/1.558.378 ha, chiếm 95% diện tích. Diện tích còn lại đang ở giai đoạn chín chuẩn bị cho thu hoạch.
– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 771.799 ha/ 705.171 ha, đạt 109,5 % so với kế hoạch. Đến ngày 28/9/2023, đã thu hoạch 148.058 ha, chiếm 19,1% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
158.997 |
|
Đẻ nhánh |
145.258 |
|
Đòng – trỗ |
168.357 |
|
Chín |
151.102 |
|
Thu hoạch |
|
148.085 |
Tổng cộng |
771.799 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 4.655 ha (giảm 467 ha so với kỳ trước, giảm 2.018 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.219 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Long An, Vĩnh Long, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lắk, Lâm Đồng, …;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.809 ha (giảm 418 ha so với kỳ trước, tăng 1.171 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 675 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Sơn la, Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, …;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 16.554 ha (tăng 7.631 ha so với kỳ trước, tăng 14.860 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 1.021 ha, phòng trừ trong kỳ 13.685 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Tiền Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Đăk Lắk, Bình Thuận…;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 5.564 ha (giảm 21.878 ha so với kỳ trước, tăng 2.127 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 199 ha (tập trung tại các tỉnh Bắc Bộ); phòng trừ trong kỳ 17.261 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk…;
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.018 ha (tăng 427 ha so với kỳ trước, tăng 512 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.156 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang…;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.008 ha (tăng 1.346 ha so với kỳ trước, giảm 946 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 192 ha; phòng trừ trong kỳ 4.470 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Điện Biên, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 3.639 ha (giảm 1.671 ha so với kỳ trước, tăng 1.155 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 35 ha; phòng trừ trong kỳ 3.628 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Điện Biên, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang…;
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 32.375 ha (giảm 23.892 ha so với kỳ trước, giảm 16.392 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.883 ha; phòng trừ trong kỳ 40.305 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừ Thiên Huế, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 96 ha (tăng 37 ha so với kỳ trước, tăng 39 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 80 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Tháp, Cà Mau…;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 5.605 ha (tăng 1.963 ha so với kỳ trước, giảm 3.380 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.848 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Long An…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 13.343 ha (tăng 73 ha so với kỳ trước, tăng 6.876 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 338, mất trắng 1,4 ha tại Hà Nội; phòng trừ trong kỳ 844 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Điện Biên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An…;
– Lúa cỏ: Hại cục bộ tại Ninh Bình tỷ lệ phổ biến RR-3%, cao 5-10 %số dảnh. Diện tích nhiễm 32 ha (thấp hơn 1.101 ha so với CKNT).
– Bệnh lùn sọc đen: Hại cục bộ tại Bắc Ninh tỷ lệ phổ biến 1-5% , cao 25% số dảnh. Diện tích nhiễm 15 ha, trong đó nhiễm nặng 03 ha.
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu giám định virus lùn sọc đen tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc- Cục Bảo vệ thực vật (Từ ngày 22-28/9/2023)
TT |
Tỉnh |
Tổng số mẫu test |
Mẫu lúa |
Mẫu rầy |
Dương tính |
Dương tính |
Địa Điểm có mẫu dương tính |
Ngày test |
||
Mẫu lúa |
% |
Mẫu rầy |
% |
|||||||
1 |
Thái Nguyên |
06 |
06 |
0 |
05 |
83,33 |
0 |
0 |
Đại Từ, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên – Thái Nguyên |
25/9 |
Tổng |
06 |
06 |
0 |
05 |
83,33 |
0 |
0 |
|
|
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Tiếp tục hại hại trên trà lúa chính vụ – muộn, giống nhiễm, ruộng lưu nước; mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.
– Sâu đục thân hai chấm: Sâu non gây bông bạc trên một số diện tích lúa trỗ bông muộn sau 25/9.
– Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ trên những diện tích nhiễm bệnh kỳ trước
Ngoài ra, Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông, lúa cỏ,… tiếp tục hại.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Các đối tượng dịch hại như: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép, chuột … tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa mùa muộn tại Thanh Hóa, Nghệ An, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Đồng bằng: Sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn,…tiếp tục gây hại trên lúa Mùa sớm giai đoạn trỗ – chín. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,…hại lúa Mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh – đòng.
– Tây Nguyên: Sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn,…hại lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa giai đoạn trỗ – chín.
Ngoài ra, Chuột hại rải rác trên các trà lúa; Ốc bươu vàng gây hại rải rác trên lúa Mùa giai đoạn sạ – mạ.
d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng có hiện tượng gối lứa, phổ biến rầy tuổi 1-3; gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.
– Bệnh đạo ôn: Có khả năng phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.
– Bệnh bạc lá và bệnh đen lép hạt: Có khả năng phát sinh, phát triển và gây hại tăng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông; nhất là những nơi sử dụng phân bón không hợp lý.
Ngoài ra cần lưu ý: Ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp, trũng, khó thoát nước mới gieo sạ đến lúa dưới 15 ngày; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng-trỗ chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)