- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh phía Bắc
Nhiệt độ: Trung bình: 29,2 0C; Cao nhất: 36,3 0C; Thấp nhất: 21,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình 79,6 %; Cao nhất: 90,4 %; Thấp nhất: 66,1 %.
– Nhận xét: Trong kỳ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông;
– Dự báo trong tuần tới: Từ 27-29/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, riêng ngày 29 có nơi nắng nóng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 30/5-03/6, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 30,6 0C; Cao nhất: 40,0 0C; Thấp nhất: 24,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,3 %; Cao nhất: 93,3 %; Thấp nhất: 68,8 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ mây thay đổi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Cuối kỳ đêm và sáng trời nhiều mây trưa chiều hửng nắng, có mưa vừa đến mưa to nhiều nơi. Gió Nam đến Tây Nam cấp 2, cấp 3;
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 27-28/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối ngày 27/5 có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Từ ngày 29/5-03/6, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- 3. Các tỉnh miền Trung
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,3 0C; Cao nhất: 32,8 0C; Thấp nhất: 25,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,1 %; Cao nhất: 84,3 %; Thấp nhất: 75,5 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,5 0C; Cao nhất: 33,0 0C; Thấp nhất 15,4 0C
Độ ẩm: Trung bình: 88,3 %; Cao nhất: 93,8 %; Thấp nhất: 79,4 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và giông rải rác vài nơi. Nhìn chung, lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường;
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 27/5, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quản Ngãi) có mưa rào và dông rải rác; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có mưa vừa, và dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ ngày 28/5-03/6, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, riêng các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc từ ngày 29/5-03/6 có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
+ Khu vực Tây Nguyên: Ngày 27/5, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Ngày 28/5, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.Từ ngày 29/5-03/6, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
1.4. Các tỉnh phía Nam
Nhiệt độ: Trung bình: 27,5 0C; Cao nhất: 36,5 0C; Thấp nhất: 23,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 87,0 %; Cao nhất: 96,0 %; Thấp nhất: 73,8 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến ngày nắng, chiều tối xuất hiện mưa và dông rải rác;
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 27/5, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Ngày 28/5, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 29/5-03/6, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh phía Bắc
Diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy 733.830 ha (đạt 99,06 % so với Kế hoạch). Đến ngày 28/5/2021, toàn vùng đã thu hoạch 101.011 ha (13,8 % diện tích). Dự kiến, thời gian thu hoạch lúa tập trung vào đầu tháng 6/2021. Cụ thể:
Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Trà sớm |
Đỏ đuôi – thu hoạch |
79.572 |
|
Trà chính vụ |
Ngậm sữa – chắc xanh |
201.915 |
|
Trà muộn |
Trỗ – Phơi màu, ngậm sữa |
452.343 |
|
Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch) |
733.830/ 740.768 |
101.011 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Lúa Đông Xuân: Diện tích đã gieo cấy 350.129,8 (đạt 100,9 % so với Kế hoạch). Đến ngày 28/5/2021, đã thu hoạch 345.967,5 ha (98,8 % diện tích), còn lại trên đồng ruộng 4.162,3 ha (1,19 % diện tích). Cụ thể:
Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Trà sớm |
Thu hoạch xong |
110.617,00 |
341.967,50 |
Trà chính vụ |
Thu hoạch xong |
231.350,50 |
|
Trà muộn |
Chín – Thu hoạch |
8.162,30 |
4.000 |
Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch) |
350.129,8/ 347.085 |
345.967,50 |
– Lúa Hè Thu 2021: Đến ngày 28/5/2021, toàn vùng đã gieo cấy được 35.575 ha/ 310.742 ha (đạt 11, 45 % so với Kế hoạch), chủ yếu trong giai đoạn mới gieo – 3 lá. Tập trung ở các tỉnh Thừa Thiên Huế (15.919 ha), Quảng Trị (10.500 ha), Quảng Bình (2.550 ha), Nghệ An (6.606 ha).
- 3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Đông Xuân 2020 – 2021: Diện tích 318.646 ha, đã thu hoạch xong;
– Lúa Xuân Hè 2021: Diện tích gieo cấy 7.511 ha, ở giai đoạn Đẻ nhánh rộ – Đòng trỗ. Gieo cấy chủ yếu ở tỉnh Bình Định;
– Lúa Hè Thu 2021: Đến ngày 28/5/2021, toàn vùng đã gieo cấy được 81.661 ha/ 341.700 ha (đạt 23, 90 % so với Kế hoạch), cụ thể:
Vụ |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Hè Thu |
Thực hiện/kế hoạch |
69.119,8/ 218.700 |
|
Sớm |
Mạ – Đẻ nhánh |
46.156 |
|
Chính vụ |
Mạ |
22.964 |
|
Hè Thu |
Thực hiện/kế hoạch |
12.541,5/ 123.000 |
|
Sớm |
Mạ – Đẻ nhánh |
7.960 |
|
Chính vụ |
Mạ |
4.581 |
|
Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch) |
81.661,3/ 341.700 |
2.4. Các tỉnh phía Nam
- – Lúa Hè Thu 2021: Đến ngày 28/5/2021, diện tích đã gieo sạ 1.317.782 ha; thu hoạch 66.870 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
385.455 |
|
Đẻ nhánh |
432.040 |
|
Đòng – trỗ |
289.827 |
|
Chín |
143.590 |
|
Thu hoạch |
66.870 |
|
Tổng cộng (ha) |
1.317.782 |
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.003 ha (giảm 17.018 ha so với kỳ trước, tăng 20.776 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 85 ha, phòng trừ 10.531 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Hải Phòng, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, An Giang,…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.490 ha (tăng 1.072 ha so với kỳ trước, giảm 3.332 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 22.401 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam như An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, …
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.229 ha (giảm 794 ha so với kỳ trước, giảm 741 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.831 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, BR-Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Yên Bái, Hà Nội, …
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.401 ha (tăng 1.213 ha so với kỳ trước, tăng 2.048 ha so với CKNT), phòng trừ 8.622 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.107 ha (tăng 511 ha so với kỳ trước, giảm 416 ha so với CKNT), mất trắng 1,6 ha tại Hải Phòng; diện tích phòng trừ trong kỳ 80.564 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ , Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, …
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 1.658 ha (tăng 397 ha so với kỳ trước, giảm 1.269 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.783 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Điện Biên, Hà Nội, Bắc Giang, ….
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 2.466 ha (tăng 479 ha so với kỳ trước, tăng 33 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.322 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bắc Ninh, Nam Định, Điện Biên, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tây Ninh, …
– Bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 863 ha (giảm 1.123 ha so với kỳ trước, tăng 859 ha so với CKNT), tỷ lệ bệnh phổ biến 5- 10% số dảnh, nơi cao > 20% số dảnh với diện tích 76 ha. Bệnh xuất hiện trên lúa giai đoạn làm đòng – đòng trỗ tại tỉnh Kiên Giang ( các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp).
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 9.849 ha (tăng 4.542 ha so với kỳ trước, tăng 9.001 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 6.428 ha. Phân bố tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định, Lâm Đồng, Quảng Trị.
– Chuột: Diện tích nhiễm 4.709 ha (giảm 1.009 ha so với kỳ trước, giảm 5.685 ha so với CKNT), diện tích nặng 70 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 2.046 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa,…
– Lúa cỏ (lúa ma, lúa dại, lúa hoang): hại diện hẹp trên các giống lúa Thiên ưu 8, J02, KD18…; tỷ lệ hại trung bình 1-3%, cao 5-7%, cục bộ 10-30% số dảnh. Diện tích nhiễm 43 ha (giảm 05 ha so với kỳ trước), nhiễm nặng 05 ha, đã phòng trừ 33 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Ninh Bình,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ
Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh và gây hại chủ yếu trên các giống nhiễm, giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi, hại nặng diện hẹp chủ yếu trên ruộng chân vàn trũng, sẽ có cháy ổ cục bộ trên trà lúa chắc xanh – đỏ đuôi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời;
Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn khoảng cuối tháng 5; bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại diện hẹp trên giống nhiễm, đặc biệt là những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng; bệnh khô vằn gây hại tăng, chủ yếu trên trà lúa chính vụ – muộn, các giống nhiễm, ruộng cấy dầy và bón thừa đạm; bệnh bạc lá phát sinh gây hại tăng sau các cơn mưa giông; bệnh đen lép hạt,… hại cục bộ.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trên lúa gieo thẳng và mạ Hè Thu 2021: các đối tượng sinh vật gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, tuyến trùng rễ, ốc bươu vàng, chuột,… phát sinh và gây hại nhẹ.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
Các đối tượng sinh vật gây hại như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn,… tiếp tục gây hại trên lúa Xuân Hè giai đoạn làm đòng – trỗ bông; bọ trĩ, ruồi đục lá, sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá,… tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn mạ – đẻ nhánh, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; ốc bươu vàng hại nặng cục bộ trên lúa Hè Thu giai đoạn sạ – mạ; chuột hại rải rác trên các trà lúa.
- d) Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long
– Rầy nâu: trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 5 – trưởng thành, tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng- trỗ. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy vào đèn và trên đồng ruộng, quản lý tốt nguồn rầy tại chỗ, đặc biệt trên những ruộng đã bị nhiễm bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá, tránh để rầy lây lan và lan truyền bệnh ra diện tích mới, đặc biệt là các diện tích lúa mới xuống giống.
– Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá: có khả năng lây lan trên lúa Hè Thu 2021, đặc biệt là trên những ruộng đã nhiễm bệnh không được xử lý triệt để, ruộng gieo sạ không theo đúng lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
– Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông: tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa Hè Thu 2021 giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.
– Bệnh đen lép hạt: tiếp tục phát triển và gây hại tăng do ảnh hưởng của thời tiết có mưa, dông và nắng gián đoạn.
– Ốc bươu vàng: tiếp tục phát triển và gia tăng diện tích gây hại do thời tiết mưa nhiều, đặc biệt trên những chân ruộng thấp trũng, khó thoát nước mới gieo sạ. Chú ý theo dõi đối tượng này, khuyến cáo áp dụng các biện pháp canh tác để diệt trừ.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)