I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,8 0C; Cao nhất: 360C; Thấp nhất: 19,80C;
Độ ẩm: Trung bình: 85 %; Cao nhất: 96,3 %; Thấp nhất: 77,8%.
– Nhận xét: Đầu kỳ có mưa nhỏ, mưa rào và giông; giữa đến cuối kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh đêm và sáng sớm có sương nhẹ, trời mát, ban ngày có nắng hanh.
– Dự báo trong tuần tới: Thời kỳ từ ngày 28/9-01/10 có mưa rào và dông rải rác, trong đó ngày 29-30/9, cục bộ có mưa to và dông mạnh, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Những ngày khác phổ biến ít mưa, ngày trời nắng.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,3 0C; Cao nhất: 32,7 0C; Thấp nhất: 22 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 89 %; Cao nhất: 95,1 %; Thấp nhất: 83 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ do chịu ảnh hưởng của Bão số 4 toàn vùng xảy ra mưa to đến rất to gây ảnh hưởng đến cây trồng và tiến độ thu hoạch. Cuối kỳ, mây thay đổi, ngày trời nắng. Gió nhẹ
– Dự báo trong tuần tới: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; riêng thời kỳ từ khoảng 30/9-02/10 có khả năng xuất hiện mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 30 0C; Cao nhất: 34,9 0C; Thấp nhất: 27,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,0 %; Cao nhất: 83,5 %; Thấp nhất: 68,3 %.
b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 21,8 0C; Cao nhất: 31,9 0C; Thấp nhất: 15,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 91,0 %; Cao nhất: 96,9 %; Thấp nhất: 82,4 %.
– Nhận xét: Trong kỳ qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết khu vực Đồng bằng và Tây Nguyên thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa đến mưa to. Nhìn chung, lúa Hè Thu, lúa Mùa, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ.
+ Tây Nguyên: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,1 0C; Cao nhất: 34,4 0C; Thấp nhất: 23,9 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 88,4 %; Cao nhất: 96,5 %; Thấp nhất: 81 %.
– Nhận xét: Trong kỳ qua, khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to..
– Dự báo trong tuần tới: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Mùa 2024: Diện tích đã gieo, cấy được 833.542 ha/ 832.572 ha, đạt 101 % so với kế hoạch. Đến ngày 26/9/2024, đã thu hoạch được 126.604 ha, chiếm 15 % diện tích gieo trồng Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Trà sớm |
Chín – Thu hoạch |
84.225 |
126.604 |
Trà chính vụ |
Đỏ đuôi- Chín, Thu hoạch |
498.429 |
|
Trà muộn |
Đòng, trỗ – Ngậm sữa, chắc xanh |
124.284 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
833.542/ 832.572 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè Thu, Mùa 2024: Diện tích đã gieo, cấy 294.424 ha/ 302.672 ha, đạt 97,28% so với kế hoạch. Đến ngày 26/9/2024, đã thu hoạch được 258.198 ha, chiếm 87,7% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Trà sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
130.675 |
Trà chính vụ |
Chín – Thu hoạch |
23.871 |
127.523 |
Trà muộn |
Đòng, trỗ – Chín sữa |
12.356 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
294.424/ 302.672 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ
Cây trồng |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Đã trồng |
Để đất trống |
|
Lúa |
252,5 |
158,4 |
|
|
|
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu 2024: Diện tích đã gieo cấy 343.834 ha/ 356.589 ha, đạt 96,4 % so với kế hoạch. Đến ngày 26/9/2024, đã thu hoạch 236.475 ha, chiếm 69% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
79.632 |
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
104.622 |
|
Muộn |
Chắc xanh – Thu hoạch |
4.339 |
29.765 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Chín – Thu hoạch |
14.968 |
22.456 |
Chính vụ |
Chắc xanh- Chín |
57.091 |
|
|
Muộn |
Trỗ – Ngậm sữa |
30.961 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
343.834/ 356.589 |
– Lúa vụ Mùa 2024: Diện tích đã gieo cấy 78.139 ha. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Đồng bằng |
Sớm |
Đòng trỗ – Ngậm sữa |
9.188 |
Chính vụ |
Mạ – Đẻ nhánh – Đứng cái |
48.656 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đòng trỗ – Ngậm sữa |
18.482 |
Chính vụ |
Mạ – Đẻ nhánh – Đứng cái |
1.813 |
|
Tổng cộng |
78.139 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Hè Thu 2024: Tổng diện tích đã gieo sạ 1.556.835 ha/ 1.540.011 ha, đạt 101% so với kế hoạch; đã thu hoạch 1.417.105 ha, chiếm 91 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
|
|
Đẻ nhánh |
|
|
Đòng – trỗ |
4.022 |
|
Chín |
135.708 |
|
Thu hoạch |
|
1.417.105 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
1.556.835 |
– Lúa Thu Đông 2024: Tổng diện tích đã gieo sạ 772.788 ha/ 773.822 ha, đạt 99,9 % so với kế hoạch. Đến ngày 26/9/2024, đã thu hoạch 147.041 ha, chiếm 19% diện tích gieo trồng Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
162.614 |
|
Đẻ nhánh |
157.088 |
|
Đòng-trỗ |
120.012 |
|
Chín |
186.033 |
|
Thu hoạch |
|
147.041 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
772.788/ 773.822 |
* Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ
Vụ |
Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
|||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn, nhiễm mặn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
|
Hè Thu 2024 |
7.019,5 |
1.012,5 |
603,8 |
1.098,5 (KG) |
6.933,5 (KG, VT, ST) |
Thu đông- Mùa |
300,4 |
73,6 |
374 |
|
374 (KG, VL) |
Tổng |
7.319,9 |
1.086,1 |
977,8 |
1.098,5 |
6.933,5 |
* Trong vụ Hè Thu 2024: Đã có 8.032 ha lúa bị thiệt hại. Trong đó:
– 1.098,5 ha lúa bị thiệt hại do khô hạn và nhiễm mặn, mức độ thiệt hại 30-70% là 474,8 ha; >70% là 623,7 ha tại tỉnh Kiên Giang.
– 6.933,5 ha lúa bị thiệt hại do ngập úng và đổ ngã, mức độ thiệt hại 30-70% là 6.544,7 ha; >70% là 388,8 ha tại tỉnh Kiên Giang (6.884,2 ha), BR-VT (40,3 ha), Sóc Trăng (9 ha).
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 5.256 ha (giảm 570 ha so với kỳ trước, tăng 601 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha, phòng trừ trong kỳ 1.423 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, Long An …;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 3.121 ha (giảm 406 ha so với kỳ trước, tăng 1.312 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 5.266 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Gia Lai, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An…;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 21.605 ha (tăng 18.775 ha so với kỳ trước, tăng 16.041 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 7.820 ha; phòng trừ trong kỳ 1.357 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình, Gia Lai, Bình Thuận, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Tháp, bạc Liêu…;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.669 ha (tăng 1.185 ha so với kỳ trước, giảm 11.849 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 338 ha; phòng trừ trong kỳ 2.641 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An, Bình Phước…;
– Bọ phấn (rầy phấn trắng): Diện tích nhiễm 176 ha (tăng 64 ha so với tuần trước), phòng trừ trong kỳ 60 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Trà vinh, Đồng Tháp, An Giang,..
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.350 ha (giảm 33 ha so với kỳ trước, tăng 337 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 54 ha; phòng trừ trong kỳ 13.901 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu …;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 13.154 ha (tăng 4.861 ha so với kỳ trước, tăng 6.167 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 395 ha; phòng trừ trong kỳ 8.297 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Bắc Giang, Điện Biên, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 10.050 ha (tăng 3.128 ha so với kỳ trước, tăng 6.411 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 191 ha; phòng trừ trong kỳ 10.410 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, bắc ninh, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 426 ha (giảm 32 ha so với kỳ trước, giảm 177 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 294 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Hậu Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.923 ha (tăng 2.178 ha so với kỳ trước, giảm 682 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.377 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 5.587 ha (giảm 572 ha so với kỳ trước, giảm 7.756 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 138 ha; phòng trừ trong kỳ 580 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh,…;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại chủ yếu trên các trà lúa Mùa chính vụ- muộn, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, đặc biệt trên các diện tích lúa muộn giống dài ngày. Hại nặng cục bộ trên những diện tích lúa phát triển xanh tốt, bón thừa đạm;
– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc một số diện tích lúa trỗ đầu tháng 10.
Ngoài ra, Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn,… tiếp tục hại.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
– Các đối tượng sinh vật gây hại chính như: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đen lép hạt, chuột, … tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa mùa muộn tại Thanh Hóa, Nghệ An, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Đồng bằng:
+ Sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh đen lép thối hạt,…tiếp tục gây hại trên lúa Mùa trà sớm giai đoạn trỗ – chắc xanh.
+ Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,…hại lúa Mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh – đòng.
– Tây Nguyên:
+ Sâu đục thân, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt,…hại lúa Hè Thu cuối vụ, lúa Mùa sớm giai đoạn trỗ – chắc xanh.
+ Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,…hại lúa Mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh – đòng.
– Chuột: Gây hại rải rác trên các trà lúa.
– Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước và gây hại rải rác trên lúa Mùa ởvùng trũng.
d)Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: trên đồng phổ biến rầy tuổi 4- trưởng thành xuất hiện và gây hại phổ biến ở mức nhẹ- trung bình, cục bộ hại nặng trên trà lúa giai đoạn đòng- trỗ. Các tỉnh tiếp tục khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, nắm bắt sát tình hình rầy gây hại trên đồng để quản lý tốt đối tượng này.
– Hiện nay thời tiết thường có mưa nhiều vào chiều tối và đêm, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, .. phát triển gia tăng diện tích hại trong tuần tới. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên trà lúa Thu Đông- Mùa mới xuống giống <15 ngày sau sạ (NSS.). Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín, áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, mang tính cộng đồng để tăng hiệu quả phòng, trừ.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)