- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,5 0C; Cao nhất: 31,9 0C; Thấp nhất: 17,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84,7 % Cao nhất: 92,8 %; Thấp nhất: 71,3 %.
– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ đêm và sáng có sương mù, trưa chiều hửng nắng; cuối kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh trời rét xen kẽ có mưa rào.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 25-26/3, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây, hửng nắng.Từ đêm 26 đến ngày 31/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; trời lạnh, đêm và sáng trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 25,5 0C; Cao nhất: 33,7 0C; Thấp nhất: 19,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 88,6 %; Cao nhất: 94,0 %; Thấp nhất: 81,5 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ mây thay đổi đến nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ vài nơi và sương mù rải, trưa chiều trời nắng. Cuối kỳ, ngày nhiều mây có mưa nhỏ, mưa rào và dông vài nơi, trời rét.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 25-26/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, riêng vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng. Từ đêm ngày 26 đến ngày 31/3, có mưa vài nơi; riêng từ đêm 26-27/3 và ngày 31/3 có mưa rào và dông rải rác.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,3 0C; Cao nhất: 32,4 0C; Thấp nhất: 24,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,1 %; Cao nhất: 86,8 %; Thấp nhất: 82,5 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,2 0C; Cao nhất: 35,1 0C; Thấp nhất: 14,30C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,9 %; Cao nhất: 92,6 %; Thấp nhất: 71,0 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương mù nhẹ, rải rác có mưa nhỏ vài nơi. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch lúa Đông Xuân sớm. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ đêm ngày 25-30/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Ngày 31/3, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 25 đến ngày 31/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng thời kỳ từ ngày 30-31/3, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,5 0C; Cao nhất: 36,5 0C; Thấp nhất: 24,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 81,1 %; Cao nhất: 87,8 %; Thấp nhất: 71,5 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Có khả năng xuất hiện mưa dông vào chiều tối và đêm, ngày nắng, đặc biệt thời kỳ từ ngày 28 – 31/3, do ảnh hưởng của nhiễu động gió đông, cục bộ có điểm mưa vừa, mưa to.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đến nay đã gieo cấy được 709.805 ha/ 724.759 ha (đạt 98 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Cuối đẻ – đứng cái, phân hóa đòng |
34.894 |
Trà chính vụ |
Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ |
241.120 |
Trà muộn |
Hồi xanh – đẻ nhánh |
433.791 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
709.805/ 724.759 |
2.2. Các tỉnh Bắc trung Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã gieo cấy 349. 814 ha/ 348.000 ha (đạt 100, 52 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đòng – trỗ |
80.597 |
Trà chính vụ |
Đứng cái – làm đòng |
217.051 |
Trà muộn |
Đẻ nhánh rộ |
52.166 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
349.814/ 348.000 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 326.229 ha/ 313.972 ha (đạt 103, 9 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 38.245 ha (chiếm 12 % diện tích). Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
234.814/ 228.605 |
||
Sớm |
Chín- thu hoạch |
33.824 |
23.673 |
|
Chính vụ |
Đòng trỗ – chắc xanh |
104.538 |
|
|
Muộn |
Đứng cái – đòng trỗ |
72.779 |
|
|
Tây Nguyên |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
91.416/ 85.367 |
||
Sớm |
Chín – thu hoạch |
0 |
12.781 |
|
Chính vụ |
Trỗ – chín – thu hoạch |
26.447 |
1.791 |
|
Muộn |
Đứng cái – đòng trỗ |
50.397 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
326.229/ 313.972 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
- – Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích 581.679 ha, đã thu hoạch 962.251 ha (chiếm 61 % diện tích). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
0 |
|
Đẻ nhánh |
767 |
|
Đòng – trỗ |
105.841 |
|
Chín |
512.820 |
|
Thu hoạch |
|
962.251 |
Tổng cộng |
1.581.679 |
– Lúa vụ Hè thu 2022: Đã xuống giống 290.278 ha (tăng 56.965 ha so với tuần trước). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
181.427 |
|
Đẻ nhánh |
80.074 |
|
Đòng – trỗ |
23.414 |
|
Chín |
2.961 |
|
Thu hoạch |
2.402 |
|
Tổng cộng |
290.278 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ
Vụ |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã (ha) |
Nhiễm mặn |
|
Đông Xuân 2021-2022 |
70 |
02 |
02 |
0 |
02 (KG) |
70 (KG) |
Hè Thu |
364,2 |
80 |
|
|
|
444,2 (KG) |
Tổng |
434, 2 |
82 |
02 |
0 |
02 |
514,2 |
Ghi chú: KG- Kiên Giang
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 12.670 ha (giảm 682 ha so với kỳ trước, tăng 3.563 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 984 ha, mất trắng 12,2 ha (tại Nghệ An, Thanh hóa); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 7.818 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Vĩnh Long,…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 7.166 ha (giảm 2287 ha so với kỳ trước, tăng 3.137 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 5.536 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tây Ninh, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai,…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.536 ha (giảm 1.286 ha so với kỳ trước, giảm 16.645 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng 1.847 ha đã phòng trừ trong kỳ 3.594 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Tây Ninh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.126 ha (giảm 214 ha so với kỳ trước, tăng 380 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng 8 ha đã phòng trừ trong kỳ 1.782 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Tây Ninh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.175 ha (giảm 358 ha so với kỳ trước, tăng 492 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 15 ha; đã phòng trừ trong kỳ 924 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Sóc Trăng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk,…
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 132 ha (tăng 68 ha so với tuần trước, giảm 486 ha so với CKNT), tỷ lệ hại phổ biến 10-20%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: An Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 10.221 ha (giảm 3.919 ha so với kỳ trước, tăng 1.747 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 18 ha; đã phòng trừ trong kỳ 7.831 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam,…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.789 ha (giảm 2.416 ha so với kỳ trước, giảm 402 ha so với CKNT), nhiễm nặng 01 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 7.788 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tiền Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Điện Biên, Yên Bái,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 16.517 ha (giảm 2.659 ha so với kỳ trước, tăng 9.125 ha so với CKNT), hại nặng 705 ha; đã phòng trừ trong kỳ 23.157 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Đồng Nai, Cần Thơ,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 8.392 ha (giảm 1.046 ha so với kỳ trước, tăng 906 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 317 ha; diện tích trừ chuột trong kỳ 21.839 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Đà Nẵng, Gia Lai, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, An Giang,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Bệnh đạo ôn lá: Bệnh tiếp tục hại tăng trên các giống nhiễm đặc biệt trên những ruộng xanh tốt, bón thừa đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa sớm – chính vụ;
Ngoài ra, các đối tượng: Chuột, bọ xít đen, ruồi đục nõn, bọ trĩ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… hại tăng; ốc bươu vàng, rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… tiếp tục hại.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân chính vụ- muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ – đứng cái, làm đòng, nhất là trên các khu vực gieo trồng giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm; sẽ có thêm nhiều ổ bị lụi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời. Trên lúa Đông Xuân sớm tại các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển chậm lại và chuyển sang hại cổ lá đòng, hại nặng trên các giống nhiễm;
– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa trà sớm giai đoạn đòng – trổ, lúa trà chính vụ giai đoạn đứng cái – làm đòng;
– Bệnh bạc lá vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa trà sớm, chính vụ giai đoạn làm đòng – trỗ, gây hại nặng cục bộ trên trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, giông, gió lớn;
– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà sớm, chính vụ giai đoạn làm đòng tại các tỉnh trong vùng, hại nặng cục bộ tại khu vực gần gò bãi, khu dân cư,…
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn … tiếp tục gia tăng gây hại trên các giống nhiễm, trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chắc xanh, đỏ đuôi tập trung ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng,…; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ giống nhiễm;
Ngoài ra, các đối tượng: Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt… tiếp tục gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ – chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng; Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy trưởng thành mang trứng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ. Chú ý theo dõi diễn biến tình hình rầy vào đèn tại các địa phương, theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên đồng để có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả;
– Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt,… tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời;
Ngoài ra, cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn trỗ – chín; trên những diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần theo dõi thời gian trưởng thành nở rộ để xác định thời điểm áp dụng biện pháp phun trừ đạt hiệu quả.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)