I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 19,3 0C; Cao nhất: 27,7 0C; Thấp nhất: 9,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 73 %; Cao nhất: 85,9%; Thấp nhất: 53,6%.
– Nhận xét: Trong kỳ ngày nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng trời rét.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Trung du miền núi phía Bắc: Khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng, đêm và sáng sớm có mưa rào nhẹ vài nơi và sương mù rải rác. Trời rét, có nơi rét đậm
+ Đồng bằng sông Hồng: Khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng trời rét
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 21 0C; Cao nhất: 28,2 0C; Thấp nhất: 15,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82 %; Cao nhất: 91%; Thấp nhất: 65,3 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ và giữa kỳ nhiều mây, sáng sớm và đêm trời lạnh, ban ngày trời nắng, gió nhẹ. Cuối kỳ trời nhiều mây, có mưa nhẹ cục bộ có mưa rào, sáng sớm và đêm trời se lạnh.
– Dự báo trong tuần tới: Phía Bắc 03 ngày đầu có mưa rải rác, sau có mưa vài nơi; các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) có mưa rào rải rác, trong 02 ngày đầu và 02 ngày cuối tuần có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An) đêm và sáng trời rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 25,5 0C; Cao nhất: 29,10C; Thấp nhất: 23,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 79%; Cao nhất: 89,3 %; Thấp nhất: 71,9%.
b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 20 0C; Cao nhất: 28,2 0C; Thấp nhất: 13,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 86 %; Cao nhất: 94,6 %; Thấp nhất: 79,9 %.
– Nhận xét: Kỳ qua khu vực đồng bằng ngày nắng gián đoạn, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; Khu vực Tây Nguyên ngày nắng nhẹ, sáng sớm và chiều tối trời se lạnh, rải rác có mưa rào và giông. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân sớm. Lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có mưa rào rải rác và có nơi có dông, các tỉnh phía Bắc khu vực (Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
+ Tây Nguyên: Chiều tối có mưa rào rải và dông vài nơi.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,2 0C; Cao nhất: 34,2 0C; Thấp nhất: 21,50C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,5 %; Cao nhất: 88,5%; Thấp nhất: 66 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Đông Nam Bộ: Ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
+ Tây Nam Bộ: Ngày có mưa rào và dông gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Cây ngô Đông |
9 lá – xoáy nõn, trỗ cờ |
51.259 |
– Cây rau |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
86.260 |
– Cây ăn quả |
|
|
+ Cam, quýt |
Phát triển quả – thu hoạch |
39.592 |
+ Bưởi |
Phát triển quả – thu hoạch |
36.363 |
+ Nhãn |
Phát triển lộc |
37.705 |
+ Vải |
Phát triển lộc |
47.643 |
+ Chuối |
Kinh doanh – thu hoạch |
37.525 |
+ Xoài |
Chăm sóc |
20.604 |
– Cây công nghiệp |
||
+ Chè |
Phát triển búp – thu hái |
85.704 |
+ Sắn |
Phát triển củ – tạo bột |
10.222 |
+ Cà phê |
Phát triển quả – thu hoạch |
20.468 |
+ Cây thông |
Khai thác nhựa |
366.658 |
+ Cây quế |
Kinh doanh |
128.237 |
+ Cây keo |
Phát triển thân lá – kinh doanh |
285.383 |
+ Cây bạch đàn |
Cây 1-5 tuổi |
6.933 |
+ Cây Tre, luồng, vầu |
Kinh doanh |
4.137 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
Lúa Hè thu – Mùa: Diện tích đã gieo cấy 295.960 ha/ 302.672 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Đến ngày 23/11/2023, đã thu hoạch 294.820 ha, chiếm 99,61 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Hè Thu |
Thu hoạch xong |
0 |
167.865 |
Mùa chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
109.317 |
Mùa muộn |
Chín – thu hoạch |
1.141 |
17.638 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
295.960/ 302.672 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa vụ Hè Thu 2023: Đã thu hoạch xong.
– Lúa vụ Mùa 2023: Diện tích 81.957 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa. Đến ngày 23/11/2023, đã thu hoạch được 17.765 ha, chiếm 21,7 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mùa sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
14.079 |
Mùa chính vụ |
Đòng trỗ – chắc xanh- thu hoạch |
64.192 |
3.686 |
Tổng |
81.957 |
– Lúa Thu Đông 2023: Diện tích đã gieo sạ 1.805 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Mạ- đẻ nhánh; phân bố chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk.
– Lúa Đông Xuân 2023- 2024: Diện tích đã gieo cấy 1.932 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Sạ- Mạ; phân bố chủ yếu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 912.325 ha/844.947 ha, đạt 108 % so với kế hoạch . Đến ngày 23/11/2023, đã thu hoạch 472.841 ha, chiếm 51,8 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
11.359 |
|
Đẻ nhánh |
72.635 |
|
Đòng – trỗ |
170.419 |
|
Chín |
185.071 |
|
Thu hoạch |
|
472.841 |
Tổng cộng |
912.325 |
– Lúa Đông Xuân 2023-2024: Đã xuống giống 336.842 ha/ 1.538.358 ha, đạt 22% so với kế hoạch. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
135.908 |
|
Đẻ nhánh |
129.992 |
|
Đòng- trỗ |
51.072 |
|
Chín |
18.988 |
|
Thu hoạch |
|
882 |
Tổng cộng |
336.842 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 8.454 ha (giảm 822 ha so với kỳ trước, tăng 1.643 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 6.651 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng,…;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 824 ha (tăng 50 ha so với kỳ trước, giảm 3.935 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 561 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Nai…;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.454 ha (tăng 540 ha so với kỳ trước, tăng 562 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 604 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu,…;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.796 ha (tăng 127 ha so với kỳ trước, tăng 81 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.195 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bạc Liêu…;
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.088 ha (giảm 8 ha so với kỳ trước, giảm 799 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 589 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Tây Ninh…;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.323 ha (tăng 4.414 ha so với kỳ trước, tăng 3.061 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 5.407 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 2.400 ha (giảm 490 ha so với kỳ trước, giảm 4.663 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.387 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, …;
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 190 ha (tăng 2 ha so với kỳ trước, giảm 712 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 424 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 171 ha (giảm 65 ha so với kỳ trước, giảm 254 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 93 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước,…;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 2.844 ha (tăng 873 ha so với kỳ trước, giảm 3.640 ha so với CKNT), nhiễm nặng 8 ha, phòng trừ trong kỳ 1.170 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: NGhệ An, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 1.842 ha (giảm 804 ha so với kỳ trước, giảm 6.900 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 3 ha, phòng trừ trong kỳ 1.132 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Long An, Trà Vinh, An Giang, Đồng Nai, Kiên Giang…;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ: Đã gặt xong
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Lúa Hè Thu, Mùa cơ bản thu hoạch trên 99 %, tình hình sâu bệnh hại không đáng kể.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Đồng bằng:
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn,… phát sinh gây hại lúa Mùa ở giai đoạn trỗ – chín, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
+ Bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu keo,… hại nhẹ rải rác trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ.
– Tây Nguyên:
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt,…phát sinh gây hại lúa Mùa giai đoạn chắc xanh – chín; mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
+ Ruồi đục nõn, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,… tiếp tục hại phổ biến nhẹ – trung bình trên lúa Thu Đông, lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
– Chuột hại rải rác trên các trà lúa. Đặc biệt trên giống gieo, lúa Đông Xuân sớm.
– Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước hại phổ biến nặng cục bộ trên lúa Thu Đông, lúa Đông Xuân sớm giai đoạn sạ – mạ.
- d) Các tỉnh Nam Bộ:
– Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến rầy trưởng thành mang trứng; gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.
Trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ: bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên các ruộng trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới xuống giống <15 ngày sau sạ, chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)