Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 16 tháng 09 đến ngày 22 tháng 09 năm 2022)

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,9 0C;         Cao nhất: 35,5 0C;         Thấp nhất: 20,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84,0 %;         Cao nhất: 92,8 %;          Thấp nhất:  77,4 %.

– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ ngày nắng, không mưa; cuối kỳ do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có mưa rào và dông.

– Dự báo trong tuần tới: Các ngày từ 23-24/9 và 27-29/9 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ ngày 25-26/9, có mưa vài nơi.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,8 0C;        Cao nhất: 35,10C;                 Thấp nhất: 24,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 83,0 %;         Cao nhất: 89%;              Thấp nhất: 78,3 %.

– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ, mây thay đổi đến nhiều mây, ngày trời nắng, chiều và đêm có mưa rào rải rác và dông vài nơi; gió nhẹ. Cuối kỳ, trời nhiều mây, có mưa, mưa rào và dông vài nơi; gió đông đến đông nam cấp 2, cấp 3.

Dự báo trong tuần tới: Có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; riêng các ngày 23-24/9 và  27-29/9 có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.             

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,9 0C;        Cao nhất: 34,8 0C;           Thấp nhất: 24,8 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 77,0 %;         Cao nhất: 83,4 %;         Thấp nhất: 71,0 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,9 0C;        Cao nhất: 31 0C;                Thấp nhất: 16,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 89,0 %;         Cao nhất: 91,8 %;         Thấp nhất: 85,9 %.

– Nhận xét: : Thời tiết kỳ qua, khu vực đồng bằng và Tây Nguyên trời mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và giông, vài nơi có mưa to cục bộ. Nhìn chung, thời tiết tuần qua không gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch lúa Hè Thu. Lúa Mùa, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

 – Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

+ Khu vực Tây Nguyên: Có mưa rào và rải rác có dông tập trung về chiều và tối, cục bộ có nơi mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,9 0C;        Cao nhất: 34,5 0C;             Thấp nhất: 24,1 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84,0 %;         Cao nhất: 90,8 %;           Thấp nhất: 78,8 %.

– Nhận xét: trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Có mưa rào và rải rác có dông tập trung về chiều và tối, cục bộ có nơi mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.           2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

– Lúa mùa 2022: Toàn vùng đã gieo cấy 817.839 ha/ 824.656 ha (chiếm khoảng 99,2 % so với kế hoạch). Đến ngày 15/9, có 699.434 ha lúa đã trỗ (chiếm 85,5% diện tích gieo trồng), cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Đỏ đuôi – chín, thu hoạch

177.274

Trà chính vụ

Phơi màu – ngậm sữa, chắc xanh

569.673

Trà muộn

Đòng già – trỗ, phơi màu

70.892

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

817.839/ 824.656

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Lúa Hè Thu- Mùa 2022: Toàn vùng gieo cấy được 304.718 ha. Đã thu hoạch 238.655 ha lúa hè thu (chiếm 78,3 % diện tích gieo trồng). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Hè Thu

Thu hoạch xong

0

203.862

Mùa sớm – chính vụ

Chín sáp- thu hoạch

45.142

34.793 

Mùa muộn

Trỗ- chín sữa

20.921

 

Tổng cộng

304.718

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Hè Thu 2022: Diện tích 350.280 ha/ 445.680 ha (chiếm 78,6 % so với kế hoạch); đến 21/9 đã thu hoạch được 243.360 ha (chiếm 69,5 % diện tích). Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng Bằng

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 

214.403/ 297.692 

Sớm

Thu hoạch xong

0

52.509

Chính vụ

Thu hoạch xong

0

121.485

Muộn

Chín – thu hoạch

5.184

35.225

Tây Nguyên

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 

135.877/ 147.987 

Sớm

 Thu hoạch xong

0

17.021

Chính vụ

Chín- Thu hoạch

18.829

17.120 

Muộn

Đòng trỗ- chín

82.907

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

350.280/ 445.680

– Lúa Mùa 2022:  Diện tích gieo cấy 52.796 ha; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Sớm

Đòng trỗ- Chắc xanh

8.820

Chính vụ

Mạ- đẻ nhánh- Đòng

43.976

Tổng cộng

52.796

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

– Vụ Hè thu 2022: Diện tích gieo cấy 1.556.733 ha/ 1.575.334 ha (đạt 99 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 1.508.341 ha (chiếm 97 % diện tích). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

0

 

Đẻ nhánh

0

 

Đòng – trỗ

125

 

Chín

48.267

 

Thu hoạch

 

1.508.341

Tổng cộng

1.556.733

– Vụ Thu Đông: Diện tích gieo cấy 758.390 ha, đã thu hoạch được 125.940 ha (chiếm 16,6 % diện tích gieo cấy). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

155.104

 

Đẻ nhánh

211.534

 

Đòng – trỗ

99.060

 

Chín

166.752

 

Thu hoạch

 

125.940

Tổng cộng

758.390

  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ

Vụ

 

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã

Nhiễm mặn

Hè Thu

3.635,3

219,7

44,3

 

3.410,8 (CM,ST)

     444,2 (KG)

Thu đông – Mùa

 

150,7

150,7

 

150,7

(ST)

 

Tổng

3.635,3

370,4

195

0

3.561,5

444,2

Ghi chú: KG- Kiên Giang; ST: Sóc Trăng; CM: Cà Mau

  1. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

–  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 5.600 ha (tăng 1.336 ha so với kỳ trước, giảm 1.155 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.117 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:  Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Thuận,  An Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.115 ha (giảm 555 ha so với kỳ trước, giảm 652 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 22 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 5.297 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang, Gia Lai, Đăk Lăk, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn,…

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.794 ha (giảm 12.154 ha so với kỳ trước, giảm 1.060 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 35 ha, phòng trừ trong kỳ 1.370 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Gia Lai, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Nai.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 8.674 ha (giảm 6.769 ha so với kỳ trước, giảm 19.789 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 500 ha, phòng trừ trong kỳ 10.263 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, An Giang,  Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai, Vĩnh Long.

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 494 ha (tăng 02 ha so với kỳ trước, giảm 734 ha so với CKNT), nhiễm nặng 01 ha, phòng trừ trong kỳ 319 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Định, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu,..

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 8.923 ha (tăng 164 ha so với kỳ trước, giảm 131 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 439 ha, phòng trừ trong kỳ 5.634 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An,  Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tây Ninh,…

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 3.060 ha (giảm 301 ha so với kỳ trước, giảm 1.432  ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 69 ha, phòng trừ trong kỳ 3.357 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, An Giang, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…

– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 52.040 ha (giảm 11.190 ha so với kỳ trước, giảm 3.552 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 3.552 ha, đã phòng trừ trong kỳ 48.351 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, An Giang, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.213 ha (tăng 1.330 ha so với kỳ trước, giảm 2.564 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 2.830 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Long An, An Giang,…

– Chuột: Diện tích nhiễm 5.555 ha (giảm 194 ha so với kỳ trước, tăng 415 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 163 ha, phòng trừ trong kỳ 1.412 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Điện Biên, Hà Nội,Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, An Giang, Hậu Giang, Đồng Nai, Tp. HCM, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…

Lúa cỏ: Diện tích nhiễm 1.123 ha (cao hơn 862 ha so với kỳ trước, cao hơn 219 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 290 ha; đã nhổ bỏ, tiêu hủy 962 ha. Tỷ lệ phổ biến 3-5%, nơi cao 6-10%, cục bộ có nơi >20-30%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An,….

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ:

– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 7 nở hại diện hẹp chủ yếu trên lúa chính vụ – muộn, giống nhiễm.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 7 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng, sâu non nở hại chủ yếu trên lúa muộn diện xanh tốt chủ yếu các tỉnh ven biển.

– Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ, trứng nở sâu non gây bông bạc trà lúa trỗ sau 15/9 trở đi, nhất là những nơi có mật độ ổ trứng cao.

– Ngoài ra, Chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt tiếp tục hại; bệnh đạo ôn cổ bông hại chủ yếu các tỉnh miền núi phía Bắc và trên những diện tích lúa đã trỗ chưa được phun trừ; Lúa cỏ tiếp tục xuất hiện và gây hại tăng.

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Chuột: Tiếp tục gây hại, hại nặng cục bộ các chân ruộng gần gò bãi, khu dân cư

– Bệnh khô vằn: Tiếp tục gây hại nặng cục bộ trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm.

– Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Mùa muộn  giai đoạn trỗ – chín sáp; hại nặng cục bộ trên các chân ruộng bón phân không cân đối.

Bệnh đen lép hạt: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn trỗ – chín sáp.

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bệnh đốm nâu, rầy nây rầy lưng trắng,… tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh trong vùng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ trên lúa Mùa muộn

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt…tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu muộn giai đoạn trỗ – chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ;

Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng ở các tỉnh Tây Nguyên, Bình Thuận,…. Bệnh đạo ôn bông gây hại cục bộ lúa giai đoạn đòng – trỗ.

Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bọ trĩ... tiếp tục phát sinh gây hại lúa Mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh – làm đòng, mức độ hại nhẹ – trung bình.

– Chuột: Hại rải rác cục bộ trên lúa Hè Thu muộn gia đoạn đòng – trỗ và lúa Mùa gia đoạn mạ – đẻ nhánh – đòng.

– Ốc bươu vàng: Gây hại rải rác trên lúa Mùa giai đoạn sạ – mạ.

  1. d) Các tỉnh Nam Bộ

– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy non tuổi 4-TT xuất hiện và gây hại phổ biến ở mức nhẹ-trung bình trên trà lúa giai đoạn đòng – trỗ;

– Bệnh đạo ôn: Phát sinh và gây hại tăng, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình; hại nặng cục bộ trên lúa Thu Đông, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm;

– Bệnh bạc lá, lem lép hạt: Có khả năng gây hại mạnh do ảnh hưởng thời tiết kỳ tới tiếp tục có xuất hiện mưa, dông;

Ngoài ra, cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới xuống giống, đặc biệt ở các chân ruộng thấp trũng; chuột hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ -chín.

(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 22/08/2024-29/08/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.950        7.707  -43 
Lúa thường tại kho       9.950        9.383  +8 
Lứt loại 1     13.050      12.100  -33 
Xát trắng loại 1      14.950      14.470  +10 
5% tấm     13.800      13.721  -107 
15% tấm     13.600      13.467  -108 
25% tấm     13.400      13.150  -108 
Tấm 1/2     10.950      10.036  +14 
Cám xát/lau       7.250        7.121  -64 

Tỷ giá

Ngày 29/08/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,10
EUR Euro 0,90
IDR Indonesian Rupiah 15460,31
MYR Malaysian Ringgit 4,31
PHP Philippine Peso 56,21
KRW South Korean Won 1332,32
JPY Japanese Yen 145,00
INR Indian Rupee 83,87
MMK Burmese Kyat 2098,95
PKR Pakistani Rupee 279,33
THB Thai Baht 33,94
VND Vietnamese Dong 24927,73