- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 21,6 0C; Cao nhất: 31,5 0C; Thấp nhất: 17, 1 0C;
Độ ẩm: Trung bình 86,2 %; Cao nhất: 97,0 %; Thấp nhất: 69, 8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ do ảnh hưởng không khí lạnh đêm và sáng sớm trời rét, có lúc có mưa nhỏ đến mưa vừa;
– Dự báo trong tuần tới: Khu vực Bắc Bộ trong thời kỳ 7 ngày tới phổ biến ít mưa, cục bộ có mưa vài nơi với lượng mưa nhỏ. Ngày 22-23/10, trời rét về đêm và sáng; từ ngày 24 trở đi trời lạnh.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,1 0C; Cao nhất: 30,2 0C; Thấp nhất: 18,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 93,3 %; Cao nhất: 96,5 %; Thấp nhất: 89,1 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ do ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu cơn bão số 8 và không khí lạnh tăng cường nên trời nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Cuối kỳ chịu ảnh hưởng áp cao mây thay đổi đến nhiều mây, ngày trời nắng, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ và sương mù nhẹ vài nơi, gió nhẹ;
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 22/10, có mưa rào rải rác, trời lạnh. Từ đêm 22-28/10, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An) có mưa vài nơi; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng thời kỳ từ đêm 22-25/10 và ngày 27-28/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) ngày 22-23/10, trời lạnh.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,9 0C; Cao nhất: 33,0 0C; Thấp nhất: 24,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 87,8 %; Cao nhất: 95,3 %; Thấp nhất: 77,5 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 21,7 0C; Cao nhất: 31,2 0C; Thấp nhất 16,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 89,6 %; Cao nhất: 94,9 %; Thấp nhất: 82,1 %.
– Nhận xét: Thời tiết tuần qua khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên do ảnh hưởng của cơn bão số 8 và không khí lạnh, trời mây thay đổi, có mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Nhìn chung, thời tiết ảnh hưởng nhẹ đến việc thu hoạch lúa Hè Thu muộn (Tây Nguyên), lúa vụ 3 và dập nát một số rau màu ở những vùng trũng thấp. Lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường;
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 22-26/10, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng thời kỳ từ đêm 22-25/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) có mưa rào và dông rải rác trong chiều tối ngày 22-24/10. Từ ngày 27-28/10, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- + Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 22-26/10, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối thời kỳ ngày 22-24/10 có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Từ ngày 27-28/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh phía Nam
Nhiệt độ: Trung bình: 27,4 0C; Cao nhất: 34,4 0C; Thấp nhất: 23,1 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 87,0 %; Cao nhất: 93,5 %; Thấp nhất: 81,3 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực phía Nam trong kỳ phổ biến đêm có mưa rào và dông vài nơi, chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông;
– Dự báo trong tuần tới: Thời kỳ ngày 22-24/10 và từ ngày 27-28/10, chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 25-26/10, có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Mùa 2021: Đã gieo cấy được 845.434 ha/ 848.329 ha, đạt 99,7 % so kế hoạch. Đến ngày 21/10/ 2021,cơ bản đã thu hoạch xong.
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ (do mưa lũ ko thu hoạch)
Lúa Hè Thu, Mùa 2021: Đã gieo cấy được 314.508 ha/ 310.742 ha, đạt 101 % so kế hoạch. Đến ngày 21/10/2021, đã thu hoạch 304.069 ha (chiếm 96,7 % diện tích gieo trồng), còn lại trên đồng ruộng khoảng 10.439 ha (chiếm 3,3 % diện tích). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Hè Thu |
Thu hoạch xong |
0 |
167.654 |
Mùa |
Thu hoạch xong |
0 |
129.289 |
Mùa muộn |
Chín – Thu hoạch |
10.439 |
7.126 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
314.508/ 310.742 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu 2021: Đã gieo cấy được 345. 983 ha/ 341.700 ha (đạt 101,25 % so kế hoạch), đã thu hoạch 307.353 ha (chiếm 88,83 % diện tích gieo trồng), còn lại trên đồng ruộng 38.630 ha (tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên). Cụ thể:
Đồng Bằng |
Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Thực hiện/ Kế hoạch |
212.482/ 218.700 |
|||
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
46.156 |
|
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
115.508 |
|
Muộn |
Chín – thu hoạch |
0 |
50.818 |
|
Tây Nguyên |
Thực hiện/ Kế hoạch |
133.501/ 123.000 |
||
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
7.960 |
|
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
26.330 |
|
Muộn |
Ngậm sữa – chín – TH |
38.630 |
60.581 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
345.983/ 341.700 |
– Lúa vụ 3: Diện tích đã gieo cấy 6.961 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Đòng trỗ – thu hoạch, đã thu hoạch 960 ha. Tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Định.
– Lúa Thu Đông, Mùa 2021: Đến ngày 21/10/2021, diện tích đã gieo cấy 76.019 ha, đang trong giai đoạn Mạ – đẻ nhánh- đòng trỗ. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Mùa chính vụ |
Đẻ nhánh – đòng trỗ |
63.230 |
Mùa muộn |
Mạ – đẻ nhánh |
10.672 |
Thu Đông |
Mạ – đẻ nhánh |
2.118 |
Tổng cộng |
76.019 |
2.4. Các tỉnh phía Nam
- – Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích đã gieo cấy 623 ha; đã thu hoạch 316.309 ha (chiếm 35 % diện tích gieo trồng). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
37.181 |
|
Đẻ nhánh |
236.980 |
|
Đòng – trỗ |
245.280 |
|
Chín |
73.873 |
|
Thu hoạch |
|
316.309 |
Tổng cộng |
909.623 |
– Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 175.288 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
132.357 |
|
Đẻ nhánh |
42.244 |
|
Đòng – trỗ |
687 |
|
Chín |
|
|
Thu hoạch |
|
|
Tổng cộng |
175.288 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai
Vụ |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
|||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã (ha) |
|
Thu Đông-Mùa |
1.093 |
394,6 |
110,5 |
157 (LA) |
1.292,1 (KG); 40 (AG) |
Tổng |
1.093 |
394,6 |
110,5 |
157 |
1.332,1 |
Ghi chú: LA- Long An; KG- Kiên Giang; AG: An Giang
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 894 ha (tăng 401 ha so với kỳ trước, tăng 106 ha so với CKNT), phòng trừ 447 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, BìnhThuận, ĐắkLăk,…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.648 ha (giảm 270 ha so với kỳ trước, giảm 104 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.366 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.645 ha (tăng 562 ha so với kỳ trước, tăng 530 ha so với CKNT); diện tích phòng trừ trong kỳ 885 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Đăk Lak, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bắc Giang, Hậu Giang, Nghệ An,…
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 11.321 ha (tăng 1.397 ha so với kỳ trước, tăng 1.610 so với CKNT), phòng trừ 10.002 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Long An, Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lak, Ninh Thuận.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.415 ha (giảm 748 ha so với kỳ trước, giảm 105 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 213 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh.
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 4.394 ha (tăng 695 ha so với kỳ trước, tăng 412 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 986 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Vĩnh Long, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Nghệ An…;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 3.604 ha (tăng 274 ha so với kỳ trước, giảm 356 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.805 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai, …
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 5.207 ha (giảm 327 ha so với kỳ trước, tăng 114 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 968 ha. Phân bố tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, Cà Mau, Tp. HCM, Kiên Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 2.814 ha (tăng 103 ha so với kỳ trước, tăng 584 ha so với CKNT), diện tích nặng 29 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 2.442 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đăk Lak, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Nghệ An,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Hè Thu, Mùa cơ bản thu hoạch được trên 98 %, tình hình sâu bệnh hại không đáng kể.
Các đối tượng sinh vật gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, nhện gié, chuột… tiếp tục gây hại cục bộ trên lúa Mùa cực muộn tại một số huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
- b) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ,.. tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;
– Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt…tiếp tục gây hại lúa Hè Thu muộn ở Tây Nguyên, lúa vụ 3 giai đoạn chắc xanh – chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;
– Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh gây hại lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ;
Ngoài ra, rầy các loại, ốc bươu vàng, chuột gây hại nhẹ – trung bình trên các trà lúa.
- c) Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
– Rầy nâu: Trong tuần tới trên đồng ruộng rầy cám tiếp tục nở; rầy tuổi 2-4 tiếp tục phát triển, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ, cục bộ có diện tích nhiễm nặng do rầy tích lũy từ đầu vụ. Cần theo dõi tình hình rầy vào đèn để xuống giống né rầy hiệu quả
– Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và lem lép hạt: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trong thời giai tới do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, giông lớn và ẩm độ không khí cao, nhất là trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,… Các tỉnh khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện sớm để quản lý và phòng trừ kịp thời.
– Ngoài ra, ốc bươu vàng có khả năng gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa Thu Đông và Đông Xuân sớm 2021 – 2022 mới gieo trồng, nhất là trên những ruộng trũng khó tiêu thoát nước.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)