I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,5 0C; Cao nhất: 39,1 0C; Thấp nhất: 21,60C;
Độ ẩm: Trung bình: 78,1%; Cao nhất: 98,3 %; Thấp nhất: 64,3%.
– Nhận xét: Đầu kỳ trời nắng nóng; giữa đến cuối kỳ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 21-25/7, sáng sớm và đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Ngày 25-27/7, ngày nắng, có nơi nắng nóng, đêm và sáng sớm có mưa, mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 31,1 0C; Cao nhất: 39,5 0C; Thấp nhất: 24,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 73,7 %; Cao nhất: 86,6 %; Thấp nhất: 61,9 %.
– Nhận xét: Trong kỳ có mưa rào và giông rải rác (thời gian tập trung vào chiều tối và tối); ban ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, sau có nắng nóng cục bộ.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 21-27/7, ngày nắng, riêng 26-27/7 có nắng nóng; sáng sớm và đêm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng 23-25/5 chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 31,3 0C; Cao nhất: 37,5 0C; Thấp nhất: 27,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 65,9%; Cao nhất: 76,1 %; Thấp nhất: 56,3 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,1 0C; Cao nhất: 31,5 0C; Thấp nhất: 16,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 90,3 %; Cao nhất: 96,0 %; Thấp nhất: 82,9 %.
– Nhận xét: Kỳ qua, khu vực Đồng Bằng ngày nắng nóng, oi bức, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Tây Nguyên trời mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, có nơi mưa to đến rất to. Nhìn chung, lúa Hè Thu, lúa Mùa, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng, phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 21/7, khu vực có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Ngày 22-25/7, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Những ngày sau mưa có xu hướng giảm. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
+ Tây Nguyên: 21-27/7, chiều và đêm có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,6 0C; Cao nhất: 35,2 0C; Thấp nhất: 22,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 86,5 %; Cao nhất: 93,5 %; Thấp nhất: 79,8 %.
– Nhận xét: Trong phổ biến ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 21-27/7, chiều và đêm có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Mùa 2023: Diện tích đã gieo cấy 725.945 ha/ 832.572 ha, đạt 87,2 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ nhánh |
173.542 |
Trà chính vụ |
Hồi xanh – đẻ nhánh |
364.604 |
Trà muộn |
Cấy – hồi xanh |
187.799 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
725.945/ 832.572 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè thu: Đã gieo cấy 293. 345 ha/ 302.672 ha, đạt 97 % so với kế hoạch. Đến ngày 20/7/2023, đã có 2.538 ha lúa ở giai đoạn trỗ – chín. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Sớm |
Đòng già – trỗ, chín |
167.865 |
Chính vụ |
Đứng cái–làm đòng |
96.906 |
Muộn |
Gieo, cấy – đẻ nhánh |
28.574 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
293.345/ 302.672 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu: Đã gieo sạ 341. 532 ha/ 361. 399 ha, đạt 94,5 % so với kế hoạch. Đến ngày 20/7/2023, đã thu hoạch 5.687 ha, chiếm 1,67% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Chắc xanh – chín – thu hoạch |
88.066 |
5.687 |
Chính vụ |
Đứng cái – làm đòng |
113.081 |
|
|
Muộn |
Mạ – đẻ nhánh |
8.411 |
|
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đứng cái – làm đòng |
37.037 |
|
Chính vụ |
Đẻ nhánh rộ |
54.663 |
|
|
Muộn |
Sạ – Mạ |
34.588 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
341.532/ 361.399 |
– Lúa vụ Mùa 2023: Đã xuống giống được 4.133 ha (tăng 1.549 ha so với tuần trước), chủ yếu tập trung tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận.
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Hè Thu 2023: Đã gieo sạ 1.556. 660 ha/ 1.546. 689 ha, đạt 100,6 % so với kế hoạch. Đến ngày 20/7/2023, đã thu hoạch 564. 523 ha, chiếm 36,27 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
4.280 |
|
Đẻ nhánh |
207.184 |
|
Đòng – trỗ |
413.164 |
|
Chín |
367.509 |
|
Thu hoạch |
|
564.523 |
Tổng cộng |
1.556.660 |
– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 287.829 ha (tăng 34.225 ha so với tuần trước). Tập trung ở các tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu…. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
95.332 |
|
Đẻ nhánh |
113.323 |
|
Đòng – trỗ |
62.222 |
|
Chín |
16.952 |
|
Thu hoạch |
|
|
Tổng cộng |
287.829 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 15.710 ha (giảm 2.610 ha so với kỳ trước, tăng 1.049 ha so với CKNT), nhiễm nặng 122 ha, phòng trừ trong kỳ 11.291 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và phía Nam: Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận,…;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 3.907 ha (tăng 2.263 ha so với kỳ trước, giảm 7.122 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.494 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, …;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 10.443 ha (tăng 9.204 ha so với kỳ trước, tăng 7.122 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 8.440 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Cao Bằng, Quảng Bình, Long An, Bạc Liêu, Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, ;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 13.646 ha (tăng 1.232 ha so với kỳ trước, tăng 8.641 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 258 ha; phòng trừ trong kỳ 4.680 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai,…;
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.072 ha (tăng 680 ha so với kỳ trước, tăng 512 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 180 ha; phòng trừ trong kỳ 1.245 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Định, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, …;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 8.802 ha (tăng 162 ha so với kỳ trước, giảm 13.332 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 6.375 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Tây Ninh, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, …;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.961 ha (tăng 1.480 ha so với kỳ trước, giảm 4.219 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 8.195 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, …;
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.544 ha (tăng 2.015 ha so với kỳ trước, giảm 1.161 ha so với CKNT), nhiễm nặng 12 ha, phòng trừ trong kỳ 2.562 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Long An, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 282 ha (giảm 16 ha so với kỳ trước, tăng 52 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 101 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và phía Nam: Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu;
– Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 73 ha (giảm 17 ha so với kỳ trước, tăng 65 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 05 ha. Phân bố tại tỉnh Sóc Trăng;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 46.726 ha (giảm 13.866 ha so với kỳ trước, tăng 8.844 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 3.205 ha; phòng trừ trong kỳ 77.883 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Bình Phước, …;
– Chuột: Diện tích nhiễm 5.589 ha (tăng 146 ha so với kỳ trước, giảm 122 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 72 ha; phòng trừ trong kỳ 3.100 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Định, Bạc Liêu, Hậu Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai, …
Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu giám định virus lùn sọc đen tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc- Cục Bảo vệ thực vật từ ngày 14 – 20/7/2023
STT |
Tỉnh |
Tổng số mẫu test |
Mẫu lúa |
Mẫu rầy |
Dương tính |
Dương tính |
Địa điểm có mẫu dương tính |
Ngày test |
||
Mẫu lúa |
% |
Mẫu rầy |
% |
|||||||
1 |
Thái Bình |
36 |
0 |
36 |
0 |
0 |
4 |
11,11 |
Các huyện Đông Hưng; huyện Vũ Thư |
17/7 |
2 |
Hải Phòng |
330 |
0 |
330 |
0 |
0 |
5 |
1,52 |
xã Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Bảo |
17/7, 20/7 |
3 |
Nam Định |
49 |
0 |
49 |
0 |
0 |
27 |
55,10 |
Các xã Thọ Nghiệp- huyện Xuân Trường; xã Hải Sơn, xã Hải An và xã Hải Lộc- huyện Hải Hậu; xã Xuân Phương huyện Xuân Trường. |
18/7 |
Tổng |
415 |
0 |
415 |
0 |
0 |
36 |
|
|
|
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
Trên lúa Mùa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ,… phát sinh gây hại tăng trên lúa Mùa sớm, mức độ hại chủ yếu từ nhẹ – trung bình; Ốc bươu vàng phát sinh và gây hại tăng trên những diện tích lúa mới cấy, đặc biệt trên những chân ruộng trũng, lưu nước; Chuột tiếp tục gây hại tăng trên những chân ruộng cao, cạn nước, ven gò; Bệnh nghẹt rễ, bệnh đốm sọc vi khuẩn,… tiếp tục phát sinh gây hại diện hẹp chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu,…;
Ngoài ra cũng cần lưu ý những địa điểm phát hiện mẫu rầy dương tính với bệnh virus lùn sọc đen hại lúa (tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng) cần quản lý chặt nguồn rầy tại chỗ, không để rầy di chuyển và truyền bệnh gây hại cho cây trồng, nhất là những diện tích lúa mới gieo cấy.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trên lúa Hè Thu, Mùa: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, nhện gié, chuột,… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đứng cái – đòng trỗ, mức độ hại chủ yếu từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,… hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn lúa làm đòng – trỗ bông – chắc xanh – chín, mức độ hại chủ yếu từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ; Bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ tại các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Tây Nguyên trong điều kiện ẩm độ cao thời gian tới; Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, … gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; Chuột hại rải rác trên các trà lúa; Bọ trĩ, ốc bươu vàng…hại lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa giai đoạn sạ – mạ.
d)Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy nâu tuổi 2-4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh và gây hại tăng, nhất là những khu ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và điều kiện thời tiết xuất hiện nắng mưa xen kẽ; mức độ hại chủ yếu nhẹ – trung bình.
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.
– Bệnh bạc lá và bệnh đen lép hạt: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông; nhất là những nơi sử dụng phân bón không hợp lý.
Ngoài ra cần lưu ý: Ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp, trũng, khó thoát nước mới gieo sạ đến lúa dưới 15 ngày; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng-trỗ chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)