- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,1 0C; Cao nhất: 28,5 0C; Thấp nhất: 16,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 86,6 % Cao nhất: 92,3 %; Thấp nhất: 78,9%.
– Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng có sương mù, trời se lạnh, trưa chiều hửng nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng, riêng thời kỳ 22-23/3 có mưa, mưa rào rải rác tập trung nhiều hơn tại khu vực vùng núi. Đêm và sáng trời lạnh; riêng từ đêm ngày 22/3 trời chuyển rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,1 0C; Cao nhất: 28,0 0C; Thấp nhất: 18,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 88,6 %; Cao nhất: 93,0 %; Thấp nhất: 85,5 %.
– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ, mây thay đổi đến nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ vài nơi và sương mù rải rác, ngày trời nắng, gió nhẹ. Cuối kỳ, đêm và sáng sớm có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 18-22/3, khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; riêng chiều tối và tối ngày 18/3 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Từ ngày 23-24/3, có mưa rào và dông rải rác, các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An) trời rét; các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) đêm và sáng trời lạnh.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,1 0C; Cao nhất: 31,0 0C; Thấp nhất: 20,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 77,1 %; Cao nhất: 81,0 %; Thấp nhất: 71,6 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 21,5 0C; Cao nhất: 34,0 0C; Thấp nhất: 12,30C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,9 %; Cao nhất: 86,1 %; Thấp nhất: 59,1 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù và rải rác có mưa vài nơi. Nhìn chung, lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 18-22/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Từ ngày 23-24/03, các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam) trời nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông; các tỉnh phía Nam khu vực (Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên) chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 18-24/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng thời kỳ từ ngày 18 đến ngày 23 có mưa rào rải rác và có nơi có dông về chiều tối, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía nam Tây Nguyên.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,2 0C; Cao nhất: 36,0 0C; Thấp nhất: 22,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 78,9 %; Cao nhất: 85,5 %; Thấp nhất: 67,8 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Có khả năng xuất hiện mưa dông trái mùa vào chiều tối và đêm trong thời kỳ từ ngày 18 đến ngày 23, mưa tập trung nhiều hơn trong các ngày 18, ngày 20-21 và ngày 23/3, những ngày còn lại phổ biến mưa vài nơi, ngày nắng, miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đến nay đã gieo cấy được 697.187 ha/ 724.759 ha (đạt 96 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đẻ nhánh rộ, cuối đẻ – đứng cái |
34.423 |
Trà chính vụ |
Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ |
240.642 |
Trà muộn |
Hồi xanh – đẻ nhánh |
422.122 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
697.187/ 724.759 |
2.2. Các tỉnh Bắc trung Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã gieo cấy 349. 814 ha/ 348.000 ha (đạt 100, 52 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đứng cái – làm đòng |
80.597 |
Trà chính vụ |
Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ |
217.051 |
Trà muộn |
Đẻ nhánh rộ |
52.166 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
349.814/ 348.000 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 325.974 ha/ 313.972 ha (đạt 103, 8 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 7.732 ha (chiếm 2,4 % diện tích). Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
234.814/ 228.605 |
||
Sớm |
Ngậm sữa – chín- TH |
51.287 |
6.210 |
|
Chính vụ |
Đứng cái – đòng trỗ |
104.538 |
|
|
Muộn |
Đẻ nhánh – đứng cái |
72.779 |
|
|
Tây Nguyên |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
91.161/ 85.367 |
||
Sớm |
Ngậm sữa – chín – TH |
11.259 |
1.522 |
|
Chính vụ |
Đứng cái – đòng trỗ |
28.238 |
|
|
Muộn |
Đẻ nhánh – đứng cái |
50.142 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
325.974/ 313.972 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
- – Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 579.353 ha, đã thu hoạch 794.960 ha (chiếm 50 % diện tích). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
0 |
|
Đẻ nhánh |
7.962 |
|
Đòng – trỗ |
182.221 |
|
Chín |
594.210 |
|
Thu hoạch |
|
794.960 |
Tổng cộng |
1.579.353 |
- – Lúa vụ Hè thu 2022: Đã xuống giống313 ha (tăng 53.504 ha so với tuần trước). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
168.609 |
|
Đẻ nhánh |
37.860 |
|
Đòng – trỗ |
23.787 |
|
Chín |
1.824 |
|
Thu hoạch |
1.233 |
|
Tổng cộng |
233.313 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ
Vụ |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã (ha) |
Nhiễm mặn |
|
Đông Xuân 2021-2022 |
70 |
02 |
02 |
0 |
02 (KG) |
70 (KG) |
Hè Thu |
364,2 |
80 |
|
|
|
444,2 (KG) |
Tổng |
434, 2 |
82 |
02 |
0 |
02 |
514,2 |
Ghi chú: KG- Kiên Giang
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 13.352 ha ( giảm 933 ha so với kỳ trước, tăng 3.273 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 668 ha, mất trắng 5,5 ha (tại Nghệ An); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 7.576 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lăk, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sóc Trăng,…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 9.453 ha (giảm 558 ha so với kỳ trước, tăng 4.277 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 6.593 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bạc Liêu, Long An, Hậu Giang, An Giang , Sóc Trăng, Tây Ninh,…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 6.822 ha (tăng 798 ha so với kỳ trước, giảm 25.709 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 4.147 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Nam, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Long An, An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng , Bà Rịa Vũng Tàu,…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.340 ha (giảm 663 ha so với kỳ trước, tăng 598,9 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 1.894 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lăk, Lâm.Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp , Sóc Trăng, An Giang, Long An, Hậu Giang,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.533ha (giảm 344 ha so với kỳ trước, tăng 882 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 28 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.353 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lăk,Gia Lai, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Long An, An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu,…
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 64 ha (giảm 5.172 ha so với tuần trước, giảm 859 ha so với CKNT), tỷ lệ hại phổ biến 10-20%. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Sóc Trăng,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 14.140 ha (giảm 4.707 ha so với kỳ trước, tăng 4.111 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 06 ha; đã phòng trừ trong kỳ 11.088 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bac Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang,…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 10.197 ha (tăng 2.266 ha so với kỳ trước, tăng 3.747 ha so với CKNT), nhiễm nặng 02 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 3.826 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên ,Yên Bái, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng , Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 19.176 ha (tăng 581 ha so với kỳ trước, tăng 10.698 ha so với CKNT), nhiễm nặng 266 ha; đã phòng trừ trong kỳ 19.640 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Cần Thơ, Bình Phước,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 8.680 ha (tăng 536 ha so với kỳ trước, tăng 1.795 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 273 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 2.378 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội,Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Binh.Định, Phú Yên, Gia.Lai, Đà Nẵng, Long An, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Bệnh đạo ôn lá: Bệnh tiếp tục hại tăng trên trà lúa sớm, các giống nhiễm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa sớm – chính vụ;
– Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại tăng trên lúa non, ruộng trũng, lưu nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng;
– Chuột: Tập trung hại chủ yếu các ruộng cạn nước, ven hàng cây, ven làng, ruộng xen kẹp trong khu dân cư, gần các khu công nghiệp…..mức độ hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng;
Ngoài ra, Bọ xít đen, bọ trĩ, ruồi đục nõn … hại tăng; rầy nâu – rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá … tiếp tục hại nhẹ đến trung bình.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Bệnh đạo ôn: Do điều kiện thời tiết thuận lợi trời nhiều mây, ẩm độ không khí cao nên bệnh tiếp tục phát sinh gây hại tăng mạnh trên lúa trà lúa chính vụ, trà muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ – đứng cái tại các tỉnh trong vùng; hại nặng vùng ven biển, ven sông, vùng bán sơn địa thiếu nước, trên các chân ruộng thiếu nước, bón thừa đạm. Các tỉnh cần tăng cường công tác điều tra phát hiện bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm trong vùng để chủ động phòng trừ kịp thời khi bệnh còn phát sinh diện hẹp;
– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà sớm, chính vụ giai đoạn đẻ nhánh rộ – đứng cái tại các tỉnh trong vùng, hại nặng cục bộ vùng gần gò bãi, khu dân cư;
– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà lúa giai đoạn đứng cái – làm đòng;
– Bệnh bạc lá vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa trà sớm làm đòng, gây hại nặng trên trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, giông, gió lớn.
Ngoài ra, các đối tượng khác như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng, bọ trĩ, ốc bươu vàng,… hại nhẹ – trung bình.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh gia tăng gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; mức độ hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt…gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ – chín.
– Chuột: Gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ trong điều kiện thời tiết ấm lên.
Ngoài ra, các đối tượng khác… hại nhẹ.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 4-5; gây hại ở mức nhẹ – trung bình trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ.
– Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt,… tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời;
Ngoài ra, cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn trỗ – chín; trên những diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần theo dõi thời gian trưởng thành nở rộ để xác định thời điểm áp dụng biện pháp phun trừ đạt hiệu quả.
– Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại với tỷ lệ và mật số không cao.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)