Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 10 tháng 09 đến ngày 16 tháng 09 năm 2021)

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,8 0C; Cao nhất: 36,4 0C; Thấp nhất: 19, 5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình   82,7 %; Cao nhất: 93,5 %; Thấp nhất:  71,5 %.

– Nhận xét: Đầu kỳ ngày nắng, oi bức; giữa đến cuối kỳ có mưa rào và dông, xen kẽ có nắng gián đoạn;

– Dự báo trong tuần tới: Ngày 17/9 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 18 – 22/9 mưa có xu hướng tăng, xuất hiện nhiều nơi sau tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Từ ngày 23/9 cường độ mưa giảm, có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

 1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,6 0C; Cao nhất: 35,0 0C; Thấp nhất: 23,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 89,2 %; Cao nhất: 97,0 %; Thấp nhất: 78,1 %.

– Nhận xét: Thời tiết trong vùng chịu ảnh hưởng của bão số 5 (Conson) kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao nên trời nhiều mây, có mưa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông rải rác. Gió đông đến đông nam cấp 3;

 – Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 17-19/9, có mưa rào và dông vài nơi. Từ ngày 20-22/9, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Ngày 23/9, có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B(tỉnh Bình Định)

Nhiệt độ:  Trung bình: 29,1 0C; Cao nhất: 33,1 0C; Thấp nhất: 23,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 80,5 %; Cao nhất: 88,0 %; Thấp nhất: 65,9 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,5 0C; Cao nhất: 31,5 0C; Thấp nhất 16,7 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 90,5 %; Cao nhất: 95,8 %; Thấp nhất: 86,8 %.

– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên mây thay đổi, ngày và đêm có mưa vừa nhiều nơi, cục bộ có mưa to đến rất to. Bão số 05 (Conson) đã gây mưa lớn, ngập lụt và ảnh hưởng tới việc thu hoạch lúa Hè Thu và rau màu tại một số tỉnh phía Bắc khu vực; tại các tỉnh khác lúa vụ 3, lúa Mùa, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường;

– Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 17-18/9, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 20-22/9, các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên) có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Ngày 23/9, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh;

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 17-19/9, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 20-23/9, chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (các tỉnh Kon Tum, Gia Lai) từ ngày 20-22/9 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh phía Nam

Nhiệt độ: Trung bình: 27,3 0C; Cao nhất: 33,4 0C; Thấp nhất: 23,2 0C;    

Độ ẩm:    Trung bình: 86,4 %; Cao nhất: 92,5 %; Thấp nhất: 81,0 %.

– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến đêm có mưa rào và dông vài nơi, chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông;

– Dự báo trong tuần tới: Khu vực có mưa rào và dông vài nơi, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đặc biệt trong thời kỳ từ ngày 20-23/9. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Lúa Mùa 2021: Đến ngày 16/9/2021, đã gieo cấy được 845.434 ha/848.329 ha, đạt 99,7 % so kế hoạch. Diện tích lúa đã trỗ đến ngày 16/9 khoảng 615.028 ha (chiếm 73 % diện tích), diện tích đã thu hoạch 40.364 ha.Cụ thể:

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Chín – thu hoạch

197.560

Trà chính vụ

Trỗ – chín

378.993

Trà muộn

Làm đòng – trỗ

102.667

Lúa sạ

Làm đòng – trỗ

153.059

Lúa một vụ vùng cao

Thu hoạch

13.155

Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch)

845.434/ 848.329

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Lúa Hè Thu, Mùa 2021: Đến ngày 16/9/2021, đã gieo cấy được 311.990 ha/310.742 ha, đạt 100,40 % so kế hoạch, đã thu hoạch 203.654 ha (chiếm 65,28%). Cụ thể:

Vụ/Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Hè Thu

Thu hoạch

0

164.657

Mùa

Trỗ – chín

89.660

38.997

Mùa muộn

Đòng – trỗ

18.676

 

Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch)

310.990/ 310.742

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Hè Thu 2021: Đã gieo cấy được 345. 983 ha/341.700 ha (đạt 101,25 % so kế hoạch), đã thu hoạch 181. 579 ha (chiếm 52, 49 %). Cụ thể:

Đồng Bằng

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Thực hiện/Kế hoạch

212.482/ 218.700

Sớm

Thu hoạch xong

0,00

46.156

Chính vụ

Thu hoạch xong

0,00

115.508

Muộn

Trỗ – chín – thu hoạch 

40.000

10.818

Tây Nguyên

Thực hiện/Kế hoạch

133.501/ 123.000

Sớm

Thu hoạch xong

0

7.960

Chính vụ

Chín – thu hoạch

25.175

1.155

Muộn

Làm đòng – chín

99.211

0

 Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch)

345.983/ 341.700

Lúa Mùa 2021: Diện tích gieo cấy 44.281 ha; giai đoạn sinh trưởng phổ biến Mạ – đẻ nhánh- đòng;  tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Phú Yên;

– Lúa vụ 3: Diện tích gieo cấy 5.735 ha, đang trong giai đoạn Cuối đẻ nhánh – làm đòng; tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Định.

2.4. Các tỉnh phía Nam

  • – Lúa Hè Thu 2021: Đã thu hoạch được 438.401/ 1.599.981 ha (chiếm 90% diện tích). Diện tích còn lại đang ở giai đoạn chín.
  • – Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích gieo cấy 515 ha; đã thu hoạch 70.085 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương,… Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Mạ

210.450

 

Đẻ nhánh

123.403

 

Đòng – trỗ

112.362

 

Chín

201.215

 

Thu hoạch

 

70.085

Tổng cộng

717.515

  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của cơn bão số 5 (bão Conson)

Theo báo cáo ghi nhận ban đầu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên (DHNTB & TN): Từ ngày 11 – 13/9/2021, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 5 (bão Conson), ở các các tỉnh HNTB & TN đã có mưa to đến rất to, gây thiệt hại đến sản xuất trồng trọt của 06/13 tỉnh, thành phố trong khu vực (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum) với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng là 10.770 ha (trong đó: rau màu 2.109 ha, còn lại chủ yếu là diện tích lúa bị ngập úng, đổ ngã); Diện tích rau màu bị mất trắng là 838 ha tại Quảng Ngãi.

  1. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 3.060 ha (giảm 1.118 ha so với kỳ trước, giảm 5.451 ha so với CKNT), phòng trừ 2.703 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Lai Châu, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Đăk Lak, Phú Yên, Gia Lai,  Tiền Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, ..;

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 9.484 ha (giảm 43.957 ha so với kỳ trước, giảm 42.691 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 30.435 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Gia Lai, Đăk Lak, …;

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.198 ha (tăng 118 ha so với kỳ trước, giảm 364 ha so với CKNT), nhiễm nặng 15 ha, mất trắng 01 ha tại Nam Định; diện tích phòng trừ trong kỳ 6.674 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An,…  

– Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 5.363 ha (giảm 237 ha so với kỳ trước, giảm 460 ha  so với CKNT), phòng trừ 2.619 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lak,…;

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.043 ha (giảm 1.030 ha so với kỳ trước, giảm 2.695 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.196 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, … ;

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 15.956 ha (giảm 3.055 ha so với kỳ trước, tăng 4.237 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 17.442 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như  Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,…;

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 10.485 ha (giảm 1.182 ha so với kỳ trước, tăng 3.333 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 9.021 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Nam Định, Bắc Giang, Hà Nam, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 5.571 ha (tăng 1.616 ha so với kỳ trước, tăng 3.838 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 3.034 ha. Phân bố tại các tỉnh Điện Biên, Thái Bình, Hà Nội, An Giang, Vĩnh Long Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận, Gia Lai, …

– Chuột: Diện tích nhiễm 5.169 ha (tăng 134 ha so với kỳ trước, giảm 2.551 ha so với CKNT), diện tích nặng 159 ha, diện tích bị mất trắng 01 ha (Hải Phòng) diện tích phòng trừ trong kỳ 839 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh An Giang, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Bình Thuận,..;

– Lúa cỏ: gây hại diện hẹp, diện tích nhiễm 795 ha, nặng 116 ha, Diện tích phòng trừ 171 ha, diện tích đã tiêu hủy 283 ha. Phân bố chủ yếu ở Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội,..;

– Vàng lá sinh lý: Diện tích bị 80 ha  (giảm 104 ha so với kỳ trước, giảm 240 ha so với CKNT). Diện tích phòng trừ 71 ha. Phân bố chủ yếu Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long ,…

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ

Sâu đục thân hai chấm: Trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng trên lúa Mùa muộn giai đoạn đòng trỗ.  Sâu non tiếp tục nở gây bông bạc trên những diện tích lúa trỗ từ sau 16/ 9 trở đi. Các tỉnh có mật độ ổ trứng cao và diện tích lúa trỗ bông muộn cần lưu ý như:  Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình,…;

Rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy cám nở tập trung từ 18/9 đến cuối tháng 9, mật độ và diện dích nhiễm tăng nhanh trên trà lúa Mùa sớm và chính vụ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình; cục bộ có diện tích nhiễm nặng  trên các giống nhiễm giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi;

Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên những diện tích lúa Mùa muộn giai đoạn làm đòng – trỗ. Những ruộng xanh tốt, bón thừa đạm sẽ bị trắng lá đòng nếu không phòng trừ kịp thời;

– Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Những ngày tới, thời tiết có nhiều ngày có mưa kèm dông, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên lúa Mùa chính vụ – muộn, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm.

– Bệnh đạo ôn cổ bông: Từ nay đến đầu tháng 10, nhiệt độ giảm kết hợp với mưa nhiều gây ẩm độ cao, đây là điều kiện thuận lợi cho nám bệnh đạo ôn xâm nhiễm và gây hại cổ bông, cổ gié trên các giống nhiễm bệnh, đặc biệt các giống nếp trỗ vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các tỉnh cần lưu ý như:  Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh,…

 Ngoài ra, Chuột, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, .. tiếp tục phát sinh và gây hại tăng; bọ xít dài, nhện gié, … tiếp tục hại.

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ (chủ yếu tại Nghệ An, Thanh Hóa):

– Chuột: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ chín, hại nặng các chân ruộng gần gò, bãi, khu dân cư;

– Bệnh khô vằn, bạc lá: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ – chín sáp. Hại nặng cục bộ các chân ruộng bón phân thiếu cân đối, thừa đạm;

– Bệnh lem lép hạt: Phát sinh và gây hại tăng trên trà lúa trỗ – chín sáp;

– Sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục gây hại phổ biến từ nhẹ- trung bình trên lúa trà muộn tại Nghệ An, Thanh Hóa.

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt…tiếp tục gây hại lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ – chín, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình;

– Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng ở Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ;

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,.. phát sinh gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng;

Chuột: Hại cục bộ trên các trà lúa (Hè Thu, lúa Mùa, lúa vụ 3);

Ốc bươu vàng: Gây hại rải rác trên vụ Mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh.

  1. d) Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long

– Lúa Hè Thu cơ bản thu hoạch xong, tình hình sâu bệnh không đáng kể.

– Trên lúa Thu Đông và lúa Mùa:

+ Rầy nâu: Rầy tuổi 3-4 tiếp tục phát triển và gây hại phổ biến từ nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ;

+ Sâu cuốn lá: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị hại nặng;

+ Bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt: Tiếp tục phát triển gây hại do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, dông, nắng gián đoạn, nhất là trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,…

Ngoài ra cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa giai đoạn mạ-đẻ nhánh, đặc biệt trên những chân ruộng thấp trũng, khó thoát nước; Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.

(Nguồn: www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đại hội Nhiệm Kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Previous
Next

Từ ngày 27/03/2025-03/04/2025
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       5.850        5.754  +218 
Lúa thường tại kho       7.250        7.029  +279 
Lứt loại 1       9.700        9.229  +404 
Xát trắng loại 1      11.550      11.150  +485 
5% tấm     11.300      10.086  +107 
15% tấm     10.900        9.875  +125 
25% tấm       9.300        9.108  +25 
Tấm 1/2       7.500        7.321  -136 
Cám xát/lau       5.850        5.714               –  

Tỷ giá

Ngày 11/04/2025
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,28
EUR Euro 0,88
IDR Indonesian Rupiah 16818,00
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 56,95
KRW South Korean Won 1419,61
JPY Japanese Yen 143,56
INR Indian Rupee 86,16
MMK Burmese Kyat 2099,59
PKR Pakistani Rupee 280,47
THB Thai Baht 33,47
VND Vietnamese Dong 25729,10