- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
1.1. Các tỉnh phía Bắc
Nhiệt độ: Trung bình: 28,6 0C; Cao nhất: 35,0 0C; Thấp nhất: 21,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình 81,9 %; Cao nhất: 92,1 %; Thấp nhất: 73,8 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có mưa vừa, mưa to, một số nơi kèm theo dông, lốc, sấm sét; giữa đến cuối kỳ phổ biến ngày nắng nóng, có mưa rải rác ở một vài nơi vào chiều tối và đêm;
– Dự báo trong tuần tới: Khu vực Bắc Bộ ba ngày đầu có mưa rào và dông vài nơi, ngày có nắng, có nơi có nắng nóng, sau đó sang ngày 19-22/7 mưa có xu hướng tăng về diện và lượng, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có điểm mưa vừa mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,3 0C; Cao nhất: 35,8 0C; Thấp nhất: 24,9 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 81,2%; Cao nhất: 84,5 %; Thấp nhất: 77,0 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, mây thay đổi, đến nhiều mây, chiều tối, đêm và sáng có mưa, mưa rào. Ngày trời nắng có ngày nắng nóng. Gió Nam, đến Đông Nam cấp 1, cấp 3;
- – Dự báo trong tuần tới: Ngày 16-24/7, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Riêng Thanh Hóa ngày 20-22/7 chiều tối và đêm có mưa rào và dông. Trong cơn mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- 3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,8 0C; Cao nhất: 32,5 0C; Thấp nhất: 25,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84,5 %; Cao nhất: 86,6 %; Thấp nhất: 82,6 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,4 0C; Cao nhất: 32,6 0C; Thấp nhất 15,3 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84,6 %; Cao nhất: 90,1 %; Thấp nhất: 76,6 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên trời mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và giông. Nhìn chung, lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu và lúa Mùa (Lâm Đồng); Rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường;
– Dự báo trong tuần tới:
- + Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 16-19/7, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng, phía Bắc có nơi nắng nóng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét và gió giật mạnh. Từ ngày 20-22/7, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác,cục bộ có mưa vừa, mưa to.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- + Khu vực Tây Nguyên: Ngày 16-19/7, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 20-22/7, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh phía Nam
Nhiệt độ: Trung bình: 27,5 0C; Cao nhất: 34,6 0C; Thấp nhất: 23,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,3 %; Cao nhất: 92,8 %; Thấp nhất: 76,0 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối có mưa rào và rải rác có dông;
- – Dự báo trong tuần tới: Ngày 16-19/7, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 20-22/7, đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh phía Bắc
Lúa Mùa 2021: Đến ngày 15/7/2021, đã gieo cấy được 713.980 ha/ 848.329 ha, đạt 84,16 % so kế hoạch. Cụ thể:
Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
|
Trà sớm |
Đẻ nhánh – cuối đẻ |
200.220 |
|
Trà chính vụ |
Bén rễ hồi xanh – đẻ nhánh |
329.946 |
|
Trà muộn |
Gieo cấy |
21.830 |
|
Lúa sạ |
Đẻ nhánh – đẻ rộ |
149.468 |
|
Lúa một vụ vùng cao |
Cuối đẻ – làm đòng |
12.516 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
713.980/ 848.329 |
||
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Lúa Hè Thu, Mùa 2021: Đến ngày 15/7/2021, đã gieo cấy được 309.585 ha/ 310.742 ha, đạt 99,63 % so kế hoạch. Cụ thể:
Vụ |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích đã gieo cấy (ha) |
Hè Thu |
Đứng cái – Đòng, Trỗ |
164.657 |
Mùa sớm, chính vụ |
Đẻ nhánh rộ – Đứng cái |
128.657 |
Mùa muộn |
Bén rễ hồi xanh – Đẻ nhánh |
16.271 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
309.585/ 310.742 |
- 3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Xuân Hè 2021: Diện tích gieo cấy 7.511 ha, đã thu hoạch 1.926 ha (chiếm 25, 64%); giai đoạn sinh trưởng phổ biến ngậm sữa– đỏ đuôi – thu hoạch; tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Định;
– Lúa Hè Thu 2021: Đã gieo cấy được 323.526 ha/ 341.700 ha, đạt 94,68 % so kế hoạch. Cụ thể:
Khu vực |
Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Hè Thu |
Thực hiện/kế hoạch |
211.045/ 218.700 |
|
Sớm |
Đứng cái – Đòng, trỗ |
46.156 |
|
Chính vụ |
Đẻ nhánh – Đứng cái – làm đòng |
115.508 |
|
Muộn |
Mạ – Đẻ nhánh – Đẻ nhánh rộ |
49.381 |
|
Hè Thu |
Thực hiện/kế hoạch |
112.482/ 123.000 |
|
Sớm |
Đứng cái – Đòng trỗ |
7.960 |
|
Chính vụ |
Đẻ nhánh – Đứng cái – Làm đòng |
26.330 |
|
Muộn |
Mạ – Đẻ nhánh – Đẻ nhánh rộ |
78.192 |
|
Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch) |
323.526/ 341.700 |
– Lúa vụ Mùa 2021: Đã gieo cấy được 1.084 ha ở giai đoạn mạ, tập trung ở tỉnh Lâm Đồng.
2.4. Các tỉnh phía Nam
- – Lúa Hè Thu 2021: Tổng diện tích đã gieo cấy 597.672 ha; đã thu hoạch 445.875 ha (38, 71 % diện tích). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo trồng (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
|
Mạ |
10.587 |
|
|
Đẻ nhánh |
184.414 |
|
|
Đòng – trỗ |
604.074 |
|
|
Chín |
352.722 |
|
|
Thu hoạch |
|
445.875 |
|
Tổng cộng |
1.597.672 |
– Lúa Thu Đông 2021: Diện tích gieo cấy 289.101 ha; giai đoạn sinh trưởng phổ biến Mạ – Đẻ nhánh; tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơi, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Long An, Vĩnh Long,…).
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 10.979 ha (tăng 6.650 ha so với kỳ trước, giảm 252 ha so với CKNT), phòng trừ 13.264 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, AN Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 26.653 ha (tăng 12.802 ha so với kỳ trước, tăng 9.087 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 18.444 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, An Giang,Trà Vinh, Hậu Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.980 ha (tăng 354 ha so với kỳ trước, tăng 1.987 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.657 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Thuận, Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa, …
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 25.207 ha (tăng 2.057 ha so với kỳ trước, giảm 24.672 ha so với CKNT), phòng trừ 27.491 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lai Châu, Bắc Kan,…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.845 ha (tăng 387 ha so với kỳ trước, giảm 2.842 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.419 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Bình Thuận, Lào Cai, …
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 7.984 ha (tăng 701 ha so với kỳ trước, giảm 6.987 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 6.754 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An,…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 14.356 ha (tăng 5.893 ha so với kỳ trước, tăng 6.520 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 9.737 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Nghệ An, lào Cai, Lai Châu,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 38.801 ha (giảm 13.586 ha so với kỳ trước, tăng 12.463 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 63.765 ha. Phân bố tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Hạu Giang, Đồng Tháo, Bình Phước, Cà Mau, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đăk Lak, Quảng Nam, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,….
– Chuột: Diện tích nhiễm 5.526 ha (giảm 502 ha so với kỳ trước, giảm 1.518 ha so với CKNT), diện tích nặng 37 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 4.203 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Long An, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Thái Nguyên…
Bảng 1: Tổng hợp kết quả giám định virus lùn sọc đen hại lúa Hè Thu, Mùa 2021 tại một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, từ ngày 09-15/7/2021
STT |
Tỉnh |
Số mẫu rầy test |
Dương tính |
Địa Điểm có mẫu dương tính |
Ngày test |
|
Mẫu |
% |
|||||
1 |
Hải Phòng |
126 |
14 |
11,11 |
Thủy Nguyên, Kiến Thụy |
12/07 |
2 |
Thái Bình |
54 |
0 |
0 |
– |
12/07 |
3 |
Nam Định |
44 |
0 |
0 |
– |
13/07 |
4 |
Nghệ An |
10 |
0 |
0 |
– |
Trong kỳ |
5 |
Quảng Trị |
49 |
0 |
0 |
– |
|
Tổng |
283 |
14 |
4,95 |
– |
– |
Ghi chú: 1/Đơn vị giám định: Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng phía Bắc, Khu IV- Cục Bảo vệ thực vật; 2/(Rầy*)- Rầy lưng trắng.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ
– Trên lúa Mùa: Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; rầy nâu- rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục hại.
– Trên mạ Mùa: Ốc bươu vàng hại tăng; rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
– Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu – Mùa đẻ nhánh, đứng cái, đòng, trỗ tại các tỉnh trong vùng, một số diện tích nhiễm nặng có khả năng bị trắng lá.
– Chuột tiếp tục phát sinh, gây hại trên các trà lúa với xu hướng tăng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình nặng cục bộ.
– Ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa mùa muộn mới gieo cấy, hại nặng các chân ruộng gần ao hồ, sông rạch.
– Bệnh khô vằn, Bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh, gây hại xu hướng tăng trên lúa Hè Thu.
– Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: khô vằn, Bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại nhẹ, trung bình.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
Các đối tượng: Rầy nâu+RLT, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn tiếp tục gây hại lúa Hè Thu giai đoạn đòng – trỗ. Bọ trĩ, sâu keo.. hại lúa Hè Thu muộn, vụ Mùa giai đoạn mạ; OBV: Gây hại cục bộ lúa Hè Thu sạ muộn vùng trũng thấp, lúa Mùa (Lâm Đồng); chuột hại cục bộ trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – trỗ và lúa mùa giai đoạn xuống giống – mạ tại tỉnh Lâm Đồng.
- d) Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy cám mới nở, tuổi 1-3. Lưu ý: cần theo dõi chặt chẽ diến biến của rầy trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.
– Bệnh hại trên lúa tiếp tục phát triển gia tăng diện tích gây hại do điều kiện thời tiết thuận lợi. Cần tăng cường điều tra giám sát, nắm chặt diễn biến của bệnh hại trên đồng để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao, bảo vệ năng suất, chất lượng lúa.
– Bệnh bạc lá, lem lép hạt: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, dông, nắng gián đoạn và sử dụng phân bón không hợp lý..
– Ngoài ra, cần chú ý Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh Chuột hại trên lúa giai đoạn làm đòng- trỗ, chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)