- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 17,3 0C; Cao nhất: 24,60C; Thấp nhất: 10,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 74 %; Cao nhất: 90,1 %; Thấp nhất: 57,6 %.
– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ đêm và sáng sớm trời lạnh, trưa chiều có nắng nhẹ; cuối kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường trời rét, vùng núi cao rét đậm, rét hại, có nơi nhiệt độ xuống dưới 0oC xuất hiện băng giá, mưa tuyết tại Fansipan – Lào Cai, Mẫu Sơn – Lạng Sơn.
– Dự báo trong tuần tới: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ngày 30/12 trời rét đậm; các ngày sau trời rét, vùng miền núi phía Bắc có nơi rét đậm, rét hại; vùng núi cao có khả năng xảy ra sương muối, băng giá.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 19,1 0C; Cao nhất: 25,2 0C; Thấp nhất: 13,80C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,6 %; Cao nhất: 95,8%; Thấp nhất: 77,6 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ, có mưa nhỏ trưa , chiều trời nắng. Cuối kỳ, có mưa nhỏ trời trở rét, phía bắc có nơi rét đậm rét hại
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 30/12/2022 đến ngày 05/01/2023, các tỉnh phía Bắc khu vực (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) phổ biến có mưa vài nơi, từ ngày 05/1/2023 có mưa rào và dông, trời rét; các tỉnh phía Nam khu vực (từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế) từ khoảng ngày 2 – 3/1/2023 lượng mưa tăng, có mưa vừa mưa to và dông, trời lạnh. Riêng ngày 30/12 trời rét đậm, vùng núi rét hại.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,1 0C; Cao nhất: 27,3 0C; Thấp nhất: 20,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 75,5 %; Cao nhất: 79,8 %; Thấp nhất: 67,6 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 16,9 0C; Cao nhất: 27,2 0C; Thấp nhất: 7,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 78,2 %; Cao nhất: 81,3 %; Thấp nhất: 76%.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng bằng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trời mây thay đổi, ngày nắng nhẹ, có mưa vừa đến mưa to; khu vực Tây nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù và mưa rải rác. Nhìn chung thời tiết không ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hoạch lúa Mùa, gieo sạ giống vụ Đông Xuân và rau màu ở 1 số tỉnh. Lúa Mùa, lúa Thu Đông, lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 30/12 đến ngày 5/1/2023 có mưa rào và dông, từ khoảng ngày 03/1 trở đi lượng mưa tăng hơn về cường độ, có mưa vừa mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh;
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 30/12/2022- 05/01/2022, khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng; từ chiều tối và đêm 04-05/01, mưa có xu hướng tăng có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm và sáng sớm trời rét. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,9 0C; Cao nhất: 33,8 0C; Thấp nhất: 18,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,9 %; Cao nhất: 83,8 %; Thấp nhất: 65,5%.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 30/12/2022-05/01/2023, khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng; riêng chiều tối và đêm 02-05/01/2023, có mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm và sáng sớm trời lạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích ( ha) |
– Mạ chiêm xuân sớm |
Gieo; 2-4 lá |
751 |
– Lúa xuân sớm |
Cấy – hồi xanh |
150 |
– Lúa sạ |
Gieo; 1-3 lá |
1.758 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Xuân sớm |
Mạ |
723 |
Gieo |
2.409 |
|
Tổng cộng |
3.132 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Mùa 2022: Diện tích gieo cấy 79.550 ha; đã thu hoạch được 62.369 ha (chiếm 78,4 %); tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa,….Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
8.820 |
Chính vụ |
Chín- Thu hoạch |
9.434 |
61.296 |
Tổng cộng |
79.550 |
– Lúa Thu Đông: Đến nay đã gieo được 2.053 ha tại Đắk Lắk, sinh trưởng chủ yếu ở giai đoạn ngậm sữa- chín.
– Lúa Đông Xuân 2022-2023:
Khu vực |
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Đồng bằng |
Sớm |
Đẻ nhánh- Đứng cái |
43.342 |
Chính vụ |
Xuống giống- Mạ |
78.734 |
|
Tây nguyên |
Sớm |
Đẻ nhánh- Đứng cái |
10.178 |
Chính vụ |
Xuống giống- Mạ |
21.252 |
|
Tổng |
92.883 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Vụ Thu Đông-Mùa: Diện tích gieo cấy 865.473 ha, đã thu hoạch được 758.869 ha (chiếm 87,7% diện tích gieo cấy). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
0 |
|
Đẻ nhánh |
14.942 |
|
Đòng – trỗ |
32.323 |
|
Chín |
59.339 |
|
Thu hoạch |
|
758.869 |
Tổng cộng |
865.473 |
– Vụ Đông xuân 2022-2023: Diện tích gieo cấy 1.373.124 ha, đã thu hoạch được 26.016 ha. cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
322.256 |
|
Đẻ nhánh |
696.006 |
|
Đòng- trỗ |
164.742 |
|
Chín |
164.104 |
|
Thu hoạch |
|
26.016 |
Tổng cộng |
1.373.124 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ
|
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Thu đông – Mùa |
106,8 |
515,6 |
150,7 |
|
622,4 (AG,ST) |
|
Đông Xuân 2022-2023 |
94 |
2.082,7 |
1.869,7 |
|
2.176,7 (VL) |
|
Tổng |
200,8 |
2.598,3 |
150,7 |
0 |
2.799,1 |
|
Ghi chú: ST: Sóc Trăng; AG: An Giang; VL: Vĩnh Long.
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.750 ha (tăng 1.463 ha so với kỳ trước, tăng 199 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 6.777 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang,…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.424 ha (giảm 2.780 ha so với kỳ trước, giảm 4.555 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 1.265 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đồng Nai,…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.052 ha (tăng 1.859 ha so với kỳ trước, giảm 1.464 ha so với CKNT), nhiễm nặng 50 ha, phòng trừ trong kỳ 2.571 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 4.721 ha (tăng 1.316 ha so với kỳ trước, tăng 1.237 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.186 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 658 ha (giảm 492 ha so với kỳ trước, giảm 331 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 181 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Long An, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu,…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 6.413 ha (tăng 2.635 ha so với kỳ trước, tăng 809 ha so với CKNT), nhiễm nặng 500 ha, phòng trừ trong kỳ 2.624 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.495 ha (giảm 1.355 ha so với kỳ trước, giảm 4.100 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 3.954 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Phú.Yên, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai.…
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 108 ha (giảm 55 ha so với kỳ trước, giảm 51 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 25 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 5.722 ha (giảm 1.127 ha so với kỳ trước, giảm 819 ha so với CKNT), nhiễm nặng 75 ha, đã phòng trừ trong kỳ 4.180 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 4.723 ha (giảm 3.895 ha so với kỳ trước, tăng 740 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.119 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Long An, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, An Giang…
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 3.873 ha (giảm 903 ha so với kỳ trước, giảm 1.970 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.402 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Kiên Giang, An Giang Hậu Giang Tây Ninh, Tiền Giang, Sóc Trăng.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh đã được quản lý, tỷ lệ nhiễm dưới ngưỡng thống kê.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục xuất hiện gây hại trên trà mạ xuân sớm và lúa mới cấy; Rầy, chuột, bọ trĩ hại tiếp tục hại trên mạ xuân sớm diện không che phủ nilon. Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ tiếp tục hại tăng trên lúa sạ..
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các đối tượng ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên Mạ, lúa Đông Xuân mới gieo.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông ở giai đoạn chắc xanh- chín, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình; Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;
– Bọ trĩ, sâu năn, ruồi đục nõn… hại rải rác trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ- đẻ nhánh. Chuột gây hại trên các trà lúa, đặc biệt lúa Đông Xuân giai đoạn mạ- đẻ nhánh- đứng cái. Ốc bươu vàng tiếp tục lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn sạ- mạ.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng phổ biến rầy tuổi 2 – 4 gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ.
– Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Hiện nay trong khu vực, thời tiết về đêm và sáng sớm se lạnh, kết hợp với mưa rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá…phát triển và lây lan gây hại mạnh, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày và sử dụng phân bón không hợp lý. Khuyến cáo thăm đồng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại này để phòng trừ kịp thời và hiệu quả ;
Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém, mới gieo sạ; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ – chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)