I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,8 0C; Cao nhất: 34,9 0C; Thấp nhất: 16,9 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85 %; Cao nhất: 97,8 %; Thấp nhất: 60,9 %.
– Nhận xét: Trong kỳ, trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và dông ở một vài nơi. Đêm và sáng trời lạnh, trưa chiều có nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 14/4, trời nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung ở phía Đông Bắc Bộ, riêng Tây Bắc trưa chiều giảm mây có nắng, cục bộ có nắng nóng. Từ đêm 14-15/4, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ 16-20/4, phổ biến ít mưa, ngày nắng , có nơi có nắng nóng.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,4 0C; Cao nhất: 37,6 0C; Thấp nhất: 19,40C;
Độ ẩm: Trung bình: 91,2 %; Cao nhất: 95,5%; Thấp nhất: 81,5 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ trời nhiều mây, có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Cuối kỳ, mây thay đổi sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng. Gió tây nam đến nam cấp 3.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 14/4, khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Từ đêm ngày 14- 15/4, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 16-20/4, khu vực phổ biến có mưa vài nơi, ngày có nắng; từ khoảng ngày 18/4 vùng núi phía Tây khu vực có nắng nóng cục bộ.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,9 0C; Cao nhất: 33,0 0C; Thấp nhất: 25,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 83,1 %; Cao nhất: 87,5 %; Thấp nhất: 78,0 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 23,4 0C; Cao nhất: 36,6 0C; Thấp nhất: 13 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,1 %; Cao nhất: 83,5 %; Thấp nhất: 69,0 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương, rải rác có mưa ở một vài nơi. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch lúa Đông Xuân, xuống giống lúa Xuân Hè và vụ Hè Thu sớm. Lúa Đông Xuân, lúa Xuân Hè – Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 14-20/4, khu vực phổ biến đêm không mưa, ngày nắng; riêng ngày 16-17/4 các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa rải rác và có nơi có dông.
+ Tây Nguyên: Từ ngày 14-20/4, phổ biến ít mưa, ngày nắng, riêng thời kỳ 15-18/4 có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và tối. Đề phòng lốc, sét và gió mạnh trong cơn dông.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,8 0C; Cao nhất: 37,5 0C; Thấp nhất: 25,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 75,3 %; Cao nhất: 81,0 %; Thấp nhất: 62,5%.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến ít mưa ban ngày trời nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 14-20/4, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Thời kỳ từ 15-18/4 khả năng có mưa rào và đông rải rác về chiều tối và tối, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã gieo cấy 716.464 ha Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đòng già – trỗ |
41.149 |
Trà chính vụ |
Làm đòng |
281.721 |
Trà muộn |
Cuối đẻ nhánh – phân hóa đòng |
393.594 |
Tổng cộng |
716.464 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã gieo cấy 347.199 ha (đạt 100 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Diện tích đã trỗ (ha) |
Sớm |
Trỗ- chắc xanh |
80.000 |
70.000 |
Chính vụ |
Làm đòng |
217.000 |
|
Muộn |
Đứng cái |
50.199 |
|
Tổng cộng |
347.199 |
|
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã gieo cấy 325.768 ha/318.686 ha (đạt 102 % so với kế hoạch), đã thu hoạch được 94.170 ha (chiếm 28,9 % diện tích). Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
43.342 |
Chính vụ |
Chắc xanh – thu hoạch |
84.723 |
40.153 |
|
Muộn |
Trỗ – ngậm sữa |
63.831 |
|
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
10.178 |
Chính vụ |
Chắc xanh – thu hoạch |
32.276 |
497 |
|
Muộn |
Đòng trỗ – ngậm sữa |
50.768 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
325.768/ 318.686 |
– Lúa Xuân Hè 2023: Diện tích đã gieo sạ 2.999 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn sạ – mạ tập trung chủ yếu tại tỉnh Bình Định.
– Lúa Hè Thu: Diện tích đã gieo sạ 1.434 ha.
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã xuống giống 1.550.515 ha/ 1.547.883 ha (đạt 100,2% so với kế hoạch), đã thu hoạch 1.450.301 ha (chiếm 94 % diện tích gieo trồng). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
0 |
|
Đẻ nhánh |
2.611 |
|
Đòng- trỗ |
2.514 |
|
Chín |
95.089 |
|
Thu hoạch |
|
1.450.301 |
Tổng |
1.550.515 |
– Lúa Hè Thu 2023: Đã xuống giống 532.367 ha/ 1.479.536 ha (đạt 36% so với kế hoạch), cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
229.488 |
|
Đẻ nhánh |
168.006 |
|
Đòng- trỗ |
60.850 |
|
Chín |
71.627 |
|
Thu hoạch |
|
2.396 |
Tổng |
532.367 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ
|
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Đông Xuân 2022-2023 |
94 |
2.082,7 |
1.869,7 |
0 |
2.176,7 (VL) |
|
Tổng |
94 |
2.082,7 |
1.869,7 |
0 |
2.176,7 (VL) |
|
Ghi chú: VL: Vĩnh Long.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.601 ha (tăng 1.689 ha so với kỳ trước, giảm 227 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 205 ha; phòng trừ trong kỳ 8.805 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Hậu Giang…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 639 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 3.262 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; phòng trừ trong kỳ 589 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Huế, Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.705 ha (tăng 912 ha so với kỳ trước, tăng 248 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 7 ha; phòng trừ trong kỳ 909 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 8.978 ha (tăng 3.720 ha so với kỳ trước, tăng 8.196 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 555 ha; phòng trừ trong kỳ 3.284 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 737 ha (giảm 59 ha so với kỳ trước, giảm 281 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 272 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Thanh Hoá, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 982 ha (giảm 19 ha so với kỳ trước, giảm 4.969 ha so với CKNT), nhiễm nặng 32 ha, phòng trừ trong kỳ 205 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu …
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 1.773 ha (tăng 188 ha so với kỳ trước, giảm 9.277 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 20 ha; phòng trừ trong kỳ 1.657 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Sóc trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang…
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 19.206 ha (tăng 11.037 ha so với kỳ trước, tăng 3.902 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 217 ha; phòng trừ trong kỳ 11.742 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Nam Định, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tây Ninh…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.285 ha (tăng 864 ha so với kỳ trước, tăng 3.076 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 789 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh …
– Chuột: Diện tích nhiễm 12.409 ha (tăng 2.664 ha so với kỳ trước, tăng 4.823 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 513 ha; phòng trừ trong kỳ 5.506 ha. Phân bố trên cả nước.
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 954 ha (tăng 377 ha so với kỳ trước, tăng 947 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 589 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
– Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 50 ha (tăng 50 ha so với kỳ trước, tăng 50 ha so với CKNT), nhiễm nặng 10 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Bạc Liêu.
– Lúa cỏ: Hại diện hẹp, tỷ lệ phổ biến 1-3%, cao 10-15%, cục bộ 20-40% số dảnh. Diện tích nhiễm 47 ha (tương đương so với kỳ trước), trong đó nhiễm nặng 02 ha; phòng trừ 30 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội,….
Bảng 1: Tổng hợp kết quả giám định virus lùn sọc đen hại lúa Đông Xuân 2022- 2023 tại một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ, từ ngày 31/3- 06/4/2023
Tỉnh |
Tổng số mẫu test |
Mẫu lúa |
Mẫu rầy |
Dương tính |
Dương tính |
Ngày test |
||
Mẫu lúa |
% |
Mẫu rầy |
% |
|||||
Hải Phòng |
73 |
0 |
73 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6/4 |
Tổng |
73 |
0 |
73 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục hại tăng trên các trà lúa, giống nhiễm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt những diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ hoặc phòng trừ nhưng hiệu quả không cao. Lưu ý các tỉnh: Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng ven biển cần tăng cường công tác điều tra, giám sát chặt chẽ diễn biến phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn lá; chủ động tổ chức phòng trừ nơi có tỷ lệ bệnh hại cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt trên các giống nhiễm;
– Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá hại tăng, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ; chuột, bọ xít đen, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đen lép hạt,… tiếp tục hại; rầy nâu- rầy lưng trắng hại diện hẹp.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ tại vùng gần gò bãi, khu dân cư.
– Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đứng cái, có khả năng gây cháy lụi những diện tích giống nhiễm bón thừa đạm trên lúa trà muộn. Tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bệnh giảm dần chuyển gây hại trên tai lá và cổ lá đòng, cổ bông.
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh tăng trên lúa giai đoạn trỗ bông – chín sữa tại các tỉnh trong vùng nếu trong những ngày tới thời tiết âm u, có mưa, độ ẩm cao, sương mù kéo dài.
– Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh gây hại phổ biến nhẹ – trung bình trên các trà lúa; hại nặng cục bộ trên lúa trà sớm trỗ bông đến chín sữa, nhát là trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, giông, gió lớn.
– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên các trà lúa ở giai đoạn đòng – trổ – chín sữa, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.
– Rầy nâu, rầy lưng trắng: Phát sinh và gây hại tăng trên các trà lúa, nhất là trên trà lúa Đông Xuân sớm giai đoạn làm trỗ – chắc xanh, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.
– Bênh lem lép hạt: Phát sinh gây hại tăng trên trà lúa trỗ bông tại những vùng thường xuyên bị bệnh nặng.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Đồng bằng: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt,…tiếp tục gây hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ – chín.
– Tây Nguyên: Sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt,…hại rải rác trên lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ – chín. Bọ trĩ, ốc bươu vàng,… hại rải rác lúa Xuân Hè; Hè Thu sớm giai đoạn sạ – mạ. Chuột: Gây hại giống gieo lúa Xuân Hè; Hè Thu sớm.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Rầy phổ biến tuổi trưởng thành – mang trứng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ-trung bình trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ.
– Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt: Tiếp tục phát triển trên trà lúa Đông Xuân 2022 – 2023, do điều kiện thời tiết ngày nắng, có lúc gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa, sáng sớm có sương mù, đặc biệt là ruộng gieo trồng giống nhiễm, sử dụng phân bón không cân đối và bón thừa phân đạm.
Ngoài ra cần lưu ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa Hè Thu 2023 mới xuống giống, đặc biệt trên các chân ruộng thấp, trũng, khó thoát nước; Chuột gây hại trà lúa giai đoạn trỗ chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)