Tình hình sinh vật gây hại cây lúa (Từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 12 tháng 01 năm 2023)

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 17,9 0C;         Cao nhất: 250C;      Thấp nhất: 8,7 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 79,4 %;         Cao nhất: 96,5 %;          Thấp nhất:  66,4 %.

– Nhận xét: Trong kỳ do ảnh hưởn của không khí lạnh trời rét, ngày nhiều mây có nắng nhẹ, vùng núi cao rét đậm, rét hại, có mưa nhỏ ở một vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Ngày 13-19/01, phổ biến ít mưa, trời rét, đêm và sáng sớm có sương mù, sương mù nhẹ. Riêng từ đêm ngày 15/01 có khả năng xảy ra rét đậm, vùng núi có nơi rét hại, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 19,1 0C;          Cao nhất: 24 0C;          Thấp nhất: 15,30C;

Độ ẩm:     Trung bình: 87,3%;            Cao nhất: 95,5%;         Thấp nhất: 67,9 %.

– Nhận xét: Trong kỳ, các tỉnh phía Bắc khu vực có mưa vài nơi, các tỉnh phía Nam khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào, có nơi mưa vừa mưa to và dông. Trời rét, các tỉnh phía Bắc rét hại, các tỉnh phía Nam trời lạnh.

Dự báo trong tuần tới: Ngày 13-19/01, trời phổ biến ít mưa, nền nhiệt tăng dần, riêng thời kỳ từ đêm 15-16/01 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Từ khoảng đêm 15/01 có khả năng xảy ra rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,7 0C;        Cao nhất: 27 0C;                 Thấp nhất: 20,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,1 %;         Cao nhất: 94,1 %;          Thấp nhất: 82,3 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 18,8 0C;        Cao nhất: 27,5 0C;              Thấp nhất: 14,1 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 87,8 %;         Cao nhất: 92,9 %;            Thấp nhất: 82%.

– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua khu vực Đồng bằng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày nắng nhẹ, có mưa vừa đến mưa to gây ngập úng cục bộ ở vùng trũng; Khu vực Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù và mưa rải rác. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hoạch lúa Mùa, lúa Thu Đông. Ảnh hưởng nhẹ đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân ở một số tỉnh Đồng bằng. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

– Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 13-19/01, có mưa vài nơi, riêng thời kỳ từ đêm 15-17/01, các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam) có mưa, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ đêm 16/01, các tỉnh phía Bắc khu vực trời rét, phía Nam trời lạnh.                   

+ Khu vực Tây Nguyên: Ngày 13-19/01, phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 25 0C;            Cao nhất: 30,5 0C;            Thấp nhất: 21,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 76,5 %;          Cao nhất: 93,3 %;           Thấp nhất: 64%.

– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Ngày 13-19/01, phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét và gió giật mạnh.

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích ( ha)

– Mạ chiêm xuân sớm

Gieo; 3-5 lá

2.564

– Lúa sạ

Gieo; 3-5 lá, đẻ nhánh

4.468

– Lúa cấy

Cấy – hồi xanh, đẻ nhánh

5.350

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Lúa xuân sớm

Mạ

877

Lúa gieo 3 -4 lá

8.049

Lúa cấy

279

Tổng cộng

9.205

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Lúa Mùa 2022:  Diện tích gieo cấy 79.550 ha, đã thu hoạch xong;

– Lúa Thu Đông: Diện tích lúa 2.053 ha tại Đắk Lắk, đã thu hoạch xong;

– Lúa Đông Xuân 2022-2023:

Khu vực

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đồng bằng

Sớm

Đứng cái- Làm đòng

43.342

Chính vụ

Mạ- Đẻ  nhánh

124.876

 

Muộn

Xuống giống- Mạ

39.011

Tây nguyên

Sớm

Đứng cái- Làm đòng

10.178

Chính vụ

Mạ- Đẻ  nhánh

32.773

 

Muộn

Xuống giống- Mạ

24.123

Tổng

274.303

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

– Vụ Thu Đông-Mùa: Diện tích gieo cấy 865.473 ha, đã thu hoạch được 826.591 ha (chiếm 95,5% diện tích gieo cấy). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

0

 

Đẻ nhánh

4.776

 

Đòng – trỗ

16.257

 

Chín

17.849

 

Thu hoạch

 

826.591

Tổng cộng

865.473

– Vụ Đông xuân 2022-2023: Diện tích gieo cấy 1.502.491 ha, đã thu hoạch được 121.410 ha. cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

174.364

 

Đẻ nhánh

645.575

 

Đòng- trỗ

424.776

 

Chín

136.366

 

Thu hoạch

 

121.410

Tổng cộng

1.502.491

  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ

Vụ

 

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã

Nhiễm mặn

Thu đông – Mùa

106,8

515,6

150,7

 

622,4

(AG,ST)

 

Đông Xuân 2022-2023

94

2.082,7

1.869,7

 

2.176,7 (VL)

 

Tổng

200,8

2.598,3

150,7

0

2.799,1

 

Ghi chú: ST: Sóc Trăng; AG: An Giang; VL: Vĩnh Long.

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:

–  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 22.434 ha (tăng 3.205 ha so với kỳ trước, tăng 5.369 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 18.371 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.163 ha (giảm 2.623 ha so với kỳ trước, giảm 1 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 816 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,  Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai,…

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.302 ha ( tăng 1.287 ha so với kỳ trước, giảm 1.552 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.810 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Sóc Trăng.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 7.297 ha (tăng 2.219 ha so với kỳ trước, tăng 3.443 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.349 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Bạc Liêu, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh.

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.140 ha (giảm 4.293 ha so với kỳ trước, giảm 3.481 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 259 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận,  Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang,…

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 5.473 ha (giảm 279 ha so với kỳ trước, tăng 1.669 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 5.062 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh:  Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tây Ninh, Bạc Liêu.

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 3.318 ha (giảm 3.330 ha so với kỳ trước, tăng 104 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.855 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang.

– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 133 ha (giảm 326 ha so với kỳ trước, giảm 371 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 21 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Đồng Nai.

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.965 ha (tăng 3.893 ha so với kỳ trước, tăng 4.282 ha so với CKNT), nhiễm nặng 159 ha,  đã phòng trừ trong kỳ 5.720 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đăc Lak, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang.

– Chuột: Diện tích nhiễm 6.247 ha (tăng 575 ha so với kỳ trước, tăng 1.356 ha so với CKNT); nhiễm nặng 49 ha, phòng trừ trong kỳ 1.792 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên,Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đăc Lak, Lâm Đồng, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang.

Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 4.371 ha (tăng 1.450 ha so với kỳ trước, giảm 1.641 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 1.714 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.

III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:

  1. a) Các tỉnh Bắc Bộ:

– Trên Mạ chiêm xuân: Rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, bọ trĩ hại nhẹ trên những diện tích không che phủ nilon; trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục xuất hiện trên mạ xuân sớm giai đoạn 2-4 lá;

– Trên lúa chiêm xuân sớm: Sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,…. hại tăng trên lúa sạ, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.

  1. b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Các đối tượng ốc bươu vàng, chuột, … tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên Mạ, lúa Đông Xuân mới gieo.

  1. c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Đồng bằng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn,…tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đứng cái – làm đòng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu cuốn lá nhỏ, …hại nhẹ rải rác trên lúa Đông Xuân đại trà giai đoạn mạ – đẻ nhánh;

Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, …gây hại nhẹ trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Bọ trĩ, ruồi đục nõn, tuyến trùng, …hại rải rác trên lúa giai đoạn sạ – mạ;

– Chuột: Gây hại rải rác trên các trà lúa. Hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng;

– Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại lúa Đông Xuân muộn giai đoạn sạ – mạ.

  1. d) Các tỉnh Nam Bộ

Rầy nâu: Rầy nâu ngoài đồng có hiện tượng gối lứa, phổ biến tuổi 1-2, rải rác vẫn có trưởng thành di trú; gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;

– Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, thời gian tới trong khu vực, thời tiết về đêm và sáng sớm trời se lạnh, ban ngày âm u, ẩm độ cao sẽ là điều kiện cho bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt,…phát triển và lây lan gây hại mạnh, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày và sử dụng phân bón không hợp lý. Khuyến cáo thăm đồng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại này để phòng trừ kịp thời và hiệu quả;

Ngoài ra cần chú ý: Sâu năn (muỗi hành) xuất hiện phổ biến và gây hại trên các trà lúa gieo sạ từ giữa tháng 12/2022; ốc bươu vàng gây hại trên trà lúa giai đoạn mạ- đầu đẻ nhánh; trên các trà lúa đang ở giai đoạn đòng – trỗ chín cần chú ý chuột hại.

(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 09/01/2025-16/01/2025
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       5.750        5.257  -150 
Lúa thường tại kho       7.350        6.383  +208 
Lứt loại 1       9.650        8.975  +283 
Xát trắng loại 1      11.250      10.910  -190 
5% tấm     12.300      10.721  +29 
15% tấm     11.900      10.450  +50 
25% tấm     11.500      10.050  +50 
Tấm 1/2       7.050        6.857  -86 
Cám xát/lau       5.850        5.664  -7 

Tỷ giá

Ngày 17/01/2025
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,32
EUR Euro 0,97
IDR Indonesian Rupiah 16382,74
MYR Malaysian Ringgit 4,51
PHP Philippine Peso 58,45
KRW South Korean Won 1458,01
JPY Japanese Yen 156,32
INR Indian Rupee 86,59
MMK Burmese Kyat 2099,04
PKR Pakistani Rupee 278,64
THB Thai Baht 34,42
VND Vietnamese Dong 25355,76