- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,5 0C; Cao nhất: 30,7 0C; Thấp nhất: 12,9 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 76 %; Cao nhất: 82,9 %; Thấp nhất: 67,6 %.
– Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng sớm có sương nhẹ, trời se lạnh; ngày trời nhiều mây xen kẽ có nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 11-12/11, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, sương mù nhẹ rải rác, ngày có nắng gián đoạn, đêm và sáng trời se lạnh. Từ ngày 13 đến ngày 17/11, có mưa rào và dông rải rác, đêm và sáng trời se lạnh.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,2 0C; Cao nhất: 29,20C; Thấp nhất: 16,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,2 %; Cao nhất: 95,3%; Thấp nhất: 72 %.
– Nhận xét: Mây thay đổi đến nhiều mây, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày trời nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 11-12/11, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, sương mù nhẹ rải rác, ngày có nắng gián đoạn, đêm và sáng trời se lạnh.Từ ngày 13 đến ngày 17/11, có mưa rào và dông rải rác tập trung tại phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An), đêm và sáng trời se lạnh.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,4 0C; Cao nhất: 30,6 0C; Thấp nhất: 24 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 78 %; Cao nhất: 82,6 %; Thấp nhất: 72,4 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 20,6 0C; Cao nhất: 28,6 0C; Thấp nhất: 12,8 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 81,3 %; Cao nhất: 87,9 %; Thấp nhất: 75,9 %.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua khu vực Đồng bằng ngày nắng gián đoạn, mưa nhẹ rải rác; Khu vực Tây Nguyên trời mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Nhìn chung, thời tiết kỳ qua không ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa vụ Mùa và rau màu một số tỉnh Đồng bằng. Lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông (Đăk Lăk) rau màu và một số cây trồng chính khác ở Tây Nguyên sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 11 đến ngày 17/11, có mưa rào và dông rải rác, mưa tập trung nhiều hơn trong khoảng thời kỳ từ ngày 13-15/11. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 11 đến ngày 17/11, có mưa rào và dông vài nơi, ngày có nắng gián đoạn, riêng khu vực Nam Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác về chiều tối. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,1 0C; Cao nhất: 33,7 0C; Thấp nhất: 23,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,1 %; Cao nhất: 97 %; Thấp nhất: 77,8 %.
– Nhận xét: trong kỳ phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 11 đến ngày 17/11, có mưa rào và dông rải rác, ngày có nắng gián đoạn. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Cây ngô |
3-5 lá, trỗ cờ – phun râu |
68.904 |
– Cây rau |
Cây con – PT thân lá, thu hoạch |
71.934 |
-Cây Lạc |
Cây con – phân cành |
753 |
-Cây đậu tương |
Cây con – phân cành |
1.328 |
-Cây khoai tây |
Cây con – phát triển thân lá |
2.905 |
– Cây hoa |
Phát triển thân lá –nụ, hoa |
2.469 |
– Cây ăn quả |
|
|
+ Cam, quýt |
Phát triển quả- quả già |
39.592 |
+ Bưởi |
Phát triển quả – thu hoạch |
36.363 |
+ Nhãn |
Chăm sóc sau TH |
37.705 |
+ Vải |
Phát triển lộc |
47.643 |
– Cây công nghiệp |
|
|
+ Chè |
Phát triển búp – thu hái |
85.704 |
+ Sắn |
PT thân lá – phát triển củ |
77.752 |
+ Mía |
Tích luỹ đường- Thu hoạch |
22.138 |
+ Cà phê |
Phát triển quả – thu hoạch |
20.468 |
– Cây lâm nghiệp |
|
|
+ Thông |
Khai thác nhựa |
366.658 |
+ Quế |
Kinh doanh |
128.237 |
+ Keo |
PT thân lá – kinh doanh |
285.383 |
+ Cây bồ đề |
3-5 năm tuổi, khai thác |
|
+ Tre, luồng, vầu |
Kinh doanh |
4.137 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Ngô Đông |
Gieo – 8,5 lá – xoáy nõn |
31.800 |
Cây rau |
Cây con – thu hoạch |
32.650 |
Lạc Đông |
Phân cành – đâm tia |
2.544 |
Cây sắn |
Tích lũy bột – thu hoạch |
48.372 |
Cây mía |
Tích luỹ đường – chín |
34.950 |
Cây dứa |
KTCB – KD |
1.815 |
Cây cam, chanh |
KTCB – chín- thu hoạch |
26.278 |
Cây cà phê |
Quả già – thu hoạch |
4.329 |
Cây cao su |
KTCB – KD |
73.573 |
Cây hồ tiêu |
Ra hoa |
3.614 |
Cây chè |
KTCB – KD |
13.421 |
Cây thông |
KTCB – KD |
104.626 |
Cây keo |
KTCB – KD |
43.680 |
Cây luồng |
KTCB – KD |
82.333 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu 2022: đã thu hoạch xong.
– Lúa Mùa 2022: Diện tích gieo cấy 79.550 ha; đã thu hoạch được 12.167 ha; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa,….Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Sớm |
Chín – thu hoạch |
0 |
8.820 |
Chính vụ |
Đẻ nhánh- đòng trỗ |
67.383 |
3.347 |
Tổng cộng |
79.550 |
– Lúa Thu Đông : Đến nay đã gieo được 1.870 ha tại Đắk Lắk, sinh trưởng chủ yếu ở giai đoạn đứng cái- làm đòng.
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Vụ Thu Đông-Mùa: Diện tích gieo cấy 851.272 ha, đã thu hoạch được 380.182 ha (chiếm 44,7 % diện tích gieo cấy). Cụ thể
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
7.661 |
|
Đẻ nhánh |
76.224 |
|
Đòng – trỗ |
247.409 |
|
Chín |
139.796 |
|
Thu hoạch |
|
380.182 |
Tổng cộng |
851.272 |
– Vụ Đông xuân 2022-2023: Diện tích gieo cấy 272.515 ha, cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
79.758 |
|
Đẻ nhánh |
126.450 |
|
Đòng- trỗ |
63.704 |
|
Chín |
2.603 |
|
Tổng cộng |
272.515 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ
|
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Thu đông – Mùa |
106,8 |
515,6 |
150,7 |
|
622,4 (AG,ST) |
|
Đông Xuân 2022-2023 |
94 |
213 |
|
|
307( VL) |
|
Tổng |
200,8 |
728,6 |
150,7 |
0 |
929,4 |
|
Ghi chú: ST: Sóc Trăng; AG: An Giang; VL: Vĩnh Long.
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 11.278 ha (tăng 1.482 ha so với kỳ trước, giảm 4.857 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 13 ha phòng trừ trong kỳ 9.341 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Trà Vinh.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.717 ha (giảm 376 ha so với kỳ trước, giảm 341 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 974 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh.
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 264 ha (giảm 258 ha so với kỳ trước, giảm 7.720 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 60 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:Tiền Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bình Phước.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.352 ha (giảm 1.400 ha so với kỳ trước, giảm 1.652 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.120 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh.
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.321 ha (giảm 18 ha so với kỳ trước, giảm 4 ha so với CKNT, phòng trừ trong kỳ 1.070 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre.
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.376 ha (giảm 2.298 ha so với kỳ trước, giảm 97 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.203 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bạc Liêu, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng.
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 2.840 ha (giảm 1.850 ha so với kỳ trước, giảm 2.486 ha so với CKNT, phòng trừ trong kỳ 1.922 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Thuận, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Tây Ninh.
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 353 ha (tăng 193 ha so với kỳ trước, giảm 402 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 287 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang.
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 3.352 ha (tăng 1.250 ha so với kỳ trước, tăng 1.469ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 2.095 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long.
– Chuột: Diện tích nhiễm 2.581 ha (giảm 729 ha so với kỳ trước, giảm 760 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.774 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh trên đồng ruộng đã được quản lý, tỷ lệ bệnh thấp dưới ngưỡng thống kê.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
Các loại dịch hại tồn tại trên lúa chét, cỏ dại và tàn dư sau thu hoạch.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
Các loại dịch hại tồn tại trên lúa chét, cỏ dại và tàn dư sau thu hoạch.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Khu vực Đồng bằng
+ Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá,…gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng.
+ Sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông,…phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa Mùa ở giai đoạn đòng trỗ – ngậm sữa.
– Khu vực Tây Nguyên
+ Bệnh đạo cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt,…phát sinh gây hại lúa Mùa và lúa Thu đông giai đoạn đòng trỗ – chắc xanh, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ.
+ Bệnh đạo ôn lá…phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.
Ngoài ra, Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi nơi có mưa lũ; Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 2-4, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đòng- trỗ chín.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trỗ; hại nặng cục bộ trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tiếp tục gây hại rải rác trên lúa Mùa tại tỉnh Đồng Nai. Cần khuyến cáo địa phương tăng cường công tác điều tra phát hiện; tiến hành phun trừ rầy tại những nơi có mật độ cao, nhổ bỏ và tiêu hủy những cây lúa có biểu hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên đồng ruộng để hạn chế thấp nhất sự lây lan nguồn bệnh sang những diện tích mới.
Thời gian tới mưa tiếp tục kéo dài và tập trung vào chiều tối sẽ là điều kiện cho các đối tượng bệnh hại lúa phát triển và lây lan gây hại. Cần thăm đồng thường xuyên, chú ý bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn gây hại trên trà lúa đẻ nhánh- trỗ; bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt gây hại trên lúa giai đoạn trỗ chín.
Ngoài ra, cũng cần chú ý: Ốc bươu vàng gây sẽ gia tăng diện tích nhiễm trên lúa Đông Xuân mới gieo trồng, nhất là trên những ruộng trũng khó tiêu thoát nước; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)