I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 25,5 0C; Cao nhất: 33,2 0C; Thấp nhất: 16,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 83 %; Cao nhất: 92,9%; Thấp nhất: 73,6%.
– Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng sớm có sương, ngày trời nắng; chiều, tối có mưa rải rác ở một vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng; riêng ngày 12-13/11 do ảnh hưởng của không khí lạnh nên khả năng có mưa rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ khoảng ngày 12/11 trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,1 0C; Cao nhất: 32 0C; Thấp nhất: 22,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 88 %; Cao nhất: 94%; Thấp nhất: 83,5 %.
– Nhận xét: Đầu kỳ và cuối kỳ trời nắng ráo nhiều mây, cục bộ có mưa vừa. Giữa kỳ nhiều nơi có mưa to và dông. Ban đêm và sáng sớm trời se lạnh.
– Dự báo trong tuần tới: Từ khoảng ngày 13-16/11 có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng. Các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) từ ngày 13/11 trời lạnh, có nơi trời rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,7 0C; Cao nhất: 32,10C; Thấp nhất: 24,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84%; Cao nhất: 94,3 %; Thấp nhất: 79,1%.
b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,4 0C; Cao nhất: 32 0C; Thấp nhất: 14,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85 %; Cao nhất: 88,6 %; Thấp nhất: 80 %.
– Nhận xét: Kỳ qua, khu vực Đồng bằng ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa nhiều nơi; Khu vực Tây Nguyên trời mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và giông. Nhìn chung, lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông (Đắk Lắk) rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có mưa rào và dông rải rác, từ đêm 13-16/11 khả năng xảy ra đợt mưa lớn trên diện rộng.
+ Tây Nguyên: Đầu tuần ngày nắng, chiều tối có mưa rào rải và dông vài nơi; từ đêm 13-16/11 có mưa rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,1 0C; Cao nhất: 34,9 0C; Thấp nhất: 23,50C;
Độ ẩm: Trung bình: 83,8 %; Cao nhất: 89,8%; Thấp nhất: 78 %.
– Nhận xét: Ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày có mưa rào và dông gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Mùa 2023 đã thu hoạch xong.
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè thu – Mùa: Diện tích đã gieo cấy 295.961 ha/ 302.672 ha, đạt 98 % so với kế hoạch. Đến ngày 10/11/2023, đã thu hoạch 295.918 ha, chiếm 99,9 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Hè Thu |
Thu hoạch xong |
0 |
122.147 |
Mùa chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
149.932 |
Mùa muộn |
Chín – thu hoạch |
2.205 |
23.839 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
295.961/ 302.672 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Hè Thu: Diện tích 352.601 ha/ 360.437 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Đến ngày 10/11/2023, đã thu hoạch 340.800 ha, chiếm 97 % diện tích gieo trồng.
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Thu hoạch xong |
|
93.753 |
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
|
113.081 |
|
Muộn |
Thu hoạch xong |
|
8.411 |
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Thu hoạch xong |
|
37.037 |
Chính vụ |
Thu hoạch xong |
|
54.663 |
|
Muộn |
Chín – Thu hoạch |
11.801 |
33.856 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
352.601/ 360.437 |
– Lúa Mùa 2023: Diện tích 81.758 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa. Đến ngày 10/11/2023, đã thu hoạch được 7.650 ha, chiếm 9,3% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mùa sớm |
Chắc xanh – thu hoạch |
14.079 |
7.650 |
Mùa chính vụ |
Đẻ nhánh – đòng trỗ – ngậm sữa |
67.679 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
81.757 |
– Lúa Thu Đông 2023: Diện tích đã gieo sạ 1.798 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Sạ- Mạ, phân bố chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk.
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 903.188 ha/ 717.282 ha. Đến ngày 10/11/2023, đã thu hoạch 382.643 ha, chiếm 42,4 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
43.475 |
|
Đẻ nhánh |
110.701 |
|
Đòng – trỗ |
214.560 |
|
Chín |
151.809 |
|
Thu hoạch |
|
382.643 |
Tổng cộng |
903.188 |
– Lúa Đông Xuân 2023-2024: Đã xuống giống 223.362 ha/ 1.048.742 ha, đạt 21,3% so với kế hoạch. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,…Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
85.824 |
|
Đẻ nhánh |
99.218 |
|
Đòng-trổ |
31.715 |
|
Chín |
6.525 |
|
Thu hoạch |
|
80 |
Tổng |
223.362 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 13.884 ha (giảm 21 ha so với kỳ trước, tăng 2.606 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 7.127 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng, …;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.744 ha (tăng 664 ha so với kỳ trước, tăng 27 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 839 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh…;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 1.080 ha (tăng 03 ha so với kỳ trước, tăng 816 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 82 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, An Giang, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp Bà Rịa Vũng Tàu, …;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.692 ha (tăng 156 ha so với kỳ trước, giảm 461 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 942 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp…;
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.108 ha (tăng 236 ha so với kỳ trước, giảm 213 ha so với CKNT), nhiễm nặng 8 ha, phòng trừ trong kỳ 685 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An …;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.886 ha (tăng 123 ha so với kỳ trước, tăng 510 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10 ha; phòng trừ trong kỳ 2.177 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 6.717 ha (tăng 1.530 ha so với kỳ trước, tăng 3.878 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 05 ha, phòng trừ trong kỳ 6.358 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Ninh Thuận, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An …;
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 374 ha (giảm 86 ha so với kỳ trước, tăng 21 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10 ha; phòng trừ trong kỳ 308 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Tây Ninh, Long An…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 740 ha (tăng 28 ha so với kỳ trước, tăng 254 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 68 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An, Bình Phước…;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 2.205 ha (tăng 324 ha so với kỳ trước, giảm 1.147 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 469 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 4.197 ha (tăng 614 ha so với kỳ trước, tăng 1616 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10 ha, phòng trừ trong kỳ 1.612 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Nai, Sóc Trăng…;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ: Đã gặt xong
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè Thu, Mùa cơ bản thu hoạch trên 99 %, tình hình sâu bệnh hại không đáng kể.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Đồng bằng:
+ Sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn,…tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn trỗ – chín, mức độ hại phổ biến nhẹ- trung bình. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn,…hại chủ yếu trên lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
– Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông gây hại phổ biến từ nhẹ- trung bình trên lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ – ngậm sữa. Bệnh đen lép thối hạt, bệnh khô vằn,…hại chủ yếu trên lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa giai đoạn đòng- trỗ chín. Ruồi đục nõn, bọ trĩ,…phát sinh gây hại lúa Thu Đông giai đoạn sạ – mạ.
Ngoài ra, Chuột hại rải rác trên các trà lúa; ốc bươu vàng di chuyển theo nguồn nước và gây hại nhẹ trên lúa Thu Đông giai đoạn sạ – mạ.
d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 2-3; gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.
Trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ: bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên các ruộng trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới xuống giống <15 ngày sau sạ, chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)