- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 20,4 0C; Cao nhất: 27,00C; Thấp nhất: 12,7 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 77 %; Cao nhất: 88,8 %; Thấp nhất: 66,8 %.
– Nhận xét: Trong kỳ trời rét về đêm và sáng sớm; ngày trời ấm, trưa chiều trời nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 12/3, khu vực có mưa rào và dông rải rác, trời rét. Ngày 13/3, lượng mưa giảm dần, đêm và sáng sớm trời rét. Ngày 14-16/3, khu vực có nhiều mây, đêm và sáng có sương mù và mưa nhỏ cục bộ; riêng ngày 15 và 16/3, khu vực vùng núi Tây Bắc Việt bắc có mưa rải rác; đêm và sáng trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 20,8 0C; Cao nhất: 26,6 0C; Thấp nhất: 160C;
Độ ẩm: Trung bình: 88%; Cao nhất: 96,5%; Thấp nhất: 81,6 %.
– Nhận xét: Đầu và giữa kỳ trời sánh sớm nhiều sương, cuối kỳ mây thay đổi, mưa rào rải rác. Trưa trời hửng nắng, đêm và sáng trời rét.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 10-11/3, các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hoá và Nghệ An) có mưa nhỏ xuất hiện ở vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ xuất hiện rải rác, trưa và chiều trời nắng, sáng sớm và đêm trời rét. Ngày 12-14/3, các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) chiều và tối xuất hiện mưa, mưa rào và rải rác có dông; từ ngày 13/3 các tỉnh phía Bắc khu vực trời chuyển rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 24,1 0C; Cao nhất: 27,5 0C; Thấp nhất: 21,20C;
Độ ẩm: Trung bình: 73 %; Cao nhất: 77 %; Thấp nhất: 69,9%.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 18,7 0C; Cao nhất: 29,4 0C; Thấp nhất: 10 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 73 %; Cao nhất: 81,3 %; Thấp nhất: 64%.
– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng trời mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, đêm và sáng sớm trời lạnh, có mưa rải rác một vài nơi; khu vực Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, sương mù. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
Duyên hải nam trung bộ: Từ ngày 10-11/3, khu vực phổ biến ít mưa, ngày có nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Từ chiều tối ngày 12-16/3, các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có mưa, mưa rào; riêng các tỉnh phía Nam khu vực (Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận) có mưa vài nơi.
Tây nguyên: Từ ngày 10-16/3, khu vực phổ biến ít mưa, ngày nắng. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,5 0C; Cao nhất: 35,4 0C; Thấp nhất: 20,7 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 73,1 %; Cao nhất: 83,5 %; Thấp nhất: 60,3%.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực trong tuần phổ biến ít mưa ban ngày trời nắng.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 10-16/3, khu vực chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã gieo cấy 681.638 ha (đạt 96% so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Cuối đẻ nhánh – đứng cái |
41.149 |
Trà chính vụ |
Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ |
277.901 |
Trà muộn |
Bén rễ – hồi xanh, đẻ nhánh |
362.588 |
Tổng |
|
681.638 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Đông Xuân 2022 – 2023 |
Bén rễ, hồi xanh – đẻ nhánh; Đẻ nhánh rộ – đứng cái |
346.620 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã gieo cấy 324.898/ 318.686 ha (đạt 102 % so với kế hoạch), đã thu hoạch được 7.613 ha. Cụ thể:
Khu vực |
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Diện tích thu hoạch |
Đồng bằng |
Sớm |
Chắc xanh- chín- thu hoạch |
43.342 |
5.113 |
Chính vụ |
Đòng- trỗ |
124.876 |
|
|
Muộn |
Đẻ nhánh- đứng cái |
63.460 |
|
|
Tây nguyên |
Sớm |
Chắc xanh- chín- thu hoạch |
10.178 |
2.500 |
Chính vụ |
Đòng- trỗ |
32.773 |
|
|
Muộn |
Đẻ nhánh- đứng cái |
50.269 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
324. 898 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Đông Xuân 2022-2023: Đã xuống giống 1.550.973 ha, đã thu hoạch 613.190 ha (chiếm 39,5 % diện tích gieo trồng). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
2.132 |
|
Đẻ nhánh |
9.532 |
|
Đòng-trỗ |
237.092 |
|
Chín |
689.027 |
|
Thu hoạch |
|
613.190 |
Tổng |
1.550.973 |
– Lúa Hè Thu 2023: Đã xuống giống 164.757 ha, cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
68.898 |
|
Đẻ nhánh |
42.658 |
|
Đòng-trổ |
52.716 |
|
Chín |
485 |
|
Tổng |
164.757 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ
|
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Đông Xuân 2022-2023 |
94 |
2.082,7 |
1.869,7 |
0 |
2.176,7 (VL) |
|
Tổng |
94 |
2.082,7 |
1.869,7 |
0 |
2.176,7 (VL) |
|
Ghi chú: VL: Vĩnh Long.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 13.636 ha (tăng 1.283 ha so với kỳ trước, giảm 649 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 61 ha; phòng trừ trong kỳ 10.322 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 15.322 ha (giảm 67 ha so với kỳ trước, tăng 5.311 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 7.753 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Định, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Long An…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 3.489 ha (giảm 864 ha so với kỳ trước, giảm 2.513 ha so với CKNT), nhiễm nặng 1 ha; phòng trừ trong kỳ 1.258 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.927 ha (giảm 1.298 ha so với kỳ trước, tăng 924 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.035 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.016 ha (giảm 89 ha so với kỳ trước, giảm 1.881 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 578 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu…
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 10.429 ha (giảm 57 ha so với kỳ trước, tăng 1.866 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 6.880 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh… .
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 24.360 ha (giảm 1.411 ha so với kỳ trước, tăng 5.514 ha so với CKNT); nhiễm nặng 5 ha, phòng trừ trong kỳ 22.999 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long…
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 832 ha (tăng 305 ha so với kỳ trước, giảm 77 ha so với CKNT), nhiễm nặng 3 ha, đã phòng trừ trong kỳ 940 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 8.974 ha (giảm 675 ha so với kỳ trước, giảm 9.621 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 226 ha; phòng trừ trong kỳ 20.159 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, …
– Chuột: Diện tích nhiễm 11.977 ha (tăng 510 ha so với kỳ trước, tăng 3.238 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 765 ha; phòng trừ trong kỳ 4.459 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừ Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Long An, Hậu Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long…
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 403 ha (tăng 49 ha so với kỳ trước, giảm 69 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 77 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 352 ha (giảm 71 ha so với kỳ trước, giảm 4.884 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 43 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Thời tiết kỳ tới khu vực có mưa, độ ẩm cao vì vậy bệnh đạo ôn lá có khả năng phát sinh gây hại tăng trên giống nhiễm, trà sớm. Lưu ý theo dõi diễn biến của bệnh đạo ôn tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái,…; khuyến cáo bón phân cân đối, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây khoẻ, tăng khả năng chống chịu các đối tượng sinh vật gây hại cây trồng.
Ngoài ra, các đối tượng như: Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ, bọ trĩ, bệnh nghẹt rễ,… hại tăng trên lúa sạ và lúa cấy, mức độ hại chủ yếu từ nhẹ – trung bình. Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục hại. Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành vũ hóa rộ trên lúa chiêm xuân sớm.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ ở các tỉnh trong vùng; mức độ hại tăng tại các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh,…), nhất là trên các giống nhiễm, ruộng bón thừa phân đạm.
Ngoài ra, các đối tượng như: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại lúa trà mới gieo cấy – đẻ nhánh, hại nặng cục bộ tại vùng gần gò bãi; Ốc bươu vàng phát sinh gây hại nặng cục bộ vùng gần ao hồ, sông rạch và những diện tích chưa được phòng trừ.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Khu vực Đồng bằng: Rầy nâu và rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn,… phát sinh và gia tăng gây hại lúa Đông Xuân sớm giai đoạn trỗ – ngậm sữa – chắc xanh, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, đạo ôn lá,…tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh – đứng cái- đòng trỗ.
Chú ý: Bệnh đạo ôn lá gia tăng gây hại nặng cục bộ trên giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm trong điều kiện thời tiết ngày nắng ấm chiều tối và sáng có sương mù như hiện nay.
– Khu vực Tây Nguyên: Rầy nâu và rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh lem lép thối hạt, bệnh đốm nâu,…gây hại phổ biến mức nhẹ – trung bình trên lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ – chắc xanh; Sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng, bệnh nghẹt rễ,…hại rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái; Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa, hại mạnh trên trà lúa giai đoạn đứng cái – đòng; Ốc bươu vàng gây hại cục bộ trên lúa Đông Xuân gieo sạ muộn ở vùng trũng thấp.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 4-5, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng nhất là trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
– Bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt: Tiếp tục phát triển trên trà lúa Đông Xuân 2022 – 2023, do điều kiện thời tiết ngày nắng, có lúc gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa, sáng sớm có sương mù, đặc biệt là ruộng gieo trồng giống nhiễm, sử dụng phân bón không cân đối và bón thừa phân đạm.
– Chuột: Tiếp tục gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đòng- trỗ chín. Khuyến cáo áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, đồng loạt. Ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, bả mồi sinh học. Thu gom xác chuột, bả mồi để giảm ô nhiễm môi trường. Tuyệt đối không sử dụng điện diệt chuột để tránh gây nguy hiểm cho con người và các động vật có ích khác.
Ngoài ra, lưu ý theo dõi diễn biến của sâu năn (muỗi hành) gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Khuyến cáo bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chăm sóc cho cây lúa khỏe, tăng khả năng phục hồi.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)