I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 21,20C; Cao nhất: 30,1 0C; Thấp nhất: 11,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,4 %; Cao nhất: 94,7 %; Thấp nhất: 60,4%.
– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ đêm và sáng có sương mù, có mưa một vài nơi; cuối kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh trời rét.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Trung du miền núi phía Bắc: Ngày 9/02 sáng có mưa, mưa nhỏ rải rác sau có mưa vài nơi; trời rét đậm, có nơi rét hại. Từ ngày 10-12/02 có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng; trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Từ ngày 13-15/02 có mưa vài nơi, sáng có sương mù và sương mù nhẹ; đêm và sáng trời rét.
+ Đồng bằng sông Hồng: Ngày 9/02 sáng có mưa, mưa nhỏ rải rác sau có mưa vài nơi; trời rét đậm. Từ ngày 10-12/02 có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng; trời rét. Từ ngày 13-15/02 sáng có sương mù và sương mù nhẹ, riêng đêm 14 ngày 15 có khả năng xuất hiện mưa phùn và sương mù rải rác; đêm và sáng trời rét.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,2 0C; Cao nhất: 28,3 0C; Thấp nhất: 17,4 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 91,1 %; Cao nhất: 94,5%; Thấp nhất: 87,5%.
– Nhận xét: Từ ngày 02-08/02, khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; riêng Thanh Hoá từ đêm 02-03/02 đêm và sáng sớm có mưa phùn và sương mù rải rác. Đêm và sáng sớm trời lạnh
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 9/2 có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có mưa to và dông, trời rét. Ngày 10-12/2, các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hoá, Nghệ An) có mưa vài nơi, phía nam có mưa rải rác; trời rét. Từ ngày 13-15/2, có mưa vài nơi, đêm và sáng có khả năng xuất hiện sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Đêm và sáng trời rét.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 25,8 0C; Cao nhất: 30,30C; Thấp nhất: 22,0 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 86,9%; Cao nhất: 90,0 %; Thấp nhất: 83,3%.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,0 0C; Cao nhất: 32,6 0C; Thấp nhất: 12,70C;
Độ ẩm: Trung bình: 76,7 %; Cao nhất: 86,1%; Thấp nhất: 67,0 %.
– Nhận xét: Kỳ qua khu vực Đồng bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù nhiều nơi. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho quá trình xuống giống và chăm sóc lúa Đông Xuân, rau màu. Các cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam) có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có mưa to và dông; từ ngày 13/02 (tức mùng 04 Tết) có mưa vài nơi; các tỉnh phía Nam khu vực ít mưa, ngày trời nắng.
+ Tây Nguyên: Từ ngày 09-15/02, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,8 0C; Cao nhất: 36,2 0C; Thấp nhất: 23,30C;
Độ ẩm: Trung bình: 77,3 %; Cao nhất: 85,0 %; Thấp nhất: 65,5 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến ngày nắng, chiều tối có mưa vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 09-15/02, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa vài nơi.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Hiện nay lúa chiêm xuân sớm đã gieo, cấy được 103.837 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Yên Bái…. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
-Lúa cấy |
Cấy, bén rễ – hồi xanh, đẻ nhánh |
95.410 |
– Lúa sạ |
3-5 lá, đẻ nhánh |
8.427 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
103.837 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Xuân diện tích gieo, cấy được 362.348 ha/ 345.659 ha, đạt 104,83 % so với kế hoạch, cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích đã gieo cấy (ha) |
DT kế hoạch (ha) |
Xuân sớm |
Đẻ nhánh |
96.488 |
96.000 |
Chính vụ |
2-5 lá |
242.930 |
220.000 |
Xuân muộn |
Mới gieo cấy |
22.930 |
29.659 |
Tổng cộng |
362.348 |
345.659 |
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Thu Đông 2023: Diện tích đã gieo sạ 1.805 ha, về cơ bản đã thu hoạch xong. Tập trung tại tỉnh Đắk Lắk.
– Lúa Đông Xuân 2023- 2024: Diện tích đã gieo cấy 319.249 ha/ 334.964 ha, đạt 95,3 % so với kế hoạch. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng |
Sớm |
Đòng – Trỗ |
23.800 |
|
Chính vụ |
Đẻ nhánh – Đứng cái |
180.647 |
|
|
Muộn |
Sạ – Mạ |
26.569 |
|
|
Tây Nguyên |
Sớm |
Đẻ nhánh rộ- Đứng cái |
19.242 |
|
Chính vụ |
Đẻ nhánh |
52.846 |
|
|
Muộn |
Sạ – Mạ |
16.146 |
|
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
319.249/ 334.694 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Thu Đông 2023: Diện tích 919.126 ha, về cơ bản đã thu hoạch xong.
– Lúa Đông Xuân 2023-2024: Đã xuống giống 1.569.829 ha/ 1.538.998 ha, đạt 102 % so với kế hoạch. Đến ngày 07/02/2024, đã thu hoạch 196.038 ha, chiếm 12 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
32.770 |
|
Đẻ nhánh |
196.005 |
|
Đòng – trỗ |
788.903 |
|
Chín |
356.113 |
|
Thu hoạch |
|
196.038 |
Tổng cộng |
1.569.829 |
– Lúa Hè Thu 2024: Đến ngày 07/2/2024, diện tích đã xuống giống 55.487 ha, tập trung tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích thu hoạch (ha) |
Mạ |
40.947 |
|
Đẻ nhánh |
15.540 |
|
Tổng cộng |
55.487 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 20.093 ha (tăng 2.543 ha so với kỳ trước, tăng 2.231 ha so với CKNT), nhiễm nặng 11 ha, phòng trừ trong kỳ 12.047 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang …;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.964 ha (giảm 609 ha so với kỳ trước, giảm 4.900 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.048 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ,…;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 11.377 ha (tăng 8.933 ha so với kỳ trước, tăng 4.885 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 102 ha; phòng trừ trong kỳ 3.585 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang, …;
– Bọ phấn (rầy phấn trắng): 17.465 ha (giảm 12.369 ha so với tuần trước). Mật độ phổ biến 2.000 – 4.000 con/m2, nơi cao >6.000 con/m2 với diện tích 120 ha. Các tỉnh có diện tích nhiễm bọ phấn như Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng, …
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.288 ha (giảm 145 ha so với kỳ trước, giảm 287 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 07 ha; phòng trừ trong kỳ 602 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, …;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 5.105 ha (tăng 781 ha so với kỳ trước, giảm 3.279 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.630 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, …;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 1.007 ha (tăng 2.549 ha so với kỳ trước, tăng 460 ha so với CKNT), nhiễm nặng 500 ha; phòng trừ trong kỳ 5.696 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang,…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 13.463 ha (tăng 6.443 ha so với kỳ trước, giảm 348 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 7.673 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, …;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 1.433 ha (tăng 340 ha so với kỳ trước, tăng 298 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 03 ha; phòng trừ trong kỳ 1.070 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lại, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,…;
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 10.185 ha (giảm 245 ha so với kỳ trước, tăng 9.074 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.380 ha; phòng trừ trong kỳ 6.571 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,…;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.865 ha (tăng 831 ha so với kỳ trước, tăng 1.277 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 101 ha; phòng trừ trong kỳ 11.914 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tp. HCM, Long An, Đồng Nai,…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 8.345 ha (tăng 1.448 ha so với kỳ trước, giảm 2.693 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 69 ha; phòng trừ trong kỳ 25.490 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Gia Lai, Hậu Giang, Bạc Liêu, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp,…
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Trên Mạ chiêm xuân: Các đối tượng sâu bệnh hại chính như sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục hại, mức độ gây hại chủ yếu từ nhẹ – trung bình.
– Trên Lúa Đông Xuân 2023 – 2024: Ốc bươu vàng hại tăng; chuột, bọ trĩ, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ… tiếp tục hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
Lưu ý: theo dõi bệnh đạo ôn có thể phát sinh trên mạ và lúa xuân sớm khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
– Các đối tượng: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ … tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo tại các tỉnh trong vùng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Bệnh đạo ôn lá: phát sinh gây hại nhẹ trên lúa trà sớm tại các tỉnh vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An,….).
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Đồng bằng:
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá,…phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đòng – trỗ; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình.
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm,…hại phổ biến nhẹ – trung bình; bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa Đông Xuân trà chính vụ giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái trong điều kiện thời tiết ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương mù. Ngoài ra, bọ trĩ, ruồi đục nõn,.. gây hại rải rác trên các trà lúa muộn giai đoạn mạ.
– Tây Nguyên:
+ Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm nâu,… gây hại phổ biến nhẹ – trung bình trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đứng cái – làm đòng.
+ Bọ trĩ, tuyến trùng, bệnh nghẹt rễ,… hại chủ yếu nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
Ngoài ra, cần lưu ý Chuột gây tăng trên các trà lúa, gây hại nặng cục bộ trên lúa gieo thẳng và lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái; Ốc bươu vàng tiếp tục lây lan theo nguồn nước, hại nặng cục bộ lúa Đông Xuân muộn giai đoạn Mạ, đặc biệt tại các vùng trũng.
d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: dự báo sẽ có một đợt rầy cám nở rộ trên đồng ruộng trong những ngày tới, mức độ hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Khuyến cáo các tỉnh trong vùng thăm đồng quan sát kỹ gốc lúa, nếu thấy rầy cám nở với mật độ cao có thể sử dụng một trong những loại thuốc BVTV chống lột xác nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phun trừ, không để rầy gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
– Bệnh đạo ôn: thời tiết trong khu vực thời gian tới có sương mù vào sáng sớm, đêm và sáng trời se lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày và sử dụng phân bón không hợp lý.
– Bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt: tiếp tục phát triển và gây hại trên trà lúa giai đoạn trỗ bông, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dầy, sử dụng phân bón không hợp lý và điều kiện thời tiết ẩm độ cao.
– Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên để nắm bắt chính xác diễn biến của bọ phấn (rầy phấn trắng) gây hại trên đồng ruộng và kịp thời đưa ra biện pháp quản lý có hiệu quả.
– Cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến của sâu năn (muỗi hành), đặc biệt trên các trà lúa đang ở giai đoạn mạ-đẻ nhánh để có biện pháp quản lý kịp thời.
Ngoài ra, cần chú ý Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín. Khuyến cáo các địa phương áp dụng các biện pháp diệt chuột mang tính cộng đồng, triển khai trên diện rộng để đạt hiệu quả cao.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)