Muốn làm ăn lớn phải có liên kết với doanh nghiệp

ĐBSCL Trong nhiều năm qua được sự hỗ trợ từ Dự án VnSAT được xem là người ‘anh cả’ đứng ra kết nối giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp trong bao tiêu lúa gạo.

ĐBSCL là vựa lúa gạo lớn của cả nước, việc sản xuất hàng hóa muốn tiêu thụ được thuận lợi cần có sự liên kết với doanh nghiệp, trong đó HTX, Tổ hợp tác (THT) đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiêu thụ lúa gạo hiện nay. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan từng có câu nói “Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì hảy bắt tay đi cùng nhau”.

Trong nhiều năm qua được sự hỗ trợ từ Dự án VnSAT nông dân, HTX, THT kết nối với doanh nghiệp trong bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Do đó, gần 7 năm qua Dự án VnSAT có mặt tại ĐBSCL đã triển khai  cho 8 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn để hỗ trợ tập huấn nông dân tiếp cận những kiến thức khoa học học kỹ thuật mới như “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”; hướng dẫn HTX để tiếp cận doanh nghiệp; nâng cao năng lực nông dân để xây dựng vung nguyên liệu lúa gạo; nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức nông dân…

Bên cạnh đó VnSAT còn tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp để chọn ra doanh nghiệp nào có nhu cầu thật sự về nguyên liệu đảm bảo chất lượng ổn định để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Sau đó, hỗ trợ tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cấp huyện, xã và cộng đồng để doanh nghiệp tiếp cận chính quyền địa phương, HTX và THT và nông dân. Doanh nghiệp thực hiện tốt hợp đồng thì sẽ được nông dân hưởng ứng và tích cực tham gia.

Có thể nói trong nhiều năm qua được sự hỗ trợ tích cực của Dự án VnSAT được xem là người “anh cả” đứng ra kết nối giữa nông dân, HTX, THT với doanh nghiệp trong bao tiêu lúa gạo. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các mô hình liên kết ban đầu tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn dự án. Diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa HTX và THT và doanh nghiệp theo hợp đồng tăng lên theo từng vụ.

Trong khi diện tích “Cánh đồng lớn” ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm thì An Giang vẫn duy trì và phát triển tốt mô hình này. Ông Nguyễn Sĩ Lâm Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang tự hào cho biết: Hai năm qua do ảnh hưởng dịch Covid-19 gây không ít khó khăn nhưng đối với ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Riêng đối với mặt hàng lúa gạo, trong năm 2021 đã có hàng chục doanh nghiệp lớn đến An Giang ký hợp đồng tiêu thụ lúa, nếp trên địa bàn với diện tích trên 50.000ha, giúp nông dân yên tâm sản xuất. Kết quả này có được nhờ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, HTX, THT và nông dân. Trong đó, HTX, THT đóng vai trò quan trọng.

Gần 7 năm qua Dự án VnSAT có mặt tại ĐBSCL đã triển khai cho 8 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn để hỗ trợ tập huấn nông dân tiếp cận những kiến thức khoa học học kỹ thuật mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kết quả này có được nhờ nỗ lực hỗ trợ của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, HTX và nông dân. Đặc biệt trong đó qua hỗ trợ của Dự án VnSAT và UBND tỉnh An Giang, các doanh nghiệp đã triển khai liên kết sản xuất thông qua 30 HTX và 20 THT. Các HTX, THT có vai trò tích cực trong việc vận động nông dân, tổ chức thực hiện hợp đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Các ngành của tỉnh thường xuyên thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp gắn kết với các HTX hiện có và thành lập mới HTX theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với HTX nông nghiệp.

Theo ông Lâm, trong năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang luôn đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, song song đó vận động và hỗ trợ thành lập mới nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng tổng số HTX nông nghiệp toàn tỉnh hiện nay lên gần 200 HTX.

Trong đó, có hơn 20 HTX được thành lập mới với sự tham gia góp vốn và nhân sự điều hành từ phía Tập đoàn Lôc Trời. Khi thưc hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, nếp với doanh nghiệp, bên cạnh được cung ứng giống, vật tư đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, nông dân tham gia HTX còn được bảo đảm đầu ra với giá bán lúa từ bằng đến cao hơn thị trường 50-200 đồng/kg. Riêng một số giống lúa, doanh nghiệp cam kết thu mua với giá cố định, giúp nông dân tính toán trước được lợi nhuận, yên tâm sản xuất.

Nhiều HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được VnSAT hỗ trợ giúp phát triển mạnh mẽ trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại HTX nông nghiệp An Bình (huyện Thoại Sơn – An Giang), là một trong những HTX đầu tiên được thành lập với sự góp vốn, nhân sự của Tập đoàn Lộc Trời và có sự hỗ trợ tích cực từ Dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến đã giúp cho HTX An Bình sản xuất lúa theo tiểu chuẩn SRP rất thành công. Khi HTX thực hiện liên kết với doanh nghiệp, khi canh tác bộ giống lúa Lộc Trời 18 và Lộc Trời 28 đạt theo tiêu chuẩn SRP, đã được Tập đoàn Lộc Trời cộng thêm 1.000 đồng/kg so với giá bao tiêu cố định từ đầu vụ.

Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp An Bình Trịnh Công Minh cho biết, trên cơ sở giống OM18 canh tác theo tiêu chuẩn SRP, HTX đã tạo ra thương hiệu “gạo an toàn An Bình 1”, được UBND tỉnh trao chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm tỉnh An Giang). Trong thời gian tới HTX An Bình sẽ nâng cao hơn nữa về sản phẩm gạo sạch, ngon, an toàn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng để phục vụ cho chính người tiêu dùng trong nước chứ không phải chỉ để xuất khẩu.

Còn tại Đồng Tháp việc liên kết doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo ngày càng tăng diện tích lên, đã giúp nông dân rất yên tâm đầu ra và tăng lợi nhuận trong mùa vụ.

Hiện nay toàn tỉnh An Giang có trên 200 HTX đang hoạt động có hiệu quả, nhất trong vấn đề liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, trong vụ đông xuân năm 2022, diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh là 196.000ha. Trong đó, diện tích thực hiện liên kết của các huyện, thành phố gần 43.700ha, sản lượng 318.000 tấn, chiếm gần 22,3% tổng diện tích sản xuất. Đây là một tín hiệu khả quan so với cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt trên 11,5%.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Xuân (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chia sẻ, kể từ ngày được dự án VnSAT hỗ trợ HTX đến nay, tập quán sản xuất lúa của các thành viên thay đổi rõ nét. Một số thành viên trước khi vào HTX còn sản xuất các giống lúa thường, nay đã chuyển sang sản xuất các giống lúa đặc sản, cao sản, tạo sự đồng nhất trong việc canh tác lúa của toàn thể HTX. Đồng thời, khi áp dụng sản xuất cùng giống lúa, cùng thời điểm gieo sạ và thu hoạch nên HTX được doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ đầu ra, giá bán luôn cao hơn so với việc bán cho các thương lái bên ngoài.

Để giảm chi phí đầu tư mùa vụ, thành viên HTX áp dụng sản xuất lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” do dự án tập huấn chuyển giao. Riêng nhà kho tại HTX cũng được dự án hỗ trợ xây dựng nhằm vừa làm kho dự trữ lúa, làm lò sấy, bảo quản các loại trang thiết bị cho sản xuất lúa.

Lê Hoàng Vũ – Văn Vũ

https://nongnghiep.vn/muon-lam-an-lon-phai-co-lien-ket-voi-doanh-nghiep-d318654.html

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 28/11/2024-05/12/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.171  -86 
Lúa thường tại kho       9.650        8.883  -125 
Lứt loại 1     13.450      12.071  -338 
Xát trắng loại 1      15.450      14.960  +40 
5% tấm     13.050      12.914  -171 
15% tấm     12.750      12.600  -200 
25% tấm     12.500      12.225  -200 
Tấm 1/2       9.450        8.693  -43 
Cám xát/lau       5.950        5.786  -114 

Tỷ giá

Ngày 29/11/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,24
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15856,33
MYR Malaysian Ringgit 4,45
PHP Philippine Peso 58,64
KRW South Korean Won 1397,21
JPY Japanese Yen 150,41
INR Indian Rupee 84,58
MMK Burmese Kyat 2099,20
PKR Pakistani Rupee 277,92
THB Thai Baht 34,32
VND Vietnamese Dong 25341,82