Triển vọng ‘sáng’ của xuất khẩu gạo

Theo ông Phạm Khắc Thiên Tường, Phó Tổng giám đốc Edutrade, thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Việt Nam được hưởng lợi từ chính sách xuất khẩu gạo mới đây của Ấn Đồ dù phân khúc khác nhau. Nhu cầu nhập khẩu từ Philippines – nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng. 

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với một số loại khác từ ngày 9/9 để kiểm soát giá trong nước.

Theo ông Phạm Khắc Thiên Tường, Phó Tổng giám đốc Edutrade, thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Nước này áp thuế 20% đối với gạo trắng chưa xát, gạo lứt xát và gạo nửa xay hoặc xát toàn bộ.

Ông Tường cho rằng Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo khô cơm, trong khi Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo dẻo, gạo thơm nên có sự khác biệt về phân khúc và chất lượng. Tuy nhiên, động thái mới đây của Ấn Độ vẫn sẽ giúp hoạt động xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam được hưởng lợi. Khi nguồn cung từ quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới bị thu hẹp lại, cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo sẽ nhiều hơn.

Vị chuyên gia từ Edutrade cho rằng mặt hàng gạo của Ấn Độ đang khá cạnh tranh với gạo của Việt Nam ở phân khúc thị trường châu Phi và Trung Quốc. Do đó, theo ông Tường, cơ hội hiện tại khá lớn để với các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo trong nước tìm kiếm thêm được các khách hàng mới. Đồng thời, dự báo giá gạo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, khoảng hơn 30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9. Giá gạo xuất khẩu tăng khiến doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân với giá cao hơn, thị trường trong nước dự báo sẽ sôi động hơn. 

Theo cập nhật của Edutrade ngày 26/9, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam là 423 USD/tấn, loại 25% tấm là 403 USD/tấn.

Ba yếu tố giúp xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn gạo, cao hơn 100.000 – 200.000 tấn so với năm 2021. Nếu không có các yếu tố bất lợi mới, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch. 

Kỳ vọng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm, Phó Tổng giám đốc Edutrade đưa ra ba cơ sở chính. Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu từ Philippines – nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng do giá lúa mì lên cao. Sau khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và cấm xuất khẩu gạo tấm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng, trong khi đó Philippines là quốc gia không thể ngừng nhập khẩu gạo. Điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam.  

Thứ hai, Trung Quốc – nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo nhiều hơn trong nửa cuối năm 2022 sau một thời gian bị kìm hãm bởi chính sách “Zero Covid”, nguồn gạo của các doanh nghiệp nhập khẩu về dự trữ đang vơi dần. Bên cạnh đó, các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển trong bối cảnh dịch bệnh đã gây ra gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp khiến nhu cầu nhập khẩu tăng lên.

Thứ ba, xuất khẩu gạo sang châu Âu dự kiến sẽ tăng nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm.

Về giá, theo ông Tường, nếu như Ấn Độ kéo dài việc thực hiện áp thuế, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục đi lên cùng với định hình lại về mặt bằng giá mới. Nhiều cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu đó, nhất là trong bối cảnh nguồn cung gạo toàn cầu còn đối mặt rủi ro do tình trạng thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn. Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động. Do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như các mặt hàng khác. Trong bối cảnh nguồn cung giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn dư địa tiếp tục tăng.

Giá gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, giá gạo có xu hướng tăng từ sau dịch Covid-19 đến nay, do các áp lực như chi phí vận tải, giá phân bón, lao động tăng.

 Ông Phạm Khắc Thiên Tường, Phó Tổng giám đốc Edutrade.

Diễn biến giá gạo thế giới. Đơn vị: USD/cwt (tạ Mỹ), tương đương 45 kg. 

Công ty chứng khoán này cho rằng ba nước đang chịu áp lực phải nhập khẩu gạo nhiều hơn phần còn lại là Trung Quốc, Philippines, Bangladesh, chiếm 16% tổng nhu cầu nhập khẩu. Bên cạnh đó, thời tiết bất lợi làm giảm dự báo sản lượng gạo 2022/2023 tại Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Tổng nguồn cung xuất khẩu gạo của ba nước này chiếm 49% tổng xuất khẩu của cả thế giới.

Yuanta dự báo giá gạo sẽ chịu áp lực tăng lên trong niên vụ 2022/2023 (đến giữa năm 2023). Trong đó, Việt Nam và Thái Lan là hai nước hưởng lợi chính. Tuy nhiên, Thái Lan dự kiến sẽ hưởng lợi hơn Việt Nam do đồng Baht Thái đã mất giá mạnh nhất 15 năm so với USD, tạo sức cạnh tranh về giá.

Thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/9, xuất khẩu gạo của nước ta đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đỗ Lan

https://ndh.vn/nong-san/trien-vong-sang-cua-xuat-khau-gao-1325188.html

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 28/11/2024-05/12/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.171  -86 
Lúa thường tại kho       9.650        8.883  -125 
Lứt loại 1     13.450      12.071  -338 
Xát trắng loại 1      15.450      14.960  +40 
5% tấm     13.050      12.914  -171 
15% tấm     12.750      12.600  -200 
25% tấm     12.500      12.225  -200 
Tấm 1/2       9.450        8.693  -43 
Cám xát/lau       5.950        5.786  -114 

Tỷ giá

Ngày 06/12/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,27
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15849,75
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 57,85
KRW South Korean Won 1422,80
JPY Japanese Yen 149,80
INR Indian Rupee 84,69
MMK Burmese Kyat 2098,92
PKR Pakistani Rupee 277,95
THB Thai Baht 34,02
VND Vietnamese Dong 25387,13