Tầm nhìn xa cho ĐBSCL

Tầm nhìn và cơ sở pháp lý về liên kết vùng và điều phối phát triển vùng ĐBSCL đã được xác định và định hình rất sớm. Việc này thể hiện qua nghiên cứu và đề xuất từ các nhà khoa học, viện, trường và chính quyền địa phương từ những năm 2008 liên quan phát triển các sản phẩm chủ lực về lúa gạo, trái cây và thủy sản của vùng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng liên kết vùng là hợp tác và liên kết với nhau vì lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý tài nguyên hợp lý, nhằm đạt mục tiêu và lợi ích chung cao hơn so với hoạt động riêng lẻ và kém hiệu quả.

Vì thế, ý nghĩa liên kết vùng là tăng cường liên kết và nhất thể hóa, thực hiện mục tiêu chung nhằm tận dụng lợi thế của từng địa phương để đưa ra các chính sách, chương trình liên kết nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể có được. Điều này được thể hiện qua Quyết định số 593 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020”, Quyết định 825 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 – 2025” và Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Văn phòng điều phối vùng là nền tảng thực hiện điều phối liên kết phát triển vùng, là xu thế tất yếu. Tuy vậy, thời gian qua, về cơ chế và chính sách điều phối vùng thì giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan dựa vào cơ chế, tổ chức có sẵn của bộ, ngành và UBND các tỉnh; chỉ tích hợp các chức năng liên quan liên kết vùng ĐBSCL, dẫn tới nặng phần quản lý hành chính hơn là quản trị qua tham gia công – tư để phát triển liên kết và đầu tư vào vùng ĐBSCL hiệu quả.

Vì thế, cần cụ thể hóa về mục tiêu, chức năng và vai trò Văn phòng Điều phối vùng cụ thể tại vùng ĐBSCL, bao gồm các chức năng cụ thể ban đầu có thể là: Thành lập cơ sở dữ liệu dùng chung cho điều phối phát triển vùng; tổng hợp tiến độ và phản hồi thực hiện các chương trình và dự án mà Hội đồng vùng đã phê duyệt ngắn, trung và dài hạn; tham mưu và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình và đề án liên kết vùng hiêu quả; thông tin và truyền thông về hoạt động Hội đồng vùng liên quan chương trình và dự án liên kết vùng theo quý và năm. Về lâu dài nên tiếp cận theo mô hình quản trị của Hà Lan về “Luật Châu thổ” dựa vào tầm nhìn chiến lược, phát triển cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin, phát triển dự án ưu tiên và tạo quỹ phát triển qua cơ chế tham gia công – tư.

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Văn phòng Điều phối vùng đặt tại TP Cần Thơ là sáng tạo, phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; là cách làm hiệu quả đi từ nhu cầu “liên kết vùng phát triển không gian kinh tế và kinh tế nông nghiệp” mà vùng ĐBSCL có lợi thế. Đồng thời, công việc này rất cấp thiết, cần thực hiện để “lấy ngắn nuôi dài” về phát triển cơ chế, tổ chức và chính sách về phát triển lĩnh vực nông nghiệp và thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ. 

PGS-TS NGUYỄN VĂN SÁNH, chuyên gia phân tích chính sách công

https://nld.com.vn/thoi-su/tam-nhin-xa-cho-dbscl-20220328212052548.htm

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 29/08/2024-05/09/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.650        7.507  -200 
Lúa thường tại kho       9.550        9.125  -258 
Lứt loại 1     12.750      11.700  -400 
Xát trắng loại 1      14.750      14.370  -100 
5% tấm     13.700      13.536  -186 
15% tấm     13.450      13.233  -233 
25% tấm     13.100      12.950  -200 
Tấm 1/2     10.950        9.843  -193 
Cám xát/lau       7.150        6.979  -143 

Tỷ giá

Ngày 10/09/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,12
EUR Euro 0,91
IDR Indonesian Rupiah 15451,41
MYR Malaysian Ringgit 4,35
PHP Philippine Peso 56,36
KRW South Korean Won 1343,68
JPY Japanese Yen 142,30
INR Indian Rupee 83,97
MMK Burmese Kyat 2098,04
PKR Pakistani Rupee 278,73
THB Thai Baht 33,69
VND Vietnamese Dong 24677,89