Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp xu hướng đi ngang. Nhiều kho đã mở cửa mua hàng, tuy nhiên giao dịch chưa sôi động.
Tại kho An Giang, giá lúa hôm nay giữ mức ổn định so với hôm qua. Theo các thương lái, nhiều kho đã mở cửa khai trương, tuy nhiên lượng gạo nguyên liệu về ít, giao dịch không nhiều. Giá lúa các loại giữ vững so với tuần giao dịch trước Tết Nguyên đán.
Cụ thể, nếp vỏ (khô) 6.800 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 6.500 đồng/kg; Lúa IR 50404 tươi 5.300 – 5.400 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 tươi 5.900 – 6.000 đồng/kg; Lúa OM 5451 tươi 5.400 – 5.500 đồng/kg; Lúa OM 380 giá 5.400 – 5.500 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 5.900 – 6.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 5.900 – 6.000 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 12.000 đồng/kg.
Giá gạo cũng có xu hướng đi ngang. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 7.700-7.900 đồng/kg; giá gạo TP IR 504 8.600 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ổn định ở mức 7.300-7.400 đồng/kg; cám khô 7.400-7.500 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo cũng tương đối ổn định: Nếp ruột 14.000 đồng/kg; Gạo thường 11.500 – 12.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 7.500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV cho biết, sau tết công ty mở cửa khai trương mua vào gạo lứt OM 5451 giá 8.500-8.600 đồng/kg, gạo Đài thơm 8 (ĐT8) giá 8.700-8.800 đồng/kg, bằng giá công ty mua vào trước khi đóng cửa nghỉ Tết. Hiện giá lúa gạo trên thị trường vẫn còn thấp hơn so với vụ Đông Xuân năm ngoái, do vừa nghỉ Tết xong quay lại mở cửa kinh doanh nên giao dịch còn chậm.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo Việt duy trì ổn định, trong khi giá gạo Thái Lan tăng 2USD, gạo Pakistan giảm từ 2-5 USD/tấn so với tuần trước Tết Nguyên đán. Cụ thể, gạo 5% tấm ở mức 393-397 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 373-377 USD/tấn và gạo 100% tấm có giá 328-332 USD/tấn.
Về thị trường xuất khẩu, hiện Philippins và Trung Quốc vẫn là hai thị trường chính của gạo Việt. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn chưa sôi động. Nhiều doanh nghiệp dự báo xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc trở lại sau quý I/2022. Trong nửa đầu năm 2022, ngành gạo sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức về chi phí vận chuyển và sản xuất.
Hà Duyên