ĐBSCL Qua nhiều năm triển khai, mô hình tôm – lúa được đánh giá là phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân, nhất là những tỉnh ven biển vùng ĐBSCL

Đến nay, ĐBSCL có khoảng 200.000ha diện tích tôm – lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Bạc Liêu: Mô hình tôm – lúa và chặng đường hơn 20 năm

Từ khi có Nghị quyết số 09 từ năm 2000 của Chính phủ, đã cho phép chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả như đất sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển sang nuôi tôm. Mô hình tôm – lúa phát triển nhanh từ 71.000 ha lên hơn 200.000 ha nuôi tôm, chiếm 29,6% so với diện tích nuôi tôm của các tỉnh ĐBSCL, sản lượng tôm nuôi đạt gần 129.000 tấn. 

Tại Bạc Liêu, mô hình tôm – lúa được nông dân áp dụng từ năm 2001. Đến nay, hơn 20 năm thực hiện, mô hình “con tôm ôm cây lúa” có sự phát triển cả về phương thức sản xuất lẫn đa dạng hóa cây trồng – vật nuôi, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Có thể khẳng định Nghị quyết 09 của Chính phủ là bước ngoặt đã làm thay đổi nền nông nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và mô hình tôm – lúa nói riêng. Cơ hội chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả như sản xuất lúa, muối, vùng đầm lầy ven biển sang nuôi tôm thì mô hình tôm – lúa phát triển nhanh theo từng năm.

Nông dân thu hoạch tôm trên mô hình tôm – lúa tại huyện Hồng Dân. Ảnh: Trọng Linh.

Từ diện tích chỉ hơn 5.800ha khi mới bắt tay vào chuyển đổi, đến năm 2022 diện tích canh tác tôm – lúa trên địa bàn tỉnh đã tăng lên hơn 39.400ha, chiếm hơn 33% diện tích nuôi tôm trong tỉnh. Hiện mô hình này cho tổng thu nhập trên 90 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ 40 – 60 triệu đồng/ha/năm.

Thế nhưng, trước những tác động ngày càng tiêu cực của các hình thái biến đổi khí hậu (BĐKH) đã khiến cho mô hình vốn được các nhà khoa học xác định là phương thức sản xuất thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cũng đang phải đứng trước nhiều thách thức. Chuyện con tôm khát mặn, cây lúa chờ ngọt đã không còn là chuyện hiếm gặp đối với nông dân trong vùng chuyển đổi tại tỉnh Bạc Liêu. Điển hình như trong vụ tôm đầu năm nay, do lượng mưa nhiều, nguồn nước mặn từ biển Tây không điều tiết về kịp nên nông dân huyện Hồng Dân không thể thả nuôi đúng theo lịch thời vụ.

Anh Nông Văn Thạch (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) thông tin: “Năm nay nước mặn về trễ nên nhiều hộ không thể thả tôm nuôi. Có nhiều hộ đánh liều thả giống trước khi độ mặn trên đồng ruộng chỉ vào khoảng 3 – 4‰ dẫn đến tôm nuôi bị thiệt hại trắng”. Bên cạnh đó, nếu tới vụ lúa mà mưa xuất hiện trễ hoặc lượng mưa ít thì nông dân rất khó cải tạo, xuống giống. Thủy lợi chưa bảo đảm khiến sản xuất tôm – lúa hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Ông Nguyễn Kỳ Phong, cán bộ Trung tâm Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Bạc Liêu đo độ mặn nên đất tôm lúa cho nông dân huyện Hồng Dân. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân gặp khó, chính quyền địa phương cũng phải chịu nhiều áp lực trong việc điều tiết nguồn nước. Là vùng chuyển đổi lại có cả vùng chuyên canh lúa nằm liền kề nhưng chỉ sử dụng chung một hệ thống kênh mương. Do đó, nếu dẫn mặn không khéo sẽ khiến lượng lớn nước mặn xâm nhập vào vùng chuyên lúa, còn nếu không dẫn mặn thì bà con vùng chuyển đổi sẽ không có nước mặn nuôi tôm.

Ông Nguyễn Kỳ Phong, cán bộ Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Mỗi khi vào vụ tôm – lúa là anh em trực ở Âu thuyền Ninh Quới chịu nhiều áp lực công việc. Bởi, nếu điều tiết nước không khéo để xảy ra tình trạng mặn xâm nhập hoặc bà con thiếu nước sản xuất thì coi như mình không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng để giải được bài toán hài hòa mặn – ngọt thì thật sự là cả một vấn đề, bởi hiện nay chỉ sử dụng chung một hệ thống kênh, rạch cho cả hai vùng mặn, ngọt”.

Trà Vinh: Đến năm 2025 phát triển 3.500ha lúa – tôm

Tỉnh Trà Vinh là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển mô hình tôm – lúa. Những năm qua, mô hình này đã chứng tỏ được tính hiệu quả, bền vững thích ứng với BĐKH. Để thích ứng với điều kiện BĐKH, 6 tháng ngọt – 6 tháng mặn bà con nông dân ở cù lao Long Hoà – Hoà Minh (huyện Châu Thành) có mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng 1 vụ lúa hữu cơ rất hiệu quả. Cù lao 2 xã hiện có trên 250ha nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa. Bình quân, mỗi ha mô hình tôm – lúa này mang lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Ngoài con tôm, nông dân Trà Vinh còn nuôi cua biển xen trong ruộng lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Võ Văn Cẩn ở xã Hòa Minh cho hay về mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh: “Trong năm chỉ làm có một vụ lúa, còn thả nuôi tôm càng xanh quanh năm. Sạ lúa từ tháng 8 đến tháng 11 thu hoạch”.

Ông Nguyễn Thanh Thưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Minh cho biết thêm: “Mô hình một vụ lúa một vụ tôm mang lại hiệu quả rất lớn. Thứ nhất cải tạo ao nên vụ nuôi sau thuận lợi hơn. Thứ hai là giảm chi phí về thức ăn”.

Sản phẩm gạo hữu cơ của nông dân trồng lúa trong vuông tôm tại Long Hoà – Hoà Minh đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh đã  tiến hành bàn giao bộ nhận diện sản phẩm lúa, gạo hữu cơ mang nhãn hiệu tập thể Long Hòa – Hòa Minh cho Hợp tác xã Tiến Thành (xã Long Hòa, huyện Châu Thành) là chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể lúa gạo hữu cơ Long Hòa – Hòa Minh.

Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh bàn giao bộ nhận diện sản phẩm lúa, gạo hữu cơ mang nhãn hiệu tập thể Long Hòa – Hòa Minh cho Hợp tác xã Tiến Thành (xã Long Hòa, huyện Châu Thành). Ảnh: Minh Đảm.

Theo Sở NN-PTNT Trà Vinh gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh đã tự chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ bấp bênh và đất nuôi tôm bán thâm canh sang mô hình tôm – lúa, lúa – cá với diện tích khoảng 5.600 ha. Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục đầu tư hỗ trợ chuyển đổi sản xuất tại 2 xã  Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành). Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi khoảng 4.630 ha của hơn 5.900 hộ dân chuyên trồng 1 vụ lúa chuyển sang 1 vụ tôm – 1 vụ lúa hữu cơ. Bên cạnh đó, vùng sản xuất tại các xã Thuận Hòa, Mỹ Hòa, Vinh Kim, Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang) có diện tích đất trồng lúa 1 vụ bấp bênh khoảng 1.000 ha của 1.800 hộ dân cũng được hỗ trợ chuyển sang 1 vụ tôm – 1 vụ lúa hữu cơ.

Ông Lê Quang Răng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Trà Vinh cho biết: Các vùng sản xuất được ngành nông nghiệp bố trí thực hiện chuyển đổi sản xuất đều có điều kiện khó khăn về kết cấu hạ tầng thường bị khô hạn, xâm nhập mặn và triều cường hiện quả kinh tế đem lại thấp. Tại các vùng chuyển đổi sản xuất sẽ được đầu tư đảm bảo về thủy lợi phục vụ sản xuất thích ứng với BĐKH. Nông dân được nâng cao năng lực quản lý, trồng trọt, nuôi thủy sản với phương thức kỹ thuật tiên tiến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch với giá trị tăng cao từ 10 – 15% so với sản phẩm sản xuất bình thường.

Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 1925/QĐ-UBND phê duyệt phương án phát triển ngành tôm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đến năm 2025, Trà Vinh sẽ phát triển nuôi tôm nước lợ với quy mô 34.249 ha, gồm: nuôi thâm canh mật độ cao 2.000 ha. Thâm canh 17.500 ha, quảng canh cải tiến 4.208 ha, lúa – tôm 3.500 ha, tôm rừng 7.041 ha, tổng sản lượng ước đạt trên 171.000 tấn.

Minh Đảm – Trọng Linh

https://nongnghiep.vn/dbscl-mo-hinh-tom–lua-thich-ung-ben-vung-voi-bien-doi-khi-hau-d337086.html

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 28/11/2024-05/12/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.171  -86 
Lúa thường tại kho       9.650        8.883  -125 
Lứt loại 1     13.450      12.071  -338 
Xát trắng loại 1      15.450      14.960  +40 
5% tấm     13.050      12.914  -171 
15% tấm     12.750      12.600  -200 
25% tấm     12.500      12.225  -200 
Tấm 1/2       9.450        8.693  -43 
Cám xát/lau       5.950        5.786  -114 

Tỷ giá

Ngày 06/12/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,27
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15849,75
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 57,85
KRW South Korean Won 1422,80
JPY Japanese Yen 149,80
INR Indian Rupee 84,69
MMK Burmese Kyat 2098,92
PKR Pakistani Rupee 277,95
THB Thai Baht 34,02
VND Vietnamese Dong 25387,13