Có Hợp tác xã làm dịch vụ nông dân trồng lúa nhàn lắm

KIÊN GIANG Dự án VnSAT đã nâng cao năng lực cho các Hợp tác xã, giúp mở rộng dịch vụ phục vụ nông dân sản xuất lúa ngày càng hiệu quả hơn.

Nhàn hạ ngay cả ngày mùa

Cánh đồng lúa rộng hơn 900 ha của Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I (xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang) đang vào mùa gặt. Giám đốc Hợp tác xã, ông Phạm Văn Nhiều bảo: “Nông dân bây giờ nhàn hơn trước nhiều lắm. Ngay cả mùa gặt cũng chẳng cần lặn lội ra đồng, mọi thứ đã có đội dịch vụ lo hết, kéo lúa bao về tận nhà, chỉ việc ngồi xem cân ghi sổ tính tiền”.

Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I được dự án VnSAT giúp nâng cao năng lực mở rộng dịch vụ phục vụ nông dân sản xuất lúa ngày càng hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Câu chuyện đổi thay bắt đầu từ năm 2016, khi Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I được chọn tham gia Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT. Khi ấy, Châu Thành là 1 trong 5 huyện thuộc tỉnh Kiên Giang được chọn tham gia dự án. Có 16 xã trọng điểm sản xuất lúa và cây màu tại các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất và Giang Thành, với tổng diện tích canh tác 29.250 ha của 15.215 hộ nông dân nàm trong vùng dự án.

Giám đốc Phạm Văn Nhiều cho biết, Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I được thành lập năm 2007, có diện tích tự nhiên là 437 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 409 ha, là lúa 3 vụ là chính, còn lại là thổ cư, đất vườn sau nhà… Khi tham gia dự án VnSAT, đã mở rộng thêm diện tích của ấp Hòa Ninh 499 ha, nâng tổng diện tích lên thành 908 ha.

Ông Nhiều kể, với Dự án VnSAT nông dân hồ hởi lắm, từ khi triển khai đến nay tại Hợp tác xã đã triển khai mấy chục lớp tập huấn kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, mà lớp nào cũng đông đủ, xôm tụ. Học xong lại kéo nhau ra ruộng mô hình thực hành luôn. Học đi đôi với hành, nên nông dân ở đây ai cũng áp dụng hiệu quả, không chỉ làm lúa trúng mùa mà chất lượng lúa gạo cũng được nâng lên. Bây giờ ở đây chẳng còn ai sạ dày nữa, vừa tồn tiền mua lúa giống vừa tốn công chăm sóc, lại phát sinh dịch, bệnh nhiều.

Ông Phạm Văn Nhiều (bên trái) Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I đang cùng xã viên kiểm tra độ chín của bông lúa trước khi đôi dịch vụ tiến hành thu hoạch lúa cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia dự án VnSAT, Hợp tác xã Hòa Thuận I đã được đầu tư khắc phục điểm yếu về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tộ chức sản xuất, làm dịch vụ cho xã viên ngày càng tốt hơn. Hiện vốn tài sản cố định và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của đơn vị có tổng giá trị hơn 9,1 tỷ đồng, trong đó riêng dự án VnSAT đầu tư 7,4 tỷ đồng. Cụ thể là đầu tư cống, máng bơm tưới kiên cố, đường giao thông nội đồng kênh Hàu Bàn, đường kênh cấp I, 2 nhà kho chứa lúa, vật tư nông nghiệp.

“Hiện Hợp tác xã Hòa Thuận I đang làm các dịch vụ: sản xuất và cung ứng lúa giống, làm đất, bơm tưới, máy liên hợp thu hoạch lúa, phục vụ cho xã viên với giá rẻ hơn thị trường từ 10-20%. Riêng khâu chăm sóc lúa có đội dịch vụ sạ lúa, phun thuốc, sạ phân… làm hết, nên nông dân nhàn hạ lắm, chả mấy khi phải lặn rội ra đồng làm việc nặng nhọc. Mục tiêu của chúng tôi là giúp nông dân sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào, hạn chế khâu trung gian, sản phẩm nông nghiệp có đầu ra ổn định và tăng thu nhập”, ông Nhiều nói.

Củng cố và phát triển kinh tế tập thể

Bà Lê Thị Kim Em, Phó Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành cho biết, huyện có 4 Tổ chức nông dân được chọn tham gia thực hiện dự án VnSAT, gồm: Hợp tác xã (HTX) Kênh 18 (xã Mong Thọ), HTX Thạnh Hòa, HTX Hòa Thuận I (xã Mong Thọ A) và HTX Phước Ninh (xã Mong Thọ B). “Dự án VnSAT triển khai chính là tiền đề cũng như cơ hội để huyện phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, giảm chi phí đầu vào, từng bước liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời góp phần củng cố và xây dựng được các Hợp tác xã mạnh giúp cho kinh tế tập thể của huyện phát triển nhanh, bền vững”, bà Kim Em nhận xét.

Dự án VnSAT đã hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạng tầng, trang thiết bị sản xuất, giúp các tổ chức nông dân nâng cao năng lực phục vụ xã viên ngày càng hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Nhờ có Dự án VnSAT, đã giúp huyện đẩy nhanh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi về nhận thức của nhà nông trong sản xuất… Đó là không chú trọng tăng tổng sản lượng lương thực hàng năm mà xác định cây trồng, vật nuôi vừa phù hợp điều kiện sinh thái địa phương vừa phù hợp với thị trường, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất.

Theo bà Kim Em, khi dự án VnSAT được triển khai, nông dân thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Ngoài ra, còn xây dựng các mô hình trình diễn để nông dân thực hành hoặc đến thăm quan để học hỏi kinh nghiệm. Cán bộ kỹ thuật khi tập huấn theo dõi và hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình, cuối vụ có đánh giá kết quả và tổ chức hội thảo đầu bờ.

Ngay cả mùa gặt, xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa Thuận I cũng chẳng cần phải lặn lội ra đồng, mọi thứ đã có đội dịch vụ lo hết, kéo lúa bao về tận nhà, chỉ việc ngồi xem cân ghi sổ tính tiền. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đoàn Văn Bấu, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Hòa (xã Mong Thọ A) đánh giá, qua các lớp đào tạo tập huấn, đã hỗ trợ kỹ thuật cho xã viên và nông dân trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Các lớp học đã trang bị kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho nông dân thông qua điểm trình diễn về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến áp dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, gieo sạ đồng loạt, né rầy, quản lý dịch hại tổng hợp… Từ đó, tạo cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, lấy thiên địch khống chế sâu, rầy, hạn chế việc phun thuốc trừ sâu khi chưa cần thiết. Đồng thời hướng dẫn nông dân thực hiện kỹ năng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. 

Không chỉ đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất, mà nhiều tổ chức nông dân còn được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạng tầng, nâng cao năng lực thích ứng với thời tiết bất lợi do biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, các Hợp tác xã đã gặp khó khăn về vốn đối ứng, Tổ thực hiện dự án VnSAT huyện Châu Thành đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện xem xét, tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị, với số tiền lên đến hang trăm triệu đồng. Ngoài ra, bằng nguồn vốn của Hợp tác xã và vận động thêm từ xã viên, đã đáp ứng đủ nguồn vốn đối ứng theo quy định, nên các công trình đều được triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra.

“Dự án VnSAT đã tăng cường kỹ năng cho nông dân về canh tác lúa bền vững và quản lý dịch hại trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích. Sản xuất lúa theo hướng thân thiện với môi trường, ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nhằm giữ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, làm tiền đề cho việc sản xuất lúa theo hướng VietGAP và GlobalGAP”, bà Lê Thị Kim Em đánh giá.

Đ.T.CHÁNH – HỮU ĐỨC

https://nongnghiep.vn/co-hop-tac-xa-lam-dich-vu-nong-dan-trong-lua-nhan-lam-d317503.html

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 29/08/2024-05/09/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.650        7.507  -200 
Lúa thường tại kho       9.550        9.125  -258 
Lứt loại 1     12.750      11.700  -400 
Xát trắng loại 1      14.750      14.370  -100 
5% tấm     13.700      13.536  -186 
15% tấm     13.450      13.233  -233 
25% tấm     13.100      12.950  -200 
Tấm 1/2     10.950        9.843  -193 
Cám xát/lau       7.150        6.979  -143 

Tỷ giá

Ngày 10/09/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,12
EUR Euro 0,91
IDR Indonesian Rupiah 15451,41
MYR Malaysian Ringgit 4,35
PHP Philippine Peso 56,36
KRW South Korean Won 1343,68
JPY Japanese Yen 142,30
INR Indian Rupee 83,97
MMK Burmese Kyat 2098,04
PKR Pakistani Rupee 278,73
THB Thai Baht 33,69
VND Vietnamese Dong 24677,89