Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức

– Chiều ngày 26/5/2025, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ NN&MT) tổ chức “Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc để sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN)” tại Hà Nội.

Nghị định thư không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu chính ngạch cám gạo và cám gạo chiết ly làm thức ăn chăn nuôi, mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, góp phần gia tăng giá trị các phụ phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y và ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y đồng chủ trì hội nghị

Nghị định thư: Bước tiến trong xuất khẩu cám gạo chính ngạch

Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch động, thực vật đối với cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc là kết quả của quá trình đàm phán tích cực giữa Bộ NN&MT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 4/2025, Nghị định thư này thay thế Bản ghi nhớ (MOU) về xuất khẩu cám gạo đã hết hiệu lực và được gia hạn từ tháng 5/2024. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chủ động đưa ra các tiêu chí và tiêu chuẩn trong một Nghị định thư, thể hiện sự tự tin và quyết tâm trong việc đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Nghị định thư quy định rõ các yêu cầu về ATTP và kiểm dịch thực vật, bao gồm:

  • Kiểm soát sinh vật gây hại: Sản phẩm không được chứa vi khuẩn Salmonella, nấm mốc hoặc các thành phần biến đổi gen chưa được Trung Quốc phê duyệt.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn Trung Quốc: Các lô hàng phải đáp ứng Tiêu chuẩn Vệ sinh TĂCN GB13078 và Tiêu chuẩn Nhãn TĂCN GB10648.
  • Quản lý doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và quy trình truy xuất nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh và an toàn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
  • Chứng nhận: Mỗi lô hàng xuất khẩu cần kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và Công bố vệ sinh an toàn do các cơ quan thuộc Bộ NN&MT cấp.

Nhiều tiềm năng

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y phát biểu khai mạc hội nghị

Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực trái cây, thủy sản và TĂCN. Với lợi thế là “vựa lúa” của châu Á và thế giới, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất khoảng 4 triệu tấn cám gạo mỗi năm. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thị trường chăn nuôi trong nước, lượng cám gạo dồi dào này mở ra tiềm năng xuất khẩu sang Trung Quốc, một thị trường tiềm năng ngay sát Việt Nam.

“Thay vì tập trung phát triển vùng nguyên liệu vốn không phải thế mạnh của Việt Nam ngành đã thay đổi chiến lược tận dụng phụ phẩm công, nông nghiệp để chế biến thành TĂCN có giá trị cao trong “Đề án phát triển công nghiệp TĂCN Việt Nam. Chúng tôi tập trung giá trị hóa các phụ phẩm, áp dụng công nghệ để sản xuất thức ăn bổ sung, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu”, ông Phạm Kim Đăng nhấn mạnh.

Ông Phạm Ngọc Mậu, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&MT chia sẻ tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&MT), nhấn mạnh: “Việc mở thêm con đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường lớn nhất của Việt Nam là bước tiến quan trọng. Đây không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường mà còn góp phần nâng cao giá trị cho các phụ phẩm nông nghiệp”.

Một trong những điểm sáng là cám gạo, phụ phẩm từ quá trình xay xát lúa đang trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao cám gạo Việt Nam nhờ hàm lượng dầu cao, phù hợp cho trích ly và chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này gợi mở cơ hội để doanh nghiệp trong nước đầu tư vào chế biến sâu, hạn chế xuất thô, từng bước nâng cao giá trị kinh tế ngành hàng.

Cam kết hỗ trợ từ Cục Chăn nuôi và Thú y

Theo ông Phạm Kim Đăng, Cục Chăn nuôi và Thú y cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả Nghị định thư, với các nhiệm vụ cụ thể:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp: Phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và giới thiệu với GACC.
  • Kiểm tra, giám sát chất lượng: Đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh.
  • Phối hợp với GACC: Đăng ký và cập nhật danh sách doanh nghiệp xuất khẩu trên website của GACC.
  • Tuyên truyền và đào tạo: Phổ biến các quy định của Nghị định thư, giúp doanh nghiệp nắm rõ và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục sẽ công bố quy trình, thủ tục hồ sơ và bộ phận tiếp nhận trên website chính thức của Cục Chăn nuôi và Thú y.

Thách thức và trách nhiệm của doanh nghiệp

Thành công của việc xuất khẩu cám gạo phụ thuộc lớn vào sự nghiêm túc và trách nhiệm của các doanh nghiệp. Ông Phạm Kim Đăng cảnh báo: “Chúng ta đã bước vào một cuộc chơi minh bạch. Một doanh nghiệp không tuân thủ có thể ảnh hưởng đến cả ngành, thậm chí làm tổn hại hình ảnh quốc gia. Nếu có vấn đề xảy ra, doanh nghiệp khổ 1, Cục khổ 10 vì phải giải trình với phía Trung Quốc”.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&MT)

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&MT) lưu ý, các nhà máy cần cải thiện cơ sở vật chất và quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn HACCP.  Một doanh nghiệp không tuân thủ có thể dẫn đến chi phí lưu kho, lưu bãi cao hoặc thậm chí bị cấm xuất khẩu, gây thiệt hại cho cả ngành”, ông Lê Sơn Hà nhấn mạnh.

Ông Lê Sơn Hà chia sẻ kinh nghiệm từ ngành thủy sản, nơi áp dụng tiêu chuẩn HACCP từ những năm 2000 đã giúp đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Ông khuyến nghị các doanh nghiệp cần nâng cao tư duy, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và thực thi nghiêm túc các quy định. “Sức ép từ thị trường sẽ là động lực để thay đổi. Nếu không đáp ứng được, chúng ta sẽ mất cơ hội xuất khẩu”.

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo và chuyên viên Cục Chăn nuôi và Thú y đã có những chia sẻ, giải thích những thắc mắc của các doanh nghiệp xung quanh các vấn đề về xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc.

https://nhachannuoi.vn/xuat-khau-cam-gao-chinh-ngach-sang-trung-quoc-co-hoi-song-hanh-cung-thach-thuc/

Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đoàn Xúc tiến Thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc 2025
Đại hội Nhiệm Kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2025 - 2030)
Previous
Next

Từ ngày 05/06/2025-12/06/2025
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       5.650        5.343  -64 
Lúa thường tại kho       6.950        6.583  -242 
Lứt loại 1       9.450        9.017  -333 
Xát trắng loại 1      10.650      10.470  -480 
5% tấm     10.300        9.793  -61 
15% tấm       9.900        9.507  -64 
25% tấm       9.450        9.143  -57 
Tấm 1/2       7.800        7.586  -57 
Cám xát/lau       7.850        7.550  -7 

Tỷ giá

Ngày 13/06/2025
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,18
EUR Euro 0,87
IDR Indonesian Rupiah 16285,05
MYR Malaysian Ringgit 4,25
PHP Philippine Peso 56,15
KRW South Korean Won 1365,31
JPY Japanese Yen 144,06
INR Indian Rupee 86,11
MMK Burmese Kyat 2099,23
PKR Pakistani Rupee 283,01
THB Thai Baht 32,40
VND Vietnamese Dong 26078,53