- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
- Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 25,2 0C; Cao nhất: 32,0 0C; Thấp nhất: 20,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 87 % Cao nhất: 94,8 %; Thấp nhất: 75,6 %.
– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ đêm và sáng có sương mù, ngày nắng; cuối kỳ trời mưa rào và giông trên diện rộng.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 27-29/5, có mưa rào và rải rác có dông (mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm). Ngày 30-31/5, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; trong cơn dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nguy cơ sạt lở vùng núi cao và ngập úng vùng trũng thấp. Từ ngày 01-02/6, khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều hửng nắng.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,9 0C; Cao nhất: 34,1 0C; Thấp nhất: 23,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 84 %; Cao nhất: 89,1 %; Thấp nhất: 75,3 %.
– Nhận xét: Trong kỳ mây thay đổi đến nhiều mây, ngày trời nắng, có ngày nắng nóng, trời lạnh về đêm và sáng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2 – cấp 3.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 27-29/5, phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Từ ngày 30-31/5, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to (thời gian mưa chủ yếu tập trung về chiều tối và đêm). Ngày 01/6, các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An) có mưa rào rải rác và có nơi có dông, các tỉnh thuộc phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) phổ biến có mưa vài nơi. Ngày 02/6, phổ biến có mưa vài nơi, ngày nắng.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 29,3 0C; Cao nhất: 35,1 0C; Thấp nhất: 25,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 78 %; Cao nhất: 86,3 %; Thấp nhất: 68,0 %.
- b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 22,5 0C; Cao nhất: 31,7 0C; Thấp nhất: 16,40C;
Độ ẩm: Trung bình: 87 %; Cao nhất: 95,9 %; Thấp nhất: 82,8 %.
– Nhận xét: Thời tiết tuần qua ở khu vực Đồng Bằng trời nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi. Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, thuận lợi cho làm đất gieo sạ lúa Hè Thu, cây công nghiệp và cây ăn quả sinh trưởng, phát triển. Nhìn chung, lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường
– Dự báo trong tuần tới:
+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 27/5 đến ngày 02/6, các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; các tỉnh thuộc phía Nam khu vực (Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên) riêng ngày 27-28/5 và khoảng 31/5-02/6 có mưa rào và dông rải rác tập trung về chiều tối và tối, cục bộ có mưa vừa.
+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 27/5-02/6, có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng gián đoạn; riêng ngày 27-28/5 và khoảng ngày 01-02/6 có mưa rào và rải rác có dông, có nơi có mưa vừa -mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh .
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 28,5 0C; Cao nhất: 35,6 0C; Thấp nhất: 23,2 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,2 %; Cao nhất: 95,3 %; Thấp nhất: 72,0 %.
– Nhận xét: trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.
– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 27/5-02/6, có mưa rào và rải rác có dông, có mưa vừa, có nơi có mưa to đến rất to. Đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
- Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Trên đồng ruộng hiện nay có 723.905 ha/ 724.759 ha (đạt 99,9 % so với kế hoạch). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Trà sớm |
Đỏ đuôi – thu hoạch |
34.894 |
Trà chính vụ |
Phơi màu – ngậm sữa |
241.120 |
Trà muộn |
Đòng – trỗ |
447.891 |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
723.905 / 724.759 |
2.2. Các tỉnh Bắc trung Bộ
– Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích đã gieo cấy 349.814 ha/ 348.000 ha (đạt 100,52 % so với kế hoạch); đã thu hoạch 297.648 ha (chiếm khoảng 85,1% diện tích gieo trồng), còn lại trên đồng ruộng 52.166 ha. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Xuân sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
80.597 |
Xuân chính vụ |
Thu hoạch xong |
0 |
217.051 |
Xuân muộn |
Chín sữa – chín sáp |
52.166 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
349.814/ 348.000 |
– Lúa Hè Thu- Mùa 2022: Đã gieo cấy được 15.331 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Mới gieo- bén rễ hồi xanh, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Quảng trị, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa Xuân Hè 2022: Đến ngày 26/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 5.238 ha, đang trong giai đoạn Đứng cái- đòng trỗ, chủ yếu tại Bình Định.
– Lúa Hè Thu 2022: Tính đến 26/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy 114.722 ha/ 445.680 (chiếm 25,8 % so với kế hoạch). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Lâm Đồng,… cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại |
Đồng Bằng |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
94.146/ 297.692 |
|
Sớm |
Đẻ nhánh – đòng trỗ |
52.509 |
|
Chính vụ |
Xuống giống – mạ |
41.637 |
|
Tây Nguyên |
Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
20.576/ 147.987 |
|
Sớm |
Đẻ nhánh – đòng trỗ |
8.780 |
|
Chính vụ |
Xuống giống – mạ |
11.796 |
|
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) |
114.722/ 445.680 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
- – Lúa Hè thu 2022: Tính đến ngày 26/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 338.712 ha/ 1.610.784 ha (đạt 83,11% so với kế hoạch). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
461.433 |
|
Đẻ nhánh |
464.238 |
|
Đòng – trỗ |
172.700 |
|
Chín |
200.510 |
|
Thu hoạch |
|
39.831 |
Tổng cộng |
1.338.712 |
- Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ
Vụ |
Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) |
Nguyên nhân |
||||
Giảm NS |
Mất trắng (>70%) |
Đã gieo |
Khô hạn (ha) |
Ngập úng, đổ ngã |
Nhiễm mặn |
|
Hè Thu |
364,2 |
193,3 |
44,3 |
|
113,3 (ST) |
444,2 (KG) |
Tổng |
364,2 |
193,3 |
44,3 |
|
113,3 |
444,2 |
Ghi chú: KG- Kiên Giang; ST: Sóc Trăng
- TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 11.220 ha (tăng 2.070 ha so với kỳ trước, tăng 1.819 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 6.431 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Bình Thuận, Lâm Đồng, An Giang ,…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.385 ha ( giảm 1.837 ha so với kỳ trước, giảm 722 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 10 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 42.750 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên bái, Bắc Giang, Hải phòng …Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, , Quảng Bình, Tâm Đồng , Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long…
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 9.918 ha ( giảm 1.178 ha so với kỳ trước, tăng 4.956 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 55 ha; đã phòng trừ trong kỳ 2.625 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Đà Nẵng, Hậu Giang…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 12.763 ha (tăng 7.083 ha so với kỳ trước, tăng 9.252 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 1.680 ha, đã phòng trừ trong kỳ 4.939 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam…Bình Thuận, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.665 ha (tăng 1.047 ha so với kỳ trước, tăng 1.436 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng là 5 ha, đã phòng trừ trong kỳ 1476 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận, Đăk Lak, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 1.959 ha ( tăng 889 ha so với kỳ trước, tăng 301 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 5.663 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Hà nội, Lai Châu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 3.819 ha ( giảm 2.950 ha so với kỳ trước, tăng 1.353 ha so với CKNT), nhiễm nặng 13 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 3.437 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Hưng Yên, Yên Bái, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang …
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 37.488 ha ( Giảm 7.092 ha so với kỳ trước, giảm 26.639 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 1.596 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 43.354 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 10.379 ha (giảm 3.336 ha so với kỳ trước, tăng 542 ha so với CKNT); nhiễm nặng 11 ha, đã phòng trừ trong kỳ 13.171 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh…
– Chuột: Diện tích nhiễm 4.800 ha ( giảm 554 ha so với kỳ trước, tăng 91 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 36 ha; diện tích trừ chuột trong kỳ 2.860 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuạn, Khánh Hòa, An Giang, Hậu Giang, Long an, Bạc Liêu, Sóc tRăng, Vĩnh Long…
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 1.500 ha ( Tăng 71 ha so với kỳ trước, tăng 124 ha so với CKNT), Diện tích nhiễm nặng là 4 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ là 711 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Long An, Bạc Liêu, An Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh.
– Hiện tượng lúa cỏ: Xuất hiện cục bộ tại Hà Nam, Ninh Bình với tỷ lệ hại nơi cao 10-20%, cục bộ 40-50%. Diện tích nhiễm 1.297 ha (cao hơn 128 ha so với kỳ trước, cao hơn 1.254 ha so với CKNT), nặng 301 ha, mất trắng 18,3 ha (Ninh Bình), phòng trừ 1.231 ha.
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
- a) Các tỉnh Bắc Bộ:
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên những diện tích đã bị đạo ôn lá và các giống nhiễm, nhất là trên những diện tích lúa khi trỗ gặp điều kiện thời tiết có mưa, ẩm, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao
– Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 tiếp tục vũ hóa rộ. Sâu non hại diện hẹp trên lúa muộn, diện xanh tốt.
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 3 tiếp tục hại, hại nặng cục bộ trên các trà lúa giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi, giống nhiễm.
– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn.
Ngoài ra, bệnh khô vằn, lúa cỏ hại tăng; bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, chuột, bệnh đen lép hạt … tiếp tục hại.
- b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Chuột: Tiếp tục gây hại trên trà lúa Đông Xuân muộn giai đoạn trỗ – chín tại các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An,…).
– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa Đông Xuân chính vụ – muộn tại các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An,…).
– Các loại dịch hại khác như: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ,… phát sinh gây hại tăng trên mạ và lúa Hè Thu mới gieo tại các tỉnh trong vùng.
- c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, sâu keo, bệnh đạo ôn lá... tiếp tục gây hại trên lúa Xuân Hè và lúa Hè Thu sớm giai đoạn mạ – đẻ nhánh – đứng cái, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Chuột tiếp tục gây hại rải rác lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu giai đoạn mạ – đẻ nhánh.; Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước và gây hại lúa Xuân Hè (Bình Định) và lúa Hè Thu sớm giai đoạn xuống giống – mạ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
- d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến là rầy cám mới nở, vẫn còn xuất hiện rầy trưởng thành mang trứng với mật độ thấp, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng – trỗ.
– Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông: Bệnh có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.
– Bệnh bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt: Có khả năng phát sinh phát triển gây hại tăng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông và sử dụng phân bón không hợp lý.
Ngoài ra cần chú ý: Ốc bươu vàng có khả năng gia tăng diện tích gây hại trên lúa mới xuống giống do thời tiết mưa nhiều, đặc biệt trên những chân ruộng thấp trũng, khó thoát nước mới gieo sạ; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ – chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)