I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.
1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 22,7 0C; Cao nhất: 29,9 0C; Thấp nhất: 14 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,3 %; Cao nhất: 93,3%; Thấp nhất: 67,6%.
– Nhận xét: Trong kỳ phổ biến ít mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Trung du miền núi phía Bắc: Ngày 15/12, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Ngày 16/12, có mưa, mưa rào rải rác, trời chuyển rét. Thời kỳ 17-21/12 có mưa vài nơi, trời rét đậm, rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
+ Đồng bằng sông Hồng: Ngày 15/12, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Ngày 16/12 có mưa rải rác, trời chuyển rét. Thời kỳ 17-21/12 phổ biến ít mưa, trời rét đậm.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 23,8 0C; Cao nhất: 29,2 0C; Thấp nhất: 17,5 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 85,5 %; Cao nhất: 90,3%; Thấp nhất: 77%.
– Nhận xét: Trong kỳ, đêm và sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Trưa chiều trời nắng nhẹ
– Dự báo trong tuần tới: Ngày 15/12, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Từ ngày 16-18/12, có mưa, có nơi mưa, mưa vừa, có nơi mưa to tập trung trong ngày 16, sau có mưa rải rác ở các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa thiên Huế, Quảng Trị). Từ ngày 19-21/12 có mưa rào rải rác. Từ ngày 16/12 trở đi trời rét, các tỉnh phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An) khu vực có nơi rét đậm.
1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
a) Duyên hải Nam Trung Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 26,1 0C; Cao nhất: 30,50C; Thấp nhất: 22,6 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 82,1%; Cao nhất: 85,6 %; Thấp nhất: 78,4%.
b) Tây Nguyên
Nhiệt độ: Trung bình: 21,2 0C; Cao nhất: 31 0C; Thấp nhất: 10 0C;
Độ ẩm: Trung bình: 80,8 %; Cao nhất: 85,1 %; Thấp nhất: 73,3 %.
– Nhận xét: Kỳ qua, khu vực Đồng bằng trời mây thay đổi, ngày nắng, có mưa rào nhẹ, đêm và sáng sớm có sương mù. Khu vực Tây Nguyên ngày trời nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù và mưa rào rải rác. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng lớn đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân sớm. Lúa vụ Mùa, lúa Thu Đông, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.
– Dự báo trong tuần tới:
+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 15/12 có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Ngày 16-21/12, có mưa rải rác, các tỉnh phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam) từ ngày 17-21/12 có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to, trời lạnh.
+ Tây Nguyên: Phổ biến ít mưa, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời rét.
1.4. Các tỉnh Nam Bộ
Nhiệt độ: Trung bình: 27,9 0C; Cao nhất: 35,6 0C; Thấp nhất: 23,40C;
Độ ẩm: Trung bình: 79,5 %; Cao nhất: 84,5%; Thấp nhất: 64,8 %.
– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
– Dự báo trong tuần tới: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
2.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
– Cây ngô Đông |
Trỗ cờ – phun râu, phát triển bắp |
57.072 |
– Cây rau |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
95.637 |
– Cây cà chua |
Ra hoa – phát triển quả, thu hoạch |
889 |
– Cây khoai tây |
Phát triển củ |
10.434 |
– Cây hoa |
Phát triển thân, lá – nụ, hoa |
2.550 |
– Cây ăn quả |
|
|
+ Cam, quýt |
Quả chín – thu hoạch |
39.592 |
+ Bưởi |
Phát triển quả – thu hoạch |
36.363 |
+ Nhãn |
Phát triển lộc |
37.705 |
+ Vải |
Phát triển lộc |
47.643 |
+ Xoài |
Chăm sóc |
20.604 |
– Cây công nghiệp |
||
+ Chè |
Phát triển búp – thu hái |
85.704 |
+ Sắn |
Phát triển củ – thu hoạch |
10.222 |
+ Cà phê |
Phát triển quả – thu hoạch |
20.468 |
– Cây lâm nghiệp |
|
|
+ Cây thông |
Khai thác nhựa |
366.658 |
+ Cây quế |
Kinh doanh |
128.237 |
+ Cây keo |
Phát triển thân lá – kinh doanh |
285.383 |
+ Cây bạch đàn |
Cây 1-5 tuổi |
6.933 |
+ Cây Tre, luồng, vầu |
Kinh doanh |
4.137 |
2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Hè thu – Mùa: đã thu hoạch xong.
2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Lúa vụ Mùa 2023: Diện tích 81.957 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa,…. Đến ngày 07/12/2023, đã thu hoạch được 45.648,4 ha, chiếm 55,7 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mùa sớm |
Thu hoạch xong |
0 |
14.079 |
Mùa chính vụ |
Đòng trỗ – chắc xanh- thu hoạch |
36.308,5 |
31.569,7 |
Tổng cộng |
81.957 |
– Lúa Thu Đông 2023: Diện tích đã gieo sạ 1.805 ha, phổ biến đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ; phân bố chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk.
– Lúa Đông Xuân 2023- 2024: Diện tích đã gieo cấy 25.874 ha, giai đoạn sinh trưởng phổ biến Sạ- Mạ- đẻ nhánh; phân bố chủ yếu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng,…. Cụ thể:
Khu vực |
Trà |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Đồng bằng |
Sớm |
Sạ – Mạ- Đẻ nhánh |
23.774 |
Tây Nguyên |
Sớm |
Sạ – Mạ- Đẻ nhánh |
2.100 |
Tổng cộng |
25.874 |
2.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 918.852 ha/ 844.947 ha, đạt 109 % so với kế hoạch. Đến ngày 14/12/2023, đã thu hoạch 656.184 ha, chiếm 71,4% diện tích gieo trồng. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
3.039 |
|
Đẻ nhánh |
27.121 |
|
Đòng – trỗ |
113.890 |
|
Chín |
118.618 |
|
Thu hoạch |
|
656.184 |
Tổng cộng |
918.852 |
– Lúa Đông Xuân 2023-2024: Đã xuống giống 1.025.672 ha/1.538.358 ha, đạt 66,7% so với kế hoạch. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích gieo cấy (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ |
582.254 |
|
Đẻ nhánh |
262.321 |
|
Đòng-trổ |
117.136 |
|
Chín |
54.222 |
|
Thu hoạch |
|
9.739 |
Tổng |
1.025.672 |
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU:
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 6.187 ha (tăng 1.050 ha so với kỳ trước, tăng 1.424 ha so với CKNT); nhiễm nặng 30 ha, phòng trừ trong kỳ 3.578 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, …;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 11.544 ha (tăng 7.112 ha so với kỳ trước, tăng 7.046 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 10.930 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang…;
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 12.231 ha (tăng 7.211 ha so với kỳ trước, tăng 11.038 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.529 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, …;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.737 ha (tăng 94 ha so với kỳ trước, giảm 1.145 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 223 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bạc Liêu…;
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.464 ha (tăng 464 ha so với kỳ trước, tăng 468 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 333 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hoà, Bình Thuận, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, …;
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 6.981 ha (tăng 18 ha so với kỳ trước, tăng 246 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.806 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang…;
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 12.882 ha (tăng 9.030 ha so với kỳ trước, tăng 4.322 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 10.854 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc trăng, Long An, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang …;
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 20 ha (giảm 08 ha so với kỳ trước, giảm 111 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 20 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Tây Ninh, Sóc Trăng…;
– Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 2.863 ha (tăng 1.865 ha so với kỳ trước, giảm 2.144 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.630 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, …;
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 8.194 ha (tăng 1.833 ha so với kỳ trước, tăng 1.215 ha so với CKNT phòng trừ trong kỳ 2.033 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Hậu Giang, Cà Mau…;
– Chuột: Diện tích nhiễm 5.917 ha (tăng 2.826 ha so với kỳ trước, giảm 510 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.120 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Long An, Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang …;
III. DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA:
a) Các tỉnh Bắc Bộ: Lúa Mùa 2023 đã thu hoạch xong.
b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Lúa Hè Thu Mùa 2023 đã thu hoạch xong.
c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Đồng bằng:
+ Rầy nâu,rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn,…tiếp tục gây hại lúa Mùa ở giai đoạn ngậm sữa – chín, mức độ gây hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
+ Bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá,…phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ – đẻ nhánh, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình.
– Tây Nguyên:
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt,…gây hại lúa Mùa giai đoạn chắc xanh – chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,…phát sinh gây hại lúa Thu Đông giai đoạn đứng cái – làm đòng .
+ Ruồi đục nõn, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá,… hại lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
+ Chuột hại rải rác trên các trà lúa, nặng cục bộ trên giống gieo lúa Đông Xuân. Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước, gây hại diện rộng, nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân giai đoạn sạ – mạ.
d) Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 3-5; gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.
Trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ: bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên các ruộng trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới xuống giống <15 ngày sau sạ; Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.
(Nguồn www.ppd.gov.vn, Theo Cục BVTV)