Nâng hiệu quả thực thi Hiệp định SPS: Xây dựng nhận thức từ cấp cơ sở

Nhằm thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thế giới, Văn phòng SPS Việt Nam kiến nghị liên kết với các tổ khuyến nông và thiết lập hệ thống thông tin thông suốt.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Ngô Xuân Nam trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Nhiều đêm thức trắng

Hơn một tháng sau khi Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc áp dụng cho các doanh nghiệp, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường nước này có hiệu lực, cán bộ Văn phòng SPS Việt Nam mới có dịp “xả hơi”.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc chia sẻ, suốt từ tháng 10 đến hết năm 2021, ngày nào văn phòng cũng nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm cuộc điện thoại từ doanh nghiệp cả nước, xin tư vấn về hai lệnh mới của Trung Quốc. “Có những đêm tôi phải thức tới hai, ba giờ sáng để giải đáp thắc mắc”, ông Nam nói.

Lệnh 248 về “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”, và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” từng khiến nhiều doanh nghiệp hoang mang, bởi số đông vẫn coi Trung Quốc là thị trường dễ tính. Theo ông Nam, quan điểm ấy giờ vẫn tồn tại.

Theo ông Nam, hồi giữa tháng 1/2022, khoảng hơn 10 ngày sau khi Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực, một doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc gọi điện cho ông, tâm sự rằng lô hàng của công ty không được thông quan, do không đáp ứng những quy định mới về đăng ký doanh nghiệp, cũng như cách đóng gói bao bì.

“Họ đã được tuyên truyền về hai lệnh mới của Trung Quốc, nhưng vẫn cho rằng hàng hóa có thể thông quan theo kiểu cũ. Đấy là điều thực sự đáng tiếc, bởi doanh nghiệp này từng có lịch sử giao dịch với nước bạn, và đáng lẽ nằm trong danh sách ưu tiên đăng ký trước ngày 31/10/2021”, ông Nam chia sẻ.

Những đơn vị gặp vướng mắc trong việc thích ứng với các quy định của Hiệp định SPS như doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều kể trên không phải hiếm. Tổng hợp từ các phản hồi, Văn phòng SPS VIệt Nam nhận thấy có nhiều lý do “không thể ngờ tới”, chẳng hạn: doanh nghiệp được cấp tài khoản đăng ký với nước sở tại nhưng lại quên mật khẩu; hoặc trong lúc cơ quan quản lý nước bạn kiểm tra trực tuyến bằng camera, cơ sở sản xuất tại Việt Nam để chó lọt vào khuôn hình.

Bên cạnh đó, yêu cầu của các nước WTO ngày càng khắt khe. Ông Nam lấy ví dụ về việc Trung Quốc kiểm tra doanh nghiệp sản xuất dầu ăn, hoặc hạt có dầu. Theo đó, hiện có 13 tiêu chí, trong đó có cả cách bố trí nhà xưởng, nguồn nước, đồng thời doanh nghiệp cần có xác nhận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về từng hạng mục.

“Sân chơi quốc tế ngày càng yêu cầu ngặt nghèo hơn, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải nâng cao nhận thức về mọi mặt, từ người lao động trực tiếp cho đến quản lý, phụ trách các khâu”, ông Nam nhấn mạnh”. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần lương thực Bình Minh, bà Phạm Thị Hà Anh cho rằng, để đưa nông sản Việt đi khắp nơi trên thế giới, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là nền tảng sản xuất.

“Người nông dân chỉ giỏi sản xuất thì không thể tiếp thị sản phẩm tốt bằng những nhà phân phối. Từng đơn vị trong chuỗi liên kết cần được chuyên biệt hóa, và làm việc nào mình giỏi nhất”, bà Hà Anh chia sẻ.

Theo bà Hà Anh, nông sản Việt không thua kém gì các nước trên thế giới, và đủ sức cạnh tranh ở những thị trường khó tính nhất. Lấy dẫn chứng từ sản phẩm gạo của công ty Bình Minh hiện phân phối ở thị trường nước ngoài, bà nhấn mạnh rằng, chuẩn hóa vùng trồng bằng cách tự nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các yêu cầu về SPS là hướng đi bền vững, lâu dài.

Liên quan tới mã số vùng trồng, Giám đốc Công ty Bình Minh nhận định, đây không hẳn là nút thắt cho xuất khẩu. Bà quan điểm, xác định chính xác năng lực cạnh tranh và thị trường mục tiêu mới là cách đưa nông sản đi xa.

Mô hình trồng xoài thâm canh trên đất dốc tại huyện Mai Sơn, Sơn La. Ảnh: Bảo Thắng.

Đi lên từ cơ sở

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, ông Nam kiến nghị cần giải pháp căn cơ, bền vững, mang định hướng lâu dài. Trên quan điểm ấy, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đề xuất hai biện pháp, là nâng cao nhận thức cho người sản xuất từ cấp cơ sở, thông qua các tổ khuyến nông; và xây dựng cổng thông tin hỏi đáp trực tuyến về các Hiệp định SPS.

Ở phương án đầu tiên, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông”. Trong đó, tập trung vào phát triển 3 vấn đề: Tổ khuyến nông cộng đồng, chuyển đổi số và đa dạng hóa nguồn thu cho hệ thống khuyến nông. Với tổ khuyến nông cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẽ đào tạo trực tiếp cho những người tham gia các nghiệp vụ như hỗ trợ kỹ thuật, phân tích thị trường, chuyển đổi số, các dịch vụ nông nghiệp, bên cạnh các công việc truyền thống là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới.

“Trong hệ thống các cơ quan của ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông có nhiều cơ hội tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học công nghệ. Với hơn 35.000 cán bộ khuyến nông cơ sở, lực lượng này có thể trở thành nòng cốt trong việc nâng cao nhận thức, năng lực thực thi một cách hiệu quả các Hiệp định SPS”, TS. Ngô Xuân Nam nhận định.

Về cổng thông tin hỏi đáp, đây là yêu cầu xuất phát từ thực tế, đặc biệt là trong giai đoạn Văn phòng SPS Việt Nam cần phổ biến nhanh chóng, kịp thời các quy định mới của Lệnh 248, Lệnh 249 hồi cuối năm 2021. Thay vì liên tục trực đường dây nóng, ông Nam cho rằng có thể tạo một hệ thống thông tin thông suốt từ Văn phòng cho tới các hiệp hội, doanh nghiệp.

Trên quan điểm “chỉ cần một giây là hàng triệu người nắm được thông tin”, cũng là phù hợp với quan điểm đẩy mạnh chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, ông Nam phác thảo cổng thông tin gồm: mỗi doanh nghiệp, thông qua các hiệp hội, ngành hàng, các cơ quan quản lý nhà nước, sẽ được cấp một tài khoản trong hệ thống. Các doanh nghiệp có thể được chia nhỏ theo nhóm ngành hàng, hoặc nhóm thị trường xuất khẩu chính, hoặc vùng miền theo vị trí địa lý.

Mỗi khi có thông báo mới từ các nước thành viên WTO, cán bộ Văn phòng SPS Việt Nam sẽ đẩy thông tin lên hệ thống. Doanh nghiệp liên quan sẽ dựa vào đó để sớm điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với yêu cầu thị trường.

Ngoài SPS, các nước thuộc WTO còn sử dụng TBT (Technical Barriers to Trade – Rào cản kỹ thuật trong thương mại). Đây là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu, hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

Về lý thuyết, rào cản kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, môi trường sinh thái… WTO cũng đã ban hành Hiệp định TBT nhằm tạo ra một quy chuẩn gồm 3 loại biện pháp kỹ thuật mang tính thống nhất trên phạm vi toàn cầu.

Đó là: Quy chuẩn kỹ thuật là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng; Tiêu chuẩn kỹ thuật là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận, nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc; Quy trình đánh giá sự phù hợp để xác định việc đáp ứng các yêu cầu liên quan trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn.

Theo tiến trình tự do hóa thương mại, các công cụ bảo hộ truyền thống dần được gỡ bỏ nên rào cản TBT và SPS ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Tại Việt Nam, Văn phòng TBT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ).

Bảo Thắng

https://nongnghiep.vn/nang-hieu-qua-thuc-thi-hiep-dinh-sps-xay-dung-nhan-thuc-tu-cap-co-so-d315717.html

Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 14/11/2024-21/11/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.250        7.200  +50 
Lúa thường tại kho       9.650        8.933  +117 
Lứt loại 1     13.750      12.492  +492 
Xát trắng loại 1      16.050      15.010  +630 
5% tấm     13.200      13.079  +46 
15% tấm     12.850      12.775  +42 
25% tấm     12.600      12.400  +67 
Tấm 1/2       9.450        8.779  +7 
Cám xát/lau       6.250        6.043  -157 

Tỷ giá

Ngày 29/11/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,24
EUR Euro 0,95
IDR Indonesian Rupiah 15856,33
MYR Malaysian Ringgit 4,45
PHP Philippine Peso 58,64
KRW South Korean Won 1397,21
JPY Japanese Yen 150,41
INR Indian Rupee 84,58
MMK Burmese Kyat 2099,20
PKR Pakistani Rupee 277,92
THB Thai Baht 34,32
VND Vietnamese Dong 25341,82