Một bộ phận ngại trở lại làm việc, doanh nghiệp gạo lo thiếu lao động

Hầu hết các doanh nghiệp gạo đang thiếu hụt lao động. Số bị nhiễm COVID-19, số bị cách ly đã đành, nhưng một bộ phận vẫn sợ bị lây nhiễm nên không muốn trở lại làm việc…

Nhiều doanh nghiệp đã phải thương lượng với nhà nhập khẩu xin gia hạn thời gian giao hàng (Ảnh minh họa)

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng của Hải quan, tháng 8/2021, xuất khẩu gạo đạt 499.033 tấn, trị giá 243,30 triệu USD. Cộng dồn 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt 3,986 triệu tấn gạo, trị giá 2,128 tỷ USD, giá trung bình đạt 534 USD/tấn; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 13,4% về khối lượng và giảm 5,5% về kim ngạch, nhưng giá tăng 9,2%.

Mặc dù kim ngạch giảm nhưng các doanh nghiệp trong ngành cho biết không lo lắng về thị trường, mà khó khăn chính nằm ở vấn đề lao động để đáp ứng đơn hàng mới.

Hy vọng vào “Thẻ xanh COVID”

Trong 8 tháng đầu năm, Philippines đứng đầu về thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 38% trong tổng lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt trên 1,54 triệu tấn, tương đương 798,26 triệu USD, giá trung bình 517,2 USD/tấn, giảm 10% về lượng, nhưng tăng nhẹ 0,1% về kim ngạch và tăng 11,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc – thị trường lớn thứ 2 – tăng trưởng tốt 36,9% về lượng, tăng 18,7% về kim ngạch nhưng giá xuất khẩu lại giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 733.862 tấn, tương đương 376,14 triệu USD, giá trung bình 512,6 USD/tấn; chiếm 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp sau đó là thị trường Ghana đạt 406.808 tấn, tương đương 239,81 triệu USD, giá 589,5 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 13,2%, 27,8% và 12,9% so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết, kết quả này không nằm ngoài dự đoán, vì khi 19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 mọi hoạt động đi lại đều bị hạn chế, cũng là lúc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào thu hoạch vụ lúa Hè Thu. Theo đó, các hoạt động từ thu hoạch, thu mua, vận chuyển, xay xát, chế biến tại các nhà máy và vận chuyển gạo lên TPHCM bị hạn chế và đã tác động lên toàn chuỗi ngành hàng, nên lượng gạo xuất khẩu giảm là điều tất yếu cho dù thị trường xuất khẩu vẫn có nhu cầu.

“Xuất khẩu gạo giảm còn do lực lượng lao động làm dịch vụ bốc xếp tại các cảng đi cũng như cảng đến bị sụt giảm mạnh, không đáp ứng nhu cầu đóng container gạo tại các cảng. Tuy nhiên, khi TP.HCM từng bước mở cửa kinh tế, và “thẻ xanh COVID” là công cụ kiểm soát chính mức độ đi lại của người dân được nới lỏng thì hoạt động dần trở lại bình thường, hy vọng ngành gạo sẽ khắc phục được những nút thắt hôm nay”, ông Nam nhấn mạnh.

Lực lượng lao động là cái lo lớn nhất

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất -Thương mại Phước Thành IV, trong thời gian giãn cách không doanh nghiệp nào dám nhận đơn hàng mới vì không có lao động làm việc và lượng gạo xuất khẩu của Công ty trong tháng 8/2021 chỉ khoảng hơn 2.000 tấn gạo, giảm 50% so với các tháng chưa áp dụng giãn cách. 

Hiện Công ty chỉ có một số ít lao động làm việc “3 tại chỗ”, số khác do nhiễm hoặc sợ nhiễm bệnh nên không đi làm, và các phương tiện để vận chuyển gạo lên các cảng TP.HCM cũng bị hạn chế. Tại đầu TP.HCM lúc cao điểm dịch bệnh, lực lượng lao động làm dịch vụ bốc xếp tại các cảng chưa tới 30% so với trước dịch. Bây giờ tình hình dịch bệnh ở một số cảng đã dần ổn định nhưng cảng vẫn chưa dám mở ra nhận hàng nhiều.

“Trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhiều doanh nghiệp đã thương lượng với nhà nhập khẩu xin gia hạn thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu mua mới đến từ các thị trường như Philippines, Malaysia… nhưng doanh nghiệp chưa ký hợp đồng mới do Việt Nam đã hết vụ. 

Dự kiến, thời gian tới sẽ có nhiều đơn đặt hàng mới và doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị để từ nay đến cuối năm nếu Việt Nam kiểm soát dịch bệnh sẽ tăng tốc xuất khẩu và kết quả xuất khẩu gạo cả năm tốt lên”, ông Thành nói. 

Tại ĐBSCL có một số tỉnh, thành đã kiểm soát được dịch và chính quyền địa phương đã nới lỏng giãn cách xã hội, ví dụ như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng Bạc Liêu và Cà Mau. Tại những địa phương này lao động tại các nhà máy xay xát sẽ đi lại dễ dàng hơn nên nhiều nhà máy lên kế hoạch mở cửa hoạt động trở lại. Nhờ vậy giá gạo mấy ngày qua đã tăng lên 200-300 đồng/kg tùy loại.

Cụ thể gạo lứt OM 5451 công ty mua vào từ 8.500 đến 8600 đồng/kg, cao điểm mùa dịch chỉ khoảng 8.300 đến 8.400 đồng/kg. Gạo lứt OM 18, ĐT 8 tăng khoảng 300 đồng/kg và dao động từ 8.900 đến 9.000 đồng/kg. Các giống lúa khác đều tăng từ 200 đến 300 đồng.

Nếu từ nay đến cuối tháng 9 tình hình dịch bệnh ở ĐBSCL vẫn ổn định và các tỉnh trong vùng đều nới lõng giãn cách, thì hoạt động thu mua chế biến và xuất khẩu gạo sẽ tốt trở lại. 

“Hiện giá gạo trên thị trường tương đối thấp thích hợp mua vào, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều đang bị thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động, do số bị nhiễm bệnh, số khác bị cách ly và một số khác sợ bị bệnh nên không muốn trở lại làm việc. Vì vậy, cái lo lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay không phải vấn đề thị trường mà lo không có lao động làm việc” ông Thành nhấn mạnh.

(Nguồn Nguyễn Huyền, Theo BizLIVE)

https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/vi-mo/mot-bo-phan-ngai-tro-lai-lam-viec-doanh-nghiep-gao-lo-thieu-lao-dong-3570172.html

Đại hội Nhiệm Kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 - 2029)
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Previous
Next

Từ ngày 27/03/2025-03/04/2025
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       5.850        5.754  +218 
Lúa thường tại kho       7.250        7.029  +279 
Lứt loại 1       9.700        9.229  +404 
Xát trắng loại 1      11.550      11.150  +485 
5% tấm     11.300      10.086  +107 
15% tấm     10.900        9.875  +125 
25% tấm       9.300        9.108  +25 
Tấm 1/2       7.500        7.321  -136 
Cám xát/lau       5.850        5.714               –  

Tỷ giá

Ngày 11/04/2025
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,28
EUR Euro 0,88
IDR Indonesian Rupiah 16818,00
MYR Malaysian Ringgit 4,42
PHP Philippine Peso 56,95
KRW South Korean Won 1419,61
JPY Japanese Yen 143,56
INR Indian Rupee 86,16
MMK Burmese Kyat 2099,59
PKR Pakistani Rupee 280,47
THB Thai Baht 33,47
VND Vietnamese Dong 25729,10