Nhu cầu gạo trong nước tại Việt nam tăng. Chi phí vận chuyển đắt đỏ đang là một trở ngại đối với xuát khẩu gạo Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm do đồng rupee yếu đi
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam vào thứ Năm 30/09 đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng rưỡi do nhu cầu trong nước tăng đã làm tăng chi phí mua sắm. Lượng mưa lớn ở các bang trồng lúa quan trọng của Ấn Độ làm tăng lo ngại tác động mạnh vào vụ mùa lúa trong nước.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức 425-430USD / tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 7, từ 415- 420USD/ tấn một tuần trước đó.
Các thương nhân cho biết nhu cầu trong nước tăng do chính phủ đang mua gạo trong nông dân để tích trữ gạo dự trữ quốc gia, dẫn đến giá gạo nội địa tăng cao. Tuy nhiên, hoạt động gạo xuất khẩu vẫn giảm.
Xuất khẩu gạo từ Việt Nam trong chín tháng đầu năm nay giảm 9,5% so với một năm trước đó xuống 4,5 triệu tấn, theo số liệu của chính phủ. Xuất khẩu trong tháng 9 được dự báo là 530.000 tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống do đồng rupee yếu đi, mặc dù lượng mưa lớn ở nước này làm gia tăng lo ngại về sản lượng lúa của vụ mùa.
Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ đã giảm xuống từ 360-363USD/ tấn từ khoảng 360-365USD/ tấn trong tuần trước.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada, bang Andhra Pradesh cho biết: “Các bang phía đông và phía nam đã hứng chịu lượng mưa lớn trong vài ngày qua. Điều này có thể gây thiệt hại cho vụ lúa gieo sạ sớm”.
Trong khi đó, loại gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 385- 386 USD/ tấn, so với mức 380 – 386USD/ tấn của tuần trước.
Các thương nhân cho biết nhu cầu đã có đôi chút cải thiện nhưng chi phí vận chuyển đắt đỏ vẫn là một trở ngại lớn cho gạo xuất khẩu.
Một thương nhân cho biết: “Nhiều thương vụ đã bị trì hoãn do chi phí vận chuyển quá cao.
Tại Bangladesh, giá gạo trong nước vẫn ở mức cao cho dù vụ lúa mùa hè đạt kỷ lục và lượng gạo nhập khẩu lớn.
Bangladesh, nước truyền thống là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, đã nổi lên như một nhà nhập khẩu gạo lớn do nguồn dự trữ cạn kiệt và giá gạo trong nước tăng lên mức kỷ lục sau khi các trận lũ liên tiếp tàn phá các vụ mùa vào năm ngoái./.
(Nguồn Châu Trần/MKR, Theo Reuters)