Điều lệ Hiệp hội Lương thực Việt Nam 2011

Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi

Tên tiếng Việt:  Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Food Association

Tên viết tắt: VIETFOOD

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội –  nghề nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, nông sản và các sản phẩm chế biến từ lương thực; tự nguyện thành lập nhằm phối hợp các hoạt động kinh doanh lương thực để bảo đảm hiệu quả kinh doanh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên. Hiệp hội góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của ngành lương thực; góp phần bảo đảm an ninh lương thực theo chủ trương chính sách của Nhà nước.

Điều 3. Địa vị pháp lý

  1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Ðiều lệ này. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác, có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
  2. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng; Hiệp hội có biểu tượng riêng theo quy định của pháp luật.
  3. Hiệp hội đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi cần thiết có thể lập các văn phòng đại diện ở miền Bắc, miền Trung và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

Điều 4. Nhiệm vụ

  1. Phản ảnh nguyện vọng và kiến nghị của các hội viên với Nhà nước về chiến lược phát triển ngành lương thực Việt Nam; góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách, pháp luật, liên quan đến ngành lương thực Việt Nam.
  2. Phối hợp hoạt động của các hội viên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích hội viên, lợi ích của nông dân và lợi ích quốc gia trong quan hệ mua – bán trên thị trường trong nước và với nước ngoài. Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các hội viên, tập hợp lực lượng thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển ngành hàng của Hiệp hội.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động phối hợp, điều phối kinh doanh lương thực theo quy định của pháp luật.
  4. Tổ chức thu thập và cung cấp thông tin kinh tế thương mại, khoa học – kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
  5. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên của Hiệp hội phát triển các hình thức hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, quan hệ với các nhà doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật, tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến ngành lương thực để tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
  6. Nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy các quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng đầu tư phục vụ ngành lương thực theo Luật Đầu Tư.

Điều 5. Quyền hạn

  1. Hiệp hội được quan hệ trực tiếp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội. Được phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
  2. Tuyên truyền mục đích và hoạt động để phát triển Hiệp hội.
  3. Được thông tin đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế,  thương mại, nhất là trong lĩnh vực lương thực; đại diện cho các hội viên tham dự các hội nghị, hội thảo về lương thực do Nhà nước tổ chức.
  4. Kiến nghị với Nhà nước các vấn đề có liên quan đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các hội viên Hiệp hội, các vấn đề có liên quan tới việc phát triển của Hiệp hội; tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan tới nội dung hoạt động Hiệp hội theo quy định của pháp luật; kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành xuất nhập khẩu lương thực, trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, các chính sách về thị trường, thương nhân và giá.
  5. Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao tại các văn bản pháp luật của Nhà nước.
  6. Tổ chức bộ máy, xây dựng qui trình tác nghiệp và đề ra các biện pháp phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động phối hợp, điều phối kinh doanh lương thực theo quy định của pháp luật.
  7. Đàm phán và ký kết với các tổ chức Hiệp hội nước ngoài, các tổ chức quốc tế về các văn bản liên quan đến mục đích và chương trình hoạt động của Hiệp hội; tham gia các tổ chức quốc tế về lương thực theo quy định của pháp luật. Được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
  8. Đề cử và hỗ trợ các hội viên tham gia các chương trình nghiên cứu, hợp tác khoa học – kỹ thuật trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
  9. Giới thiệu và đề cử các hội viên đại diện tham gia các đoàn của cơ quan nhà nước đi công tác ở ngoài nước nếu có yêu cầu; giới thiệu, đề cử hội viên tham gia dự thầu, đàm phán, ký kết các hợp đồng có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.
  10. Được thành lập các quỹ phục vụ cho phát triển ngành hàng và quỹ bảo hiểm xuất khẩu theo quy định của Nhà nước, được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
  11. Huy động, sử dụng hội phí và các khoản đóng góp khác của hội viên phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 6. Hội viên và tiêu chuẩn hội viên

  1. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, nông sản và các sản phẩm chế biến từ lương thực của Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập đều có thể được xét công nhận là hội viên của Hiệp hội.
  2. Hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam bao gồm:
    a) Hội viên chính thức:
    Hội viên chính thức là doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, nông sản và các sản phẩm chế biến từ lương thực của Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật (đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thóc, gạo phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ) tán thành Điều lệ của Hiệp hội tự nguyện có đơn xin gia nhập và được Hiệp hội xét quyết định công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội.
    b) Hội viên liên kết:
    – Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có giấy phép đầu tư kinh doanh ngành hàng lương thực;
    – Các tổ chức của Việt Nam làm nhiệm vụ phục vụ cho xuất khẩu gạo chưa có điều kiện trở thành Hội viên chính thức nhưng có đóng góp cho ngành hàng (ngân hàng, giám định, hun trùng, vận chuyển, bảo hiểm, giao nhận và bao bì);
    – Các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội được xem xét công nhận là hội viên liên kết.
    c) Hội viên danh dự:
    Công dân hoặc tổ chức Việt Nam không đủ điều kiện là hội viên chính thức hoặc hội viên liên kết nhưng có sự đóng góp cho Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, thì được công nhận là hội viên danh dự. Hội viên danh dự có các quyền lợi như hội viên liên kết nhưng được miễn đóng hội phí.
    d) Đại diện hợp pháp của hội viên theo pháp luật là Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp theo các Khoản a, b và Khoản c Điều 6 của Điều lệ này.

Điều 7.  Nghĩa vụ của hội viên

  1. Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của các bộ, ngành quản lý. Tích cực tham gia các hoạt động và thực hiện các chương trình công tác của Hiệp hội.
  2. Chấp hành Điều lệ của Hiệp hội, các nghị quyết của Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu và các quyết định của Ban Chấp hành; tham gia đầy đủ các Đại hội, hội nghị của Hiệp hội.
  3. Giữ gìn đoàn kết nhất trí, xây dựng Hiệp hội phát triển lớn mạnh vì lợi ích của Hiệp hội, của các hội viên và của Nhà nước; xây dựng quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa các hội viên Hiệp hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hội viên khác và lợi ích chung.
  4. Đóng góp hội phí và các khoản xây dựng quỹ theo quy định và đúng thời hạn.
  5. Báo cáo Thường trực Ban Chấp hành về tình hình sản xuất, thu mua, tồn kho, tình hình và kết quả giao dịch xuất nhập khẩu, giá cả trong và ngoài nước theo định kỳ và những vấn đề khác do Ban Chấp hành yêu cầu.
  6. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ, giao dịch trừ khi được Hiệp hội phân công, giới thiệu.

Điều 8. Quyền của hội viên

  1. Hội viên được giữ nguyên tư cách pháp nhân và quyền chủ động của đơn vị mình trong sản xuất, kinh doanh lương thực khi tham gia Hiệp hội.
  2. Thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình Ban Chấp hành về các chủ trương, biện pháp, hoạt động của Hiệp hội; ứng cử, đề cử và bầu cử Ban Chấp hành và các chức vụ khác trong tổ chức của Hiệp hội.
  3. Được đề xuất và đóng góp ý kiến về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thông qua Hiệp hội.
  4. Được xét hỗ trợ từ các quỹ của Hiệp hội được thành lập theo các quy định của pháp luật.
  5. Được Hiệp hội bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng trong các quan hệ sản xuất, chế biến, kinh doanh; được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết, được hỗ trợ trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của đơn vị, được tham gia các chương trình phát triển ngành hàng của Hiệp hội.
  6. Được tham gia các hội khác và được xin ra khỏi Hiệp hội.
  7. Hội viên liên kết và hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và tham gia Đại hội của Hiệp hội nhưng không được tham gia vào Ban Chấp hành, không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.

Ðiều 9. Điều kiện và thủ tục gia nhập Hiệp hội

  1. Thường trực Ban Chấp hành Hiệp hội căn cứ các quy định của pháp luật và Điều lệ này xây dựng quy chế về điều kiện và thủ tục gia nhập Hiệp hội trình Ban Chấp hành Hiệp hội thông qua.
  2. Hiệp hội sẽ xem xét công nhận là hội viên chính thức nếu được trên 50% (năm mươi phần trăm) số ủy viên Ban Chấp hành tán thành kết nạp. Khi có ý kiến khiếu nại có cơ sở của ủy viên Ban Chấp hành hoặc Ban Kiểm tra về hội viên xin gia nhập mới, Văn phòng Hiệp hội phải tổ chức xem xét và báo cáo Ban Chấp hành quyết định.
  3. Ban Chấp hành thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả các hội viên trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hội viên mới được kết nạp.

Ðiều 10. Thủ tục chấm dứt quyền hội viên

  1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội có đơn gửi cho Ban Chấp hành. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành ra thông báo chấp thuận.
  2. Hội viên bị khai trừ trong trường hợp:
    a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Hiệp hội;
    b) Vi phạm nghiêm trọng Ðiều lệ này và các quy định của Hiệp hội;
    c) Không đóng hội phí trong vòng 60 ngày, kể từ khi Hiệp hội thông báo lần thứ 2;
    d) Vi phạm pháp luật.
  3. Hội viên bị khai trừ khi có 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành tán thành. Quyết định khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Hiệp hội ký.
  4. Ban Chấp hành thông báo danh sách hội viên xin ra khỏi Hiệp hội và hội viên bị khai trừ cho tất cả các hội viên khác. 

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 11. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

  1. Tự nguyện, tự quản.
  2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
  3. Bình đẳng giữa mọi hội viên.
  4. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
  5. Tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên đều phải được bàn bạc và thông qua tại các phiên họp toàn thể hội viên hoặc đại biểu hội viên.

Điều 12.  Cơ cấu tổ chức

  1. Đại hội Hiệp hội (Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu hội viên).
  2. Ban Chấp hành.
  3. Thường trực Ban Chấp hành (gọi tắt là Ban Thường trực).
  4. Ban Kiểm tra.
  5. Cơ quan giúp việc.

Điều 13. Đại hội và Hội nghị Hiệp hội

  1. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội được tổ chức 5 (năm) năm một lần dưới hình thức Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu hội viên. Đại hội do Ban Chấp hành triệu tập. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội do Ban Chấp hành quyết định. Hội nghị toàn thể được tổ chức mỗi năm 1 hoặc 2 lần do Ban Chấp hành triệu tập vào những năm không tổ chức Ðại hội.
  2. Đại hội được coi là hợp lệ khi có ít nhất là 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên được triệu tập hoặc đại biểu được triệu tập có mặt. Trường hợp Đại hội được triệu tập lần thứ nhất không đủ số đại biểu hợp lệ thì Ban Chấp hành triệu tập Đại hội lần thứ hai trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày sau đó và dù số có mặt không đủ 2/3 (hai phần ba) nhưng có quá 1/2 (một phần hai) số hội viên hoặc đại biểu thì Đại hội vẫn được tiến hành và được coi là hợp lệ.
  3. Trong trường hợp cần thiết khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị, Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội toàn thể bất thường để xem xét, giải quyết các vấn đề quan trọng trong hoạt động của Hiệp hội, kể cả việc giải thể Hiệp hội theo quy định.
  4. Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp là hội viên Hiệp hội có lý do chính đáng không dự Đại hội, được quyền ủy nhiệm cho người lãnh đạo khác của đơn vị mình dự thay. Người được ủy nhiệm có quyền hạn và trách nhiệm tại Đại hội như đại biểu chính thức.
  5. Đại hội có nhiệm vụ:
    a) Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động, công tác quản lý và điều hành của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua, trên cơ sở Điều lệ Hiệp hội và các nghị quyết của Đại hội;
    b) Xem xét và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của hội viên, các quyết định của Ban Chấp hành về kết nạp và khai trừ hội viên; thảo luận và thông qua phương hướng nhiệm vụ, chương trình công tác và các kiến nghị của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra hoặc hội viên về hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới;
    c) Kiểm điểm trách nhiệm của Ban Chấp hành và Thường trực Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
    d) Thông qua báo cáo tài chính và bản tổng kết tài sản của Hiệp hội; thảo luận và phê duyệt: Quyết toán nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hiệp hội;
    đ) Quyết định sửa đổi bổ sung Điều lệ (nếu có);
    e) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới;
    g) Ra nghị quyết của Đại hội để Ban Chấp hành và các hội viên thực hiện.
  6. Nhiệm vụ chính của Hội nghị toàn thể hàng năm:
    a) Thảo luận Báo cáo tổng kết năm cũ và kế hoạch công tác năm mới của Hiệp hội;
    b) Thảo luận và phê duyệt: Quyết toán năm cũ và kế hoạch tài chính năm mới của Hiệp hội;
    c) Thảo luận và biểu quyết các vấn đề do hội viên đề xuất;
    d) Bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành và ủy viên Ban Kiểm tra trong trường hợp các ủy viên này bị khuyết.

Điều 14. Ban Chấp hành

  1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.
  2. Ban Chấp hành có từ 25 đến 27 ủy viên. Số ủy viên Ban Chấp hành trong từng nhiệm kỳ do Đại hội quyết định và bầu ra trong số những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hội viên chính thức là Tổng Giám đốc, Giám đốc. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành theo nhiệm kỳ Đại hội. Ban Chấp hành được bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Danh sách các ủy viên đề cử và ứng cử phải được Ðại hội hoặc Hội nghị toàn thể thông qua.
  3. Ban Chấp hành họp thường kỳ 1 tháng 1 lần do Thường trực Ban Chấp hành triệu tập. Cuộc họp Ban Chấp hành là hợp lệ nếu có quá nửa số ủy viên Ban Chấp hành tham gia. Ban Chấp hành có thể họp bất thường do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập hoặc ít nhất một nửa số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu.
  4. Ban Chấp hành có quyền hạn và nhiệm vụ:
    a) Tổ chức thực hiện và đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội. Quyết định chương trình công tác hàng tháng của Hiệp hội và các vấn đề do Thường trực Ban Chấp hành kiến nghị;
    b) Quyết định việc triệu tập Đại hội và chuẩn bị các chương trình công tác đưa ra Đại hội thảo luận và biểu quyết;
    c) Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký;
    d) Quyết định việc kết nạp và bãi miễn tư cách hội viên Hiệp hội;
    đ) Quyết định khen thưởng và kỷ luật hội viên;
    e) Quy định nguyên tắc, chế độ quản lý sử dụng nguồn tài chính của Hiệp hội;
    g) Quyết định mức thu hội phí hàng năm;
    h) Quyết định tỷ lệ phí đóng góp quỹ bảo hiểm xuất khẩu hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
    i) Bầu bổ sung thay thế số ủy viên Ban Chấp hành, nhưng tổng số ủy viên bổ sung không vượt quá số lượng đã được Ðại hội quyết định.
  5. Các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và chỉ có giá trị khi có quá nửa tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp tán thành. Nếu số phiếu thuận và không thuận là ngang nhau, bên nào có ý kiến của Chủ tịch sẽ được chấp thuận.
  6. Bãi miễn ủy viên Ban Chấp hành.
    Trường hợp ủy viên Ban Chấp hành về hưu, đình chỉ công tác hoặc vì một lý do khác không tiếp tục nhiệm vụ của ủy viên Ban Chấp hành được thì hội viên là tổ chức có tư cách pháp nhân của ủy viên đó được cử người khác thay thế và phải báo cho Chủ tịch Hiệp hội biết trong vòng 30 ngày. Người được cử thay thế chỉ được chấp nhận khi có sự thống nhất của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

Điều 15.  Thường trực Ban Chấp hành

  1. Thường trực Ban Chấp hành gồm có:
    a) Chủ tịch Hiệp hội (gọi tắt là Chủ tịch) là người đại diện và lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Hiệp hội, thay mặt Hiệp hội trong quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế về những vấn đề có liên quan đến Hiệp hội.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hiệp hội:
    – Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Ðại hội, của Hội nghị toàn thể và các quyết định của Ban Chấp hành;
    – Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành Hiệp hội;
    – Ký quyết định bổ nhiệm, bãi miễn và trực tiếp chỉ đạo Tổng thư ký Hiệp hội;
    – Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hiệp hội;
    – Phê duyệt nhân sự cho Văn phòng Hiệp hội và các tổ chức khác do Hiệp hội thành lập theo đề nghị của Tổng thư ký.
    Chủ tịch có thể ủy quyền cho các Phó Chủ tịch giải quyết một số vấn đề sau khi Ban Chấp hành bàn bạc và thống nhất.
    b) Các Phó Chủ tịch là người giúp Chủ tịch thực hiện những công việc mà Chủ tịch giao, chịu trách nhiệm với Chủ tịch và trước Ban Chấp hành về công việc được giao. Phó Chủ tịch thứ nhất thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng.
    c) Tổng thư ký là người giúp việc cho Ban Chấp hành và Thường trực Ban Chấp hành, phụ trách và điều hành các hoạt động của Văn phòng Hiệp hội, giúp Chủ tịch trong giao dịch với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm thực hiện những chương trình công tác của Văn phòng Hiệp hội và Ban Chấp hành.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký Hiệp hội:
    – Ðại diện cho Văn phòng Hiệp hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày;
    – Tổ chức, điều hành các hoạt động hàng ngày của Văn phòng Hiệp hội;
    – Quản lý giấy tờ, tài liệu giao dịch của Hiệp hội;
    – Xây dựng các qui chế hoạt động của Văn phòng, qui chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Ban Chấp hành phê duyệt;
    – Ðịnh kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành về các hoạt động của Hiệp hội;
    – Ðược dự các kỳ họp của Ban Chấp hành;
    – Lập các báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành;
    – Quản lý tài chính và tài sản của Hiệp hội theo ủy quyền của Chủ tịch Hiệp hội;
    – Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên và các tổ chức trực thuộc;
    – Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.
    d) Phó Tổng thư ký là người giúp cho Tổng thư ký về đối ngoại, pháp chế, thông tin thị trường và các chương trình xúc tiến thương mại.
  2. Thường trực Ban Chấp hành họp mỗi tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường do Chủ tịch triệu tập. Thường trực Ban Chấp hành họp hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số ủy viên. Trường hợp cuộc họp có đủ số ủy viên tham dự thì Quyết định của Ban Thường trực phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên biểu quyết tán thành, trường hợp không đủ thì phải được tất cả các ủy viên dự họp nhất trí tán thành.
  3. Thường trực Ban Chấp hành có quyền hạn và nhiệm vụ:
    a) Soạn thảo phương hướng hoạt động và các dự án công tác cho từng thời gian của Hiệp hội để thông qua Ban Chấp hành;
    b) Tổ chức điều phối hoạt động kinh doanh lương thực theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các Bộ, ngành hữu quan. Điều hành các công tác thường xuyên của Ban Chấp hành nhằm thực hiện nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban Chấp hành;
    c) Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các văn phòng đại diện và các cơ quan giúp việc;
    d) Xét và đề nghị Ban Chấp hành quyết định việc khen thưởng và kỷ luật;
    đ) Chỉ đạo công tác xuất bản sách báo, bản tin của Hiệp hội theo quy định của pháp luật;
    e) Thường xuyên quan hệ với Ủy ban nhân dân các địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội.
  4. Văn phòng Hiệp hội:
    a) Văn phòng Hiệp hội hoạt động theo qui chế do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành phê duyệt;
    b) Tổ chức bộ máy của Văn phòng Hiệp hội do Tổng thư ký đề xuất trình Thường trực Ban Chấp hành phê duyệt;
    c) Các nhân viên của Văn phòng phải là những người có chuyên môn giỏi, có trách nhiệm cao, tuyển dụng qua sát hạch công khai, làm việc theo hợp đồng dài hạn; trong thời gian làm việc cho Hiệp hội không được làm việc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo;
    d) Kinh phí cho hoạt động hàng năm của Văn phòng do Tổng thư ký dự trù trình Ban Chấp hành duyệt và hội nghị toàn thể hàng năm biểu quyết phê chuẩn.

Điều 16. Ban Kiểm tra

  1. Ban Kiểm tra do Đại hội hoặc Hội nghị toàn thể bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội hoặc Hội nghị toàn thể quyết định. Ban Kiểm tra có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành. Ban Kiểm tra hoạt động độc lập với Ban Chấp hành, theo qui chế do Ðại hội hoặc Hội nghị toàn thể hội viên thông qua. Các ủy viên Ban Kiểm tra được Hiệp hội đài thọ cho các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động của Ban.
  2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ:
    a)  Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết của Đại hội, chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội;
    b) Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính của Hiệp hội và của các tổ chức trực thuộc do Hiệp hội thành lập để kịp thời động viên, khen thưởng cũng như chấn chỉnh nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
    c) Xem xét và giải quyết đơn thư khiếu tố theo quy định của pháp luật;
    d) Kiểm tra, thông báo với hội viên và kiến nghị xử lý các vấn đề do Ban Chấp hành hoặc hội viên đề nghị;
    đ) Yêu cầu Ban Chấp hành tổ chức phiên họp bất thường hoặc tổ chức hội nghị toàn thể bất thường khi có vấn đề cấp thiết liên quan đến Hiệp hội.

Điều 17. Các cơ quan giúp việc

  1. Văn phòng Hiệp hội là cơ quan giúp việc của Hiệp hội do Tổng thư ký phụ trách. Tổ chức và nhân sự của Văn phòng do Tổng thư ký đề nghị và Thường trực Ban Chấp hành thông qua.
  2. Các ban chuyên môn được thành lập để thực hiện các chương trình, đề án của Hiệp hội. Thường trực Ban Chấp hành có thể mời một số chuyên viên trong hoặc ngoài Hiệp hội tham gia các ban chuyên môn của Hiệp hội (gọi là cộng tác viên).
    Các cơ quan giúp việc được thành lập và hoạt động theo qui chế do Thường trực Ban Chấp hành quyết định.

Chương V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI

Điều 18. Nguồn thu của Hiệp hội

  1. Hội phí và các khoản đóng góp khác của hội viên phục vụ cho hoạt động cần thiết của Hiệp hội.
  2. Các khoản tài trợ hợp pháp của cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
  3. Các khoản thu do hoạt động hợp pháp của Hiệp hội tạo ra.
  4. Các quỹ phát triển ngành hàng được Nhà nước cho phép thành lập.
  5. Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.

Điều 19. Tài sản của Hiệp hội

  1. Trụ sở thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội.
  2. Phương tiện làm việc của các cơ quan thuộc Hiệp hội.
  3. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản:
    a) Việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính và tài sản của Hiệp hội thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ do Ban Chấp hành quy định phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động của Hiệp hội và phải được báo cáo công khai hàng năm trước toàn thể hội viên;
    b) Trong trường hợp giải thể, toàn bộ tài sản của Hiệp hội sẽ được kiểm kê, đánh giá lại và được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội

  1. Các khoản chi của Hiệp hội phải đảm bảo nguyên tắc: Đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng qui chế tài chính, gồm có:
    a) Chi cho hoạt động của Văn phòng, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, hội nghị, Ðại hội, tiền thuê trụ sở, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ;
    b) Chi cho hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản;
    c) Chi xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị;
    d) Chi cho các hoạt động quan hệ quốc tế và xúc tiến thương mại;
    đ) Các khoản chi hợp lý khác.
  1. Ban Chấp hành, căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm của Hiệp hội, xác định mức hội phí thường niên.
  2. Ban Chấp hành quy định qui chế về quản lý, sử dụng nguồn tài chính và tài sản của Hiệp hội, phù hợp với quy định của Nhà nước và phải được báo cáo công khai trước hội viên tại hội nghị toàn thể hàng năm.
  3. Tài chính Hiệp hội được Ban Kiểm tra kiểm tra và báo cáo hàng năm cho hội viên.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 21. Khen thưởng

Hội viên, các tổ chức và cán bộ của Hiệp hội có thành tích xuất sắc được Ban Chấp hành xét khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng.

Điều 22. Kỷ luật

  1. Hội viên vi phạm Điều lệ của Hiệp hội, không chấp hành các nghị quyết của Đại hội và Quyết định của Ban Chấp hành gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của Hiệp hội hoặc hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội gây hại đến uy tín và tài chính của Hiệp hội, tùy mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật theo một trong các hình thức sau: Khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Hiệp hội.
  2. Bãi miễn tư cách hội viên nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:
    a) Đình chỉ hoặc ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh;
    b) Giải thể hoặc phá sản;
    c) Không hoàn thành nghĩa vụ hội viên;
    d) Vi phạm pháp luật.
    Hội viên bị bãi miễn phải có sự nhất trí của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành.
  3. Hội viên bị tước tư cách có quyền khiếu nại lên Đại hội, phán quyết của Đại hội là cuối cùng. Hội viên bị khai trừ phải được thông báo cho tất cả các hội viên của Hiệp hội biết.

Điều 23. Hướng dẫn khen thưởng, kỷ luật

Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể nội dung, trình tự, thẩm quyền khen thưởng và kỷ luật trong nội bộ Hiệp hội.

Chương VII

GIẢI THỂ HIỆP HỘI

Điều 24. Hiệp hội chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

  1. Hiệp hội tự nguyện giải thể theo nghị quyết của 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên trở lên;
  2. Hiệp hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi có nghị quyết của Ðại hội về giải thể Hiệp hội mà Ban Chấp hành Hiệp hội không chấp hành.
  3. Khi đã có quyết định giải thể, Hiệp hội chỉ định một ban thanh lý tài sản để thực hiện việc thanh lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật. Ban thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh lý cho toàn thể hội viên.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực của Điều lệ

  1. Điều lệ này gồm 8 (tám) Chương, 25 (hai mươi năm) Điều đã được Đại hội VII Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông qua ngày 06 tháng 9 năm 2011. Điều lệ chỉ được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết của Đại hội với sự nhất trí của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số hội viên tham dự Đại hội và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua mới có hiệu lực thi hành.
  2. Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  3. Ban Chấp hành Hiệp hội có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ này./.
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn giao dịch thương mại Gạo tại thị trường Philippines năm 2024
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Previous
Next

Từ ngày 06/03/2025-13/03/2025
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       5.650        5.514  +50 
Lúa thường tại kho       6.950        6.733  +8 
Lứt loại 1       9.550        8.717  +50 
Xát trắng loại 1      10.650      10.350  +60 
5% tấm     11.600      10.293  +79 
15% tấm     11.200      10.067  +83 
25% tấm       9.350        9.200  +83 
Tấm 1/2       7.750        7.486  +193 
Cám xát/lau       5.800        5.682  +32 

Tỷ giá

Ngày 14/03/2025
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,24
EUR Euro 0,92
IDR Indonesian Rupiah 16327,35
MYR Malaysian Ringgit 4,45
PHP Philippine Peso 57,23
KRW South Korean Won 1452,09
JPY Japanese Yen 148,50
INR Indian Rupee 86,93
MMK Burmese Kyat 2098,61
PKR Pakistani Rupee 280,08
THB Thai Baht 33,61
VND Vietnamese Dong 25476,70