Đất nhiễm mặn, thêm cả “giặc”… chuột, nông dân trồng lúa xứ dừa vẫn thắng lớn

Do tình trạng xâm nhập mặn cuối vụ đông xuân và đầu vụ hè thu, nhiều diện tích trồng lúa ở Bến Tre gặp khó khăn, thậm chí phải “ngưng” xuống giống tùy theo mức độ nhiễm mặn của đồng ruộng. Tuy nhiên, tình hình đã khác khi mô hình canh tác lúa thông minh được triển khai ở vùng đất này…

Kỹ sư Trương Thị Bình, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, cho biết, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh hằng năm gặp không ít khó khăn do xâm nhập mặn. Hơn thế, đây còn là địa phương đất bị nhiễm phèn nặng, thiếu nước tưới và thời tiết thất thường nên khó khăn càng chồng thêm khó khăn.

Các chuyên gia kỹ thuật, khuyến nông đi thăm mô hình canh tác lúa thông minh ở Bến Tre – Ảnh: Ngọc Vân

“Cái đau đầu với nông dân trồng lúa ở Bến Tre không chỉ là đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, giữ nước kém… mà ở đây còn có cả ‘giặc’ chuột phá hoại. Tuy vậy, chúng tôi đang tìm nhiều giải pháp để cải thiện tình hình, trong đó việc ứng dụng mô hình canh tác lúa thông minh đã và đang chứng minh được tính hiệu quả rất cao”, bà Bình đánh giá.

Giải pháp trị phèn mặn, trị cả “giặc” chuột

Cụ thể, tại Bến Tre, mô hình canh tác lúa thông minh được triển khai tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri với giống OC 10  bằng phương pháp sạ lan bằng tay. Theo đó, lượng giống gieo sạ trong mô hình và đối chứng sử dụng tương đương nhau 100kg/ha; tuy nhiên, lượng phân bón nguyên chất ở mô hình giảm 31kg/ha đạm, 9kg/ha lân; số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm 1 lần so với đối chứng.

Kết quả, vụ hè thu vừa qua, năng suất trong mô hình đạt 5,2tấn/ha lúa khô, tăng 650kg/ha; Lợi nhuận đạt 17,756 triệu đồng/ha, cao hơn 4,73 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Cây lúa từ mô hình canh tác lúa thông minh ở Bến Tre có bộ rễ cứng, giúp cây phát triển tốt, không bị đổ ngã… – Ảnh: Ngọc Vân

Nhưng, cái được lớn nhất của chương trình, theo kỹ sư Trương Thị Bình, là: “Từ những kiến thức của chương trình canh tác lúa thông minh, bà con nông dân tại địa phương ứng dụng mô hình (xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri) đã nắm bắt những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó giúp giảm chi phí, nâng cao giá trị và hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất lúa theo hướng giá trị tăng cao và bền vững…”.

Hiệu quả của mô hình canh tác lúa thông minh tại Bến Tre so với ruộng lúa đối chứng… – Ảnh: Tài liệu tổng kết từ chương trình.

Tuy nhiên, một băn khoăn lớn của ngành nông nghiệp Bến Tre là tình hình “giặc” chuột vẫn hoành hành. Về vấn đề này, TS Hồ Văn Chiến, chuyên gia nông nghiệp cho hay, đúng là Bến Tre còn bị ảnh hưởng nhiều của chuột dừa, chuột đồng đến sản xuất lúa và công tác quản lý chuột vẫn còn khó khăn. Theo ông Chiến, để tránh ảnh hưởng đến vụ lúa, thì công tác quản lý chuột phải thực hiện từ đầu vụ chứ không phải để phát sinh giữa vụ mới lo xử lý.

“Sắp tới, tôi sẽ chuyển giao công nghệ bẫy chuột tối ưu nhất mà chúng tôi đã nghiên cứu cho ngành nông nghiệp Bến Tre để quản lý loài chuột trước mỗi vụ mùa”, ông Chiến cho hay.

Không chỉ Bến Tre, hai địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là Kiên Giang và Bạc Liêu cũng gặp tình hình tương tự khi đất đai bị xâm nhập mặn cuối vụ đông xuân và đầu vụ hè thu. Tuy nhiên, nhờ ứng dụng các giải pháp kỹ thuật của mô hình canh tác lúa thông minh, những khó khăn này đã được khắc phục.

Cụ thể tại Kiên Giang, mô hình canh tác lúa thông minh được thực hiện tại ấp Mương Kinh, xã Sơn Bình, huyện Hòn Đất với giống Đài Thơm 8 bằng hình thức cấy tay, và giống OM 4900 bằng hình thức sạ lan bằng máy phun. 

Theo đó, trong quy trình, lượng giống gieo sạ trong mô hình và đối chứng tương đương nhau trung bình 80kg/ha; lượng phân bón nguyên chất của mô hình giảm 20,75kg/ha đạm, 5,5kg/ha lân, 22,5kg/ha kali; số lần phun thuốc BVTV giảm 1 lần so với đối chứng.

Kết quả, năng suất trong mô hình đạt 6,2tấn/ha lúa tươi, tăng 200kg/ha; lợi nhuận đạt 18,7 triệu đồng/ha, cao hơn 4,16 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Lúa đơm bông dày hạt… – Ảnh: Ngọc Vân

Còn tại Bạc Liêu, mô hình được thực hiện tại ấp 15, xã Phong Tân, huyện Giá Rai với giống Hương Châu 6 bằng hình thức sạ lan bằng máy phun. Theo đó, lượng giống gieo sạ trong mô hình sử dụng 80kg/ha, giảm 20kg/ha; lượng phân bón nguyên chất giảm 33,2kg/ha đạm, 28,7kg/ha lân; số lần phun thuốc BVTV giảm 1 lần so với đối chứng.

Kết quả, năng suất trong mô hình đạt 6,15tấn/ha lúa tươi, tăng 170kg/ha; lợi nhuận đạt 13,965 triệu đồng/ha, cao hơn 849.000 đồng/ha so với đối chứng.

Làm chủ đầu vào – một giải pháp của canh tác lúa thông minh

Trên thực tế, ở mỗi địa phương trên, theo chia sẻ của người nông dân trực tiếp sản xuất, họ đã được hướng dẫn làm chủ đầu vào, để chủ động hơn trong sản xuất của mình. Theo nông dân Lê Tuấn Kiệt (xã Phong Tân, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), nhờ được hướng dẫn kỹ thuật từ chương trình canh tác lúa thông minh, anh đã quản lý được ruộng lúa của mình thiếu gì, cần bổ sung chất gì,… nhờ đó năng suất lúa từ năm 2016 đến nay đều vượt trội so với những nông hộ khác trên địa bàn.  

“Nếu ruộng lúa không được quản lý tốt, bị ngộ độc phèn thì khi cây lúa 7-8 ngày mà gặp nắng sẽ chết hàng loạt. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay tôi không còn bị trường hợp này, nhiều bà con nhờ tôi hướng dẫn cải tạo đất cũng không gặp tình trạng này”, anh Kiệt cho hay.

Nông dân đón vụ mùa bội thu… – Ảnh: Ngọc Vân

Cũng theo anh Kiệt, “bí quyết” mà anh sử dụng là chuẩn bị mặt bằng đồng ruộng kết hợp dùng phân bón Đầu Trâu mặn phèn để bón lót cải tạo đất đầu vụ, kết hợp với xả phèn khỏi đồng ruộng, quản lý nước trước khi xuống giống… Nhờ đó, cây lúa phát triển đều, cây ít đổ ngã, sâu bệnh.

Nông dân thăm mô hình canh tác lúa thông minh – Ảnh: Ngọc Vân

Kỹ sư Lưu Quang Ngọc, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cho biết, kết quả của mô hình canh tác lúa thông minh đã được chứng minh qua những vụ lúa vừa qua. Song, điều mà ngành nông nghiệp Bạc Liêu tâm đắc nhất là hiệu quả lâu dài của chương trình.

“Những kiến thức, kỹ thuật của mô hình sẽ theo sát những người nông dân trong quá trình sản xuất lâu dài về sau. Từ đó, sẽ mở ra cơ hội mới cho người trồng lúa ở Bạc Liêu nói chung, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đó là khi bà con làm chủ được đầu vào cũng như áp dụng linh hoạt đồng bộ các giải pháp thì vấn đề đạt được năng suất và lợi nhuận là trong tầm tay”, ông Ngọc nói thêm.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình canh tác lúa thông minh tại 3 địa phương trên, ông Doãn Văn Chiến, Phó Giám đốc Văn phòng thường trực phía Nam – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG), nhận định, thành công của mô hình canh tác lúa thông minh, bên cạnh việc mang đến cho bà con các gói kỹ thuật canh tác đồng bộ, phải kể đến sự hỗ trợ của chương trình như đã đầu tư lắp đặt các trạm quan trắc nước mặn, pH tự động; trang bị cho nông dân máy phun phân bón, bút đo độ mặn cầm tay, bộ test đo pH; phân tích mẫu đất đầu vụ; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cùng các giải pháp canh tác thông minh trong điều kiện nhiễm mặn…

“Các giải pháp hỗ trợ này đã giúp nông dân trong mô hình trở thành “chuyên gia”, làm chủ được tình hình và mang lại hiệu quả canh tác cao trên đồng ruộng. Hơn hết, các giải pháp này đã đúng theo tình thần chỉ đạo của Bộ NNPTNT, đó là giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản nhưng phải đồng thời giảm giá thành sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường…”, ông Chiến đánh giá.

(Nguồn Quốc Hải, Theo Danviet.vn)

https://danviet.vn/dat-nhiem-man-them-ca-giac-chuot-nong-dan-trong-lua-xu-dua-van-thang-lon-20210921194112093.htm

Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Cuộc thi Gạo Ngon Việt Nam lần III năm 2022
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Đoàn Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Philippines
Previous
Next

Từ ngày 29/08/2024-05/09/2024
(đồng/kg)

Loại Hàng Giá cao nhất Giá BQ +/- tuần trước
Lúa thường tại ruộng       7.650        7.507  -200 
Lúa thường tại kho       9.550        9.125  -258 
Lứt loại 1     12.750      11.700  -400 
Xát trắng loại 1      14.750      14.370  -100 
5% tấm     13.700      13.536  -186 
15% tấm     13.450      13.233  -233 
25% tấm     13.100      12.950  -200 
Tấm 1/2     10.950        9.843  -193 
Cám xát/lau       7.150        6.979  -143 

Tỷ giá

Ngày 29/08/2024
Mã NT Tên NT Units per USD
CNY Chinese Yuan Renminbi 7,10
EUR Euro 0,90
IDR Indonesian Rupiah 15460,31
MYR Malaysian Ringgit 4,31
PHP Philippine Peso 56,21
KRW South Korean Won 1332,32
JPY Japanese Yen 145,00
INR Indian Rupee 83,87
MMK Burmese Kyat 2098,95
PKR Pakistani Rupee 279,33
THB Thai Baht 33,94
VND Vietnamese Dong 24927,73